Chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc

CHIA SẺ KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU RAU QUẢ SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

(Tài liệu được tổng hợp dự trên các văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn)

 CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU

  1. Xuất khẩu chính ngạch

Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nếu không phải theo hình thức “trao đổi cư dân” thì đều là xuất khẩu chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của Trung Quốc đối với hàng nhập khẩu, trong đó có các quy định về thuế, phí cũng như về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác v.v… Do đáp ứng được toàn bộ các tiêu chuẩn của Trung Quốc nên hàng xuất khẩu chính ngạch có thể vào Trung Quốc qua tất cả các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên biên giới đất liền mà không phải ùn ứ chờ đợi ở một vài cửa khẩu phụ, lối mở dành cho trao đổi cư dân như Tân Thanh (Lạng Sơn) hay cầu phao tạm tại Km3+4 Móng Cái (Quảng Ninh). Trái cây xuất khẩu chính ngạch là các loại trái cây đã được chính thức cho phép nhập khẩu vào Trung Quốc, sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy định khác của các cơ quan chức năng.

  1. Xuất khẩu tiểu ngạch

Như trên đã trình bày, xuất khẩu tiểu ngạch trên thực tế chính là trao đổi hàng hóa giữa cư dân 2 bên biên giới. Do là trao đổi cư dân nên hình thức giao dịch rất đơn giản, thường là không đòi hỏi hợp đồng bằng văn bản với các điều khoản chặt chẽ về nghĩa vụ của các bên. Khâu thanh toán cũng rất linh hoạt, thậm chí có thể dùng tiền mặt. Tuy nhiên, hàng chỉ có thể đi qua một số cửa khẩu phụ, lối mở mà 2 bên thống nhất mở cho trao đổi cư dân nên khi vào vụ thu hoạch thường xảy ra ùn tắc. Hoạt động “tiểu ngạch” này được các thương nhân thúc đẩy trong những năm qua nhằm tận dụng chính sách điều hành linh hoạt của chính quyền địa phương Trung Quốc như: ưu đãi thuế, chủng loại sản phẩm xuất khẩu linh hoạt (có thể mua bán các mặt hàng chưa được mở cửa thị trường theo đường chính ngạch), chất lượng sản phẩm đa dạng, chưa coi trọng việc truy xuất nguồn gốc, v.v…

 

  1. Ưu điểm, nhược điểm của xuất khẩu chính ngạch so với tiểu ngạch?

* Xuất khẩu chính ngạch có ưu điểm so với xuất khẩu tiểu ngạch là:

– Giao kết hợp đồng thường được thực hiện theo thông lệ quốc tế với các quy định rõ ràng về mặt hàng, đơn giá, quy cách, về chất lượng hàng hóa, đóng gói, phương thức vận tải, phương thức giao hàng, phương thức thanh toán, giải quyết tranh chấp, v.v…

– Hàng hóa có nguồn gốc, chứng từ rõ ràng, được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm và đảm bảo truy xuất nguồn gốc nên thông quan nhanh.

– Khi có biến động thị trường hoặc chịu tác động bởi các sự kiện không lường trước được trong quá trình giao hàng, các bên sẽ cùng thỏa thuận theo điều khoản hợp đồng, các trường hợp ép giá sẽ bị hạn chế.

– Việc giao hàng thường được thực hiện theo tập quán quốc tế nên phân chia rõ trách nhiệm, rủi ro cho bên mua và bên bán; việc chậm trễ hoặc ách tắc giao hàng cũng được giảm thiểu.

– Phương thức vận tải đa dạng, có thể xuất khẩu bằng đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.

– Quá trình thanh toán được đảm bảo thông qua các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến.

– Thuận lợi trong quá trình thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, hoàn thuế giá trị gia tăng.

– Ít chịu tác động từ cơ chế chính sách quản lý linh hoạt của các địa phương biên giới.

– Xây dựng và nâng cao chất lượng hàng hóa; góp phần định hướng phát triển, nâng cao năng lực và thương hiệu doanh nghiệp trong trung và dài hạn.

* Nhược điểm của xuất khẩu chính ngạch so với xuất khẩu tiểu ngạch:

– Không linh hoạt về chất lượng và tiêu chuẩn như xuất khẩu tiểu ngạch.

– Chi phí đầu tư cho sản xuất, xuất khẩu chính ngạch của doanh nghiệp, hộ nông dân cao hơn.

  1. Tại sao một số doanh nghiệp vẫn xuất khẩu nông sản theo hình thức “tiểu ngạch” sang thị trường Trung Quốc?

Xuất khẩu “tiểu ngạch” trên thực tế chính là trao đổi hàng hóa giữa cư dân 2 bên biên giới, đa phần được thực hiện tại các chợ biên giới bên phía ta hoặc bên phía Trung Quốc. Do là trao đổi cư dân nên hàng hóa trao đổi, bao gồm cả nông sản, được chính quyền 2 nước cho hưởng những ưu đãi nhất định, ví dụ như miễn giảm thuế hoặc giảm bớt một số thủ tục. Các loại trái cây chưa được Trung Quốc cho phép nhập khẩu chính thức cũng có thể đưa ra trao đổi theo hình thức “trao đổi cư dân”. Chính vì những ưu đãi này, doanh nghiệp cả hai bên đã chủ động lựa chọn hình thức “trao đổi cư dân” để giao dịch nhiều chủng loại nông sản, kể cả các sản phẩm đã được phép xuất khẩu vào Trung Quốc theo đường chính thức (“chính ngạch”).

Tóm lại, để tận dụng những ưu đãi của chính quyền địa phương phía Trung Quốc đối với xuất khẩu tiểu ngạch, thương nhân Trung Quốc nhiều năm qua đã tích cực “lôi kéo” thương nhân Việt Nam giao dịch qua hình thức xuất khẩu tiểu ngạch. Từ đó, một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp Việt Nam hình thành tâm lý coi Trung Quốc là một thị trường “dễ tính”, sản phẩm gì cũng xuất khẩu được, có nhu cầu giá rẻ và không đòi hỏi cao về chất lượng.

  1. Tại sao doanh nghiệp cần xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc?

Sở dĩ các thương nhân cần chủ động chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch vì trong những thời điểm khó khăn nhất xuất khẩu chính ngạch vẫn lưu thông bình thường, trong khi xuất khẩu tiểu ngạch tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Xuất khẩu chính ngạch ổn định hơn và chính là động lực để thúc đẩy sản xuất các sản phẩm có chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm.

  1. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHÍNH NGẠCH VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

  2. Nông sản phải nằm trong danh mục được Trung Quốc cho phép nhập khẩu

Nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc phải nằm trong danh mục được Trung Quốc cho phép nhập khẩu, hay nói cách khác là đồng ý mở cửa thị trường. Theo đó, với từng loại trái cây, Cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch trực thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ tiến hành đánh giá rủi ro về vệ sinh dịch tễ, sau đó mới quyết định cho phép nhập khẩu vào Trung Quốc. Quá trình này đòi hỏi thời gian và sự hợp tác từ phía cơ quan quản lý của nước xuất khẩu (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Tổng cục Hải quan Trung Quốc). Danh mục nông sản được phép nhập khẩu được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố rộng rãi và cập nhật trên website: http://www.customs.gov.cn/ hoặc https://www.ppd.gov.vn/tin-moi-nhat/danh-sach-cac-vung-trong-va-co-so-dong-goi-qua-tuoi-xuat-khau-sang-trung-quoc-duoc-cap-ma-so.html của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện tại, có 10 loại quả tươi được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc như: Chuối, thanh long, mít, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, dưa hấu, măng cụt, sầu riêng và các nông sản như: Thạch đen, khoai lang, tổ yến, ớt. Riêng quả chanh leo đang thực hiện xuất khẩu thí điểm vào thị trường Trung Quốc.

  1. Mã số vùng trồng

The quy định tại Khoản 1 Điều 64 Luật Trồng trọt năm 2018 quy định mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.

Mã số vùng trồng là một trong những tiêu chí đầu tiên để nông sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Việc cấp mã số vùng trồng không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, giúp nông dân ý thức được vấn đề sản xuất liên quan chặt chẽ đến chất lượng và giá thành sản phẩm.

Mã số vùng trồng là điều kiện cần thiết và bắt buộc đối với xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và là một trong những yếu tố phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Theo quy định, trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải được thu mua từ những vùng trồng và đóng gói tại những cơ sở đã được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp mã số và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công nhận.

Theo quy định của Trung Quốc, trái cây tươi nhập khẩu vào nước này bắt buộc phải có thông tin truy xuất nguồn gốc và yêu cầu cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu phải cung cấp thông tin mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trái cây tươi cho cơ quan thẩm quyền của phía Trung Quốc. Để đảm bảo xuất khẩu trái cây tươi thuận lợi, đáp ứng quy định của nước nhập khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện cấp thông tin vùng trồng và cơ sở đóng gói trái cây tươi xuất khẩu.

Hiện nay, tỉnh Lai Châu có 27 xã đã đăng ký mã vùng trồng chuối (trong đó: Huyện Phong Thổ 15 xã; huyện Sìn Hồ 04 xã; huyện Nậm Nhùn 02 xã, Tam Đường 03 xã; Tân Uyên 01 xã; Than Uyên 02 xã); có 20 cơ sở đã đăng ký mã cở sở đóng gói. (Chi tiết tại đăng tại Cổng thông tin của Cục bảo vệ thực vật – Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, địa chỉ https://www.ppd.gov.vn/tin-moi-nhat-289/danh-sach-ma-so-vuon-trong-va-co-so-dong-goi-cua-viet-nam-xuat-khau-sang-trung-quoc-cap-nhat-ngay-16032020.html).

  1. Việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trái cây tươi xuất khẩu đi Trung Quốc được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào cấp?

Trình tự các bước cấp mã số vùng trồng và các cơ sở đóng gói trái cây tươi xuất khẩu đi Trung Quốc như sau:

 Trình tự các bước cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trái cây xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo Công văn số 3906/BNN-BVTV ngày 23/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cấp thông tin vùng trồng và cơ sở đóng gói trái cây tươi xuất khẩu.

Cục Bảo vệ thực vật đã cấp mã số cho các vùng trồng và các cơ sở đóng gói của từng loại trái cây theo từng tỉnh. Chi tiết thông tin tại website của Cục Bảo vệ thực vật: https//www.ppd.gov.vn

(Thông tin chi tiết liên hệ với Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục Bảo vệ thực vật và Trồng trọt thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu)

  1. Có phải tất cả vùng trồng rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đều phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc không?

Các vùng trồng rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đều phải đăng ký vùng trồng và được cấp mã số vùng trồng. Việc đăng ký và cấp mã số vùng trồng thực hiện đăng ký thông tin với Chi cục Bảo vệ thực vật và Trồng trọt tại địa phương. Chi cục sẽ xác nhận và gửi Cục Bảo vệ thực vật để cấp mã/giám sát việc thực hiện tại địa phương.

  1. Thị trường Trung Quốc yêu cầu tiêu chuẩn gì đối với rau quả nhập khẩu?

Thực vật và các sản phẩm từ thực vật nhập khẩu vào Trung Quốc cần có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn an toàn và chất lượng sản phẩm theo luật pháp của Trung Quốc.

Một sản phẩm nếu được cấp Giấy chứng nhận chất lượng sẽ được dán nhãn an toàn sản phẩm. Mọi hàng hóa lưu thông trên thị trường Trung Quốc đều phải có nhãn mác kèm theo các thông tin liên quan bằng tiếng Trung Quốc. Trung Quốc yêu cầu hàng thực phẩm nhập khẩu như: kẹo, rượu, quả hạch, thực phẩm đóng hộp và pho mát, v.v… phải được dán tem và chứng nhận an toàn sản phẩm trước khi cho xuất khẩu và nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải chịu phí dán nhãn có hình và nhãn dính có hình chỉ được đính vào sản phẩm khi có sự đồng ý của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

  1. Được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nào để sản xuất rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc?

Ngày 15 tháng 8 năm 2019, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn và Cục Quản lý nhà nước về quản lý thị trường đã ban hành Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia – Giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm (GB 2763-2019). Tiêu chuẩn này áp dụng từ ngày 15 tháng 02 năm 2020. Mới đây nhất, Trung Quốc đã ban hành Lệnh số 248 về “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” và Lệnh số 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu” có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Theo đó, các quy định mới của Trung Quốc hiện nay đã tiệm cận thị trường châu Âu (EU). Đáng lưu ý, trong danh mục 376 thực phẩm, nước này vừa ban hành tiêu chuẩn quy định hơn 10.000 mức giới hạn dư lượng tối đa (MRLs) với 564 loại thuốc bảo vệ thực vật, tăng lần lượt 42% và 16,7% so với tiêu chuẩn năm 2019. Trung Quốc cũng ban hành danh mục gồm 500 loài sinh vật gây hại thực vật thuộc đối tượng phải kiểm dịch thực vật đều là các loại sinh vật gây hại phổ biến thường kèm các loại trái cây tươi Việt Nam như: rệp, ruồi đục quả, v.v…

  1. Lệnh số 248, Lệnh số 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu

7.1. Lệnh 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc quy định về quản lý và đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 01/01/2023

* Theo quy định tại Lệnh số 248, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc, cụ thể:

– Nhóm 1 với 18 nhóm mặt hàng gồm: (1) thịt và sản phẩm chế biến từ thịt; (2) thủy sản; (3) sữa và các sản phẩm từ sữa; (4) tổ yến và sản phẩm từ tổ yến; (5) ruột động vật (dùng làm vỏ xúc xích); (6) sản phẩm từ ong; (7) trứng và các sản phẩm trứng; (8) dầu thực phẩm và nguyên liệu; (9) bánh có nhân các loại; (10) ngũ cốc dùng làm thực phẩm; (11) sản phẩm bột ngũ cốc và mạch nha; (12) các loại rau tươi, rau tách nước (rau khô, rau sấy) và đậu khô; (13) gia vị nguồn gốc tự nhiên; (14) quả hạch và các loại hạt; (15) trái cây sấy khô; (16) hạt cà phê và ca cao chưa rang; (16) thực phẩm ăn kiêng đặc biệt; (18) thực phẩm chức năng. Doanh nghiệp thuộc nhóm này phải đăng ký với Hải quan Trung Quốc thông qua có thẩm quyền của Việt Nam.

– Nhóm 2 gồm thực phẩm ngoài 18 mặt hàng thuộc nhóm 1. Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thuộc nhóm 2 có thể nộp hồ sơ đăng ký hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp/đại lý nhập khẩu của Trung Quốc thực hiện đăng ký với Hải quan Trung Quốc thông qua “Ứng dụng quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” trên hệ thống một cửa thương mại quốc tế www.singlewindow.cn từ ngày 01 tháng 11 năm 2021.

* Đối với nông sản thực phẩm có nguồn gốc thực vật, daonh nghiệp đăng ký qua cơ quan có thẩm quyền (Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) theo Lệnh 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC):

(1) Ngũ cốc dùng làm thực phẩm.

(2) Các loại rau tươi, rau tách nước (rau khô rau sấy) và đậu khô.

(3) Gia vị nguồn gốc tự nhiên.

(4) Quả hạch và các loại hạt.

(5) Trái cây sấy khô.

(6) Hạt cà phê và ca cao chưa rang.

(7) Trái cây đông lạnh (GACC trực tiếp đánh giá hồ sơ).

– Quy trình đăng ký như sau:

+ Doanh nghiệp đăng ký thông tin và cung cấp giấy tờ chứng minh liên quan với Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Cục Bảo vệ thực vật rà soát, đối chiếu thông tin doanh nghiệp theo quy định của Lệnh 248.

+ Cục Bảo vệ thực vật gửi danh sách doanh nghiệp và các tài liệu liên quan tới Hải quan Trung Quốc.

+ Hải quan Trung Quốc tiến hành rà soát, đối chiếu, tiếp nhận đăng ký sau đó cung cấp mã.

+ Doanh nghiệp dựa vào mã số do Hải quan Trung Quốc cấp để in ấn bao bì, nhãn mác của sản phẩm.

* Đối với các sản phẩm dầu thực vật, bánh có nhân các loại, sản phẩm bột ngũ cốc và mạch nha thuộc thẩm quyền phụ trách của Bộ Công Thương. Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm trên xuất khẩu đi Trung Quốc thực hiện đăng ký theo một trong hai cách như sau:

– Cách 1: Đăng ký trực tuyến tại Chuyên trang “Đăng ký doanh nghiệp” tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương: www.dangkydoanhnghiep.moit.gov.vn  (chuyên trang mở chính thức từ ngày 20/10/2021).

– Cách 2: Gửi hồ sơ đăng ký về địa chỉ email của Bộ Công Thương: dkdnBCT@moit.gov.vn. Hồ sơ đăng ký gồm: (1) Phiếu đăng ký thông tin theo mẫu phụ lục 2 kèm theo Công văn số 6509/BCT-AP ngày 18/01/2021 của Bộ Công Thương (có gửi kèm theo); (2) bản scan Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; (3) bản scan Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.

7.2. Lệnh số 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) về các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu

* Theo quy định tại Lệnh số 249, Trung Quốc đưa ra một số quy định mới như: Yêu cầu đánh giá sự phù hợp; đưa ra nguyên tắc quản lý nhập khẩu đối với các loại thực phẩm chưa có tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc và thực phẩm được sản xuất bằng nguyên liệu thực phẩm mới; thay đổi về yêu cầu ghi nhãn; cơ sở sản xuất thực phẩm nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu do mình sản xuất và kinh doanh,…

Tóm lại các quy định trong Lệnh 248 và 249 chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể đối với việc đăng ký doanh nghiệp và các nội dung điều chỉnh liên quan. Qua nhiều lần trao đổi, đề nghị cung cấp hướng dẫn triển khai cụ thể thông qua các kênh hợp tác song phương, Bộ Công Thương đã nhận được một số hướng dẫn (Chưa đầy đủ) từ Hải quan Trung Quốc đối với các lệnh trên. Hướng dẫn tóm tắt các quy định của Lệnh 248, Lệnh 249 tại địa chỉ https://drive.google.com/drive/folders/1iwNisOADovAeJ-7WYBsbeTtQDX1GPdet hoặc trên website Cục Bảo vệ thực vật: https://www.ppd.gov.vn/an-toan-thuc-pham-va-moitruong.html

Đến ngày 08/01/2023, có 2492 mã số sản phẩm thực phẩm được cấp phép xuất khẩu vào Trung Quố, trong đó: 18 nhóm sản phẩm theo hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) tại Công hàm 353 đăng ký qua cơ quan thẩm quyền của Việt Nam là 1.254 mã; ngoài 18 nhóm trên đăng ký qua https://cifer.singlewindow.cn (CIFER) là 1.238 mã.

  1. Những khó khăn trong kiểm soát chất lượng và đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của Trung Quốc?

Chính phủ Trung Quốc ngày càng siết chặt những quy định quản lý nhập khẩu hàng hóa và chủ trương tiến hành thương mại chất lượng cao; đồng thời không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đăng ký doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kiểm tra vùng trồng, nhà máy, v.v… đối với hàng hóa nói chung, hàng hóa nhập khẩu nói riêng. Trong khi đó, các hộ sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam chưa kịp thay đổi và thích nghi với những điều chỉnh mới của Trung Quốc, chất lượng chưa đồng đều, công tác bảo quản sau thu hoạch còn nhiều bất cập, dẫn đến chưa đáp ứng tốt các quy định của Trung Quốc về điều kiện xuất khẩu, vệ sinh an toàn thực phẩm.

III. KIỂM DỊCH TRƯỚC KHI XUẤT KHẨU

  1. Loại nông sản nào phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc trước khi xuất khẩu?

Những sản phẩm cần kiểm dịch là những sản phẩm nông sản có nguồn gốc động vật, thực vật (Ví dụ: rau quả, gạo, thủy sản, v.v…). Trong đó đặc biệt là trái cây tươi nhập khẩu vào Trung Quốc phải nằm trong danh mục được Trung Quốc mở cửa thị trường về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS).

Tổng cục Hải quan Trung Quốc trên cơ sở đánh giá rủi ro, bình xét kết luận và đưa ra quyết định cho phép nhập khẩu trái cây. Danh mục này được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố rộng rãi và cập nhật trên website: http://english.customs.gov.cn

  1. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu như thế nào?

Các doanh nghiệp liên hệ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để được hướng dẫn cụ thể hoặc truy cập tại website: https://www.ppd.gov.vn. Có thể tham khảo một số bước cơ bản về trình tự thủ tục như sau:

Bước 1: Đăng ký tài khoản để làm kiểm dịch thực vật với cơ quan kiểm dịch thực vật vùng.

Bước 2: Đăng ký đơn hàng cần kiểm dịch thực vật với cơ quan kiểm dịch thực vật vùng.

Bước 3: Làm thủ tục kiểm tra lấy mẫu lô hàng cần kiểm dịch thực vật.

Bước 4: Khai điện tử đơn hàng cần xuất khẩu tại website của cơ quan kiểm dịch thực vật vùng.

Bước 5: Nộp hồ sơ hoàn chỉnh để lấy chứng nhận kiểm dịch.

  1. Chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu của Việt Nam có giá trị trong bao nhiêu lâu?

Chứng nhận kiểm dịch thực vật được cấp cho từng lô hàng xuất khẩu và có giá trị tại thời điểm kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của cơ quan có thẩm quyền.

  1. BAO BÌ SẢN PHẨM
  2. Trung Quốc quy định bao bì đóng gói sản phẩm như thế nào đối với nông sản nhập khẩu?

Việc đóng gói, bao bì, in mã hiệu là khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị hàng hoá. Muốn làm tốt công việc đóng gói thì cần phải nắm vững yêu cầu loại bao bì đóng gói cho phù hợp và theo đúng quy định trong hợp đồng.

Nhà xuất khẩu Việt Nam cần thường xuyên liên hệ với đối tác Trung Quốc để kiểm tra, cập nhật các quy định về nhãn mác đối với hàng nhập khẩu nhằm tránh thiệt hại từ việc không cập nhật quy định pháp luật của thị trường nhập khẩu hoặc hiểu không đúng quy định do khác biệt về ngôn ngữ.

  1. Trên bao bì sản phẩm phải ghi những thông tin gì về sản phẩm? Bằng ngôn ngữ nào?

Các yêu cầu về nhãn mác của Trung Quốc rất đa dạng, phụ thuộc vào loại hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, trên bao bì sản phẩm phải ghi rõ các thông tin cơ bản sau: tên sản phẩm, xuất xứ, số lượng, trọng lượng, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói (đối với trái cây), nơi đến, v.v… bằng tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh.

Nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm đảm bảo nhãn mác phù hợp với quy định pháp luật của Trung Quốc, phù hợp với quy định hành chính và yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Cơ quan Hải quan sẽ không cho phép nhập khẩu hàng hóa nếu không đáp ứng tiêu chuẩn về dán nhãn trên bao bì sản phẩm.

  1. Doanh nghiệp xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc phải đóng gói, bao bì, nhãn mác như thế nào?

Việc đóng gói bao bì, dán nhãn đối với nông sản nhập khẩu phải tuân theo các yêu cầu của luật pháp và quy định hành chính của Trung Quốc cũng như an toàn thực phẩm quốc gia. Đối với trái cây nhập khẩu vào Trung Quốc, phải tuân thủ các quy định về đóng gói, bao bì và nhãn mác như sau:

– Đóng gói: Trên bao bì (thùng, kiện) phải dùng tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh; thông tin ghi rõ tên loại hoa quả; nơi sản xuất, nơi đóng gói hoặc số mã hiệu/mã code, dán sẵn tem nhãn truy xuất nguồn gốc. Tất cả các bao bì phải ghi chữ “Để xuất khẩu đi Trung Quốc” bằng tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh. Đóng gói đáp ứng quy định nhập khẩu, trong đó bao bì, vật liệu bao gói bằng gỗ được xử lý theo đúng tiêu chuẩn ISPM 15.

– Tem mác: Tem nhãn truy xuất nguồn gốc có thể dán lên trái cây, dán/in bên ngoài thùng/hộp đóng gói; thông tin tem nhãn truy xuất nguồn gốc rõ ràng, dễ hiểu, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh. Nội dung của tem mác bao gồm: tên tổ chức xuất khẩu, chủng loại hoa quả, tên vùng trồng và mã số đăng ký; tên cơ sở đóng gói và mã số đăng ký. Lưu ý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói này đã được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp nhận.

  1. THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT KHẨU
  2. Thủ tục hải quan để xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc gồm những bước nào?

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, cơ bản gồm 5 bước sau đây:

  1. i) Kiểm tra chính sách mặt hàng, chính sách thuế;
  2. ii) Chuẩn bị chứng từ;

iii) Khai tờ khai hải quan;

  1. iv) Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan;
  2. v) Thông quan và thanh lý tờ khai.
  3. Một bộ chứng từ đầy đủ cần thiết để xuất khẩu bao gồm những gì?

Bộ chứng từ xuất khẩu bao gồm những giấy tờ cần thiết để hoàn thành việc xuất khẩu một lô hàng. Những tài liệu cần thiết phải có đối với các lô hàng gồm:

  1. i) Hợp đồng thương mại (Sales Contract);
  2. ii) Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);

iii) Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list);

  1. iv) Vận đơn (Bill of Loading);
  2. v) Tờ khai Hải quan (Customs Declaration);
  3. vi) Tín dụng thư (L/C);
  4. vi) Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate);

viii) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O);

  1. ix) Giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary Certificate).
  2. Nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc được đi qua các cửa khẩu đường bộ nào?

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc được thực hiện qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và cửa khẩu, đường thông quan khác do Việt Nam và Trung Quốc thống nhất mở để giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, trong đó:

– Tỉnh Lào Cai gồm: Lào Cai, Kim Thành;

– Tỉnh Lạng Sơn gồm: Hữu Nghị, Chi Ma, Tân Thanh, ga Đồng Đăng;

– Tỉnh Quảng Ninh gồm: Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh, cầu phao tạm Km3+4;

– Tỉnh Cao Bằng gồm: Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang;

– Tỉnh Lai Châu gồm: Ma Lù Thàng;

– Tỉnh Hà Giang gồm: Thanh Thủy, Xín Mần.

Các cửa khẩu được Trung Quốc chỉ định nhập khẩu mặt hàng rau quả tươi từ Việt Nam, cụ thể:

– Tại Quảng Tây có các cửa khẩu được cho phép nhập khẩu trái cây gồm: Cửa khẩu Bằng Tường – Ga Đồng Đăng (Việt Nam); cửa khẩu Đông Hưng – Móng Cái (Việt Nam); cửa khẩu Long Bang – Trà Lĩnh (Việt Nam). Trong đó khu thí điểm kiểm nghiệm thương mại biên giới Trung Quốc – ASEAN (Khả Phượng) tại Bằng Tường là cửa khẩu nhập khẩu trái cây lớn nhất của Việt Nam với năng lực giải phóng 400 lượt xe container/ngày.

– Tại Vân Nam có cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu – Lào Cai (Việt Nam) được cho phép nhập khẩu trái cây.

  1. Tại sao phải xin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc?

Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu của cả hai nước. Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu (có thể chênh lệch vài phần trăm đến vài chục phần trăm so với nhập khẩu không ưu đãi). Vì vậy, khi làm thủ tục hải quan cho các lô hàng có khai kèm C/O, bạn cần hết sức lưu ý để tránh những lỗi không đáng có (về Mẫu của C/O, dấu, chữ ký, các thông tin liên quan đến hàng hóa, v.v…). Với chủ hàng xuất khẩu, việc xin C/O được thực hiện theo quy định trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài.

  1. Thủ tục xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) xuất sang thị trường Trung Quốc gồm những gì?

Thủ tục xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) xuất sang thị trường Trung Quốc căn cứ vào Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa; Thông tư số 12/2019/TT-BCT ngày 30/7/2019 của Bộ Công Thương quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và các nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, trong đó quy định cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) sang thị trường Trung Quốc là mẫu E.

Thủ tục xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) xuất sang thị trường Trung Quốc gồm:

Bước 1: Thương nhân khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O.

Bước 2: Thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp C/O tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn; hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp C/O tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân; hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân.

Bước 3: Tổ chức cấp C/O kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo cho thương nhân một trong các nội dung sau:

  1. Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ nhận được C/O;
  2. Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể những chứng từ cần bổ sung);
  3. Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra nếu có bằng chứng cụ thể, xác thực làm căn cứ cho việc đề nghị kiểm tra này);
  4. Từ chối cấp C/O nếu phát hiện những trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;
  5. Đề nghị kiểm tra tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP (nếu cần thiết).

Bước 4: Cán bộ Tổ chức cấp C/O kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính và trình người có thẩm quyền ký cấp C/O.

Bước 5: Người có thẩm quyền của Tổ chức cấp C/O ký cấp C/O.

Bước 6: Cán bộ Tổ chức cấp C/O đóng dấu và trả C/O cho thương nhân.

  1. Khi xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc doanh nghiệp cần lưu ý những gì?

C/O Mẫu E phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung khai phải phù hợp với tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại và Biên bản kiểm tra xuất xứ của Tổ chức Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra).

  1. TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG TRUNG QUỐC
  2. Nên bắt đầu tìm kiếm khách hàng Trung Quốc ở đâu, từ những nguồn nào và như thế nào?

Một trong những cách tìm kiếm khách hàng miễn phí và đơn giản nhất mà doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện là sử dụng công cụ Trademap của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC).

ITC có nguồn cơ sở dữ liệu thông tin về nhập khẩu, đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp nhập khẩu tương đối dồi dào và đầy đủ thông tin cần thiết nhất.

Bước 1: Doanh nghiệp truy cập vào trang web: https://trademap.org

Bước 2: Nhập mã HS của hàng nông sản mình cần tìm kiếm

Bước 3: Chọn nước nhập khẩu là“ China” (Trung Quốc)

Bước 4: Chọn “Company”. Ta sẽ thấy danh sách các công ty nhập khẩu hàng nông sản ở Trung Quốc kèm theo thông tin liên hệ như website, fax, số điện thoại.

Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là không có sự tương với nhà nhập khẩu; có khả năng nhà nhập khẩu không có nhu cầu, không phản hồi thông tin.

Cách hiệu quả và nhanh chóng nhất để tìm kiếm khách hàng tiềm năng là tham dự các Hội chợ triển lãm quốc tế, tham gia Đoàn công tác xúc tiến thương mại do các tổ chức, cơ quan nhà nước, Hiệp hội ngành hàng tổ chức. Đây là cơ hội để doanh nghiệp mua và doanh nghiệp bán gặp gỡ trực tiếp với nhau, cùng trao đổi, thống nhất cách thức liên hệ, đàm phán hợp đồng nguyên tắc tạo mối quan hệ lâu dài. Hiện nay, Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, các Vụ Thị trường ngoài nước) hàng năm tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, thúc đẩy xuất khẩu. Các doanh nghiệp thường xuyên cập nhật thông tin về các chương trình trên website của Bộ Công Thương (www.moit.gov.vn) hoặc liên hệ Sở Công Thương Lai Châu để nắm các chương trình và kịp thời đăng ký tham gia.

Một cách nữa, doanh nghiệp liên hệ Cơ quan Thương vụ của Bộ Công Thương tại nước ngoài để được giới thiệu và tư vấn khách hàng có nhu cầu nhập khẩu. Thương vụ sẽ nắm được thông tin của doanh nghiệp nhập khẩu.

  1. Làm thế nào để xác minh năng lực và độ tin cậy của khách hàng Trung Quốc?

Sau khi tìm được khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể sử dụng một số phương pháp sau để xác minh thông tin và đánh giá độ tin cậy của doanh nghiệp đối tác để tránh những rủi ro không đáng có:

– Xác minh thực lực và uy tín của các doanh nghiệp Trung Quốc bằng cách truy cập vào website xác minh thông tin doanh nghiệp Trung Quốc (National Enterprises Credit Information Publicity System): http://www.gsxt.gov.cn/index.html và nhập tên công ty bằng tiếng Trung Quốc (do website chỉ sử dụng tiếng Trung Quốc) hoặc số đăng ký của đối tác Trung Quốc vào thanh tìm kiếm để tìm thông tin. Nếu không có thông tin nào được tìm thấy thì nhà xuất khẩu Việt Nam nên cẩn trọng, vì công ty đối tác có thể không hợp pháp, hoặc mới thành lập và chưa đăng ký thông tin trên website.

– Trường hợp đối tác Trung Quốc là đối tác lần đầu tiếp xúc qua hội chợ, triển lãm hoặc qua các kênh hội thảo, diễn đàn, v.v… thì cần đề nghị đối tác cung cấp giấy phép kinh doanh do Cục Quản lý hành chính công thương tại tỉnh/thành phố Trung Quốc mà doanh nghiệp đó có trụ sở cấp cho đối tác. Giấy phép kinh doanh nếu là bản sao phải có công chứng. Tuyệt đối không tin vào giấy phép kinh doanh mà trên đó có in hàng chữ “Chỉ có giá trị tham khảo”. Nếu là đối tác tin cậy và có nguyện vọng làm ăn nghiêm túc, lâu dài với Việt Nam thì doanh nghiệp Trung Quốc đó sẽ không thoái thác yêu cầu này của doanh nghiệp Việt Nam. Khi kiểm tra giấy phép kinh doanh cần lưu ý các khoản mục sau: (i) Tên, địa chỉ công ty; (ii) Ngày cấp giấy phép; (iii) Thời hạn hết hiệu lực; (iv) Phạm vi kinh doanh; (v) Vốn đăng ký.

– Các trường hợp đối tác Trung Quốc khác, sau khi đã kiểm tra giấy phép kinh doanh như trên và đã giao dịch trực tiếp thì trước khi ký kết hợp đồng thương mại đầu tiên, doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động cử đoàn sang trực tiếp thẩm định văn phòng, hệ thống nhà xưởng, kho, hệ thống phân phối, v.v… Doanh nghiệp cũng có thể thông qua hệ thống Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc để tìm hiểu những thông tin cơ bản của đối tác (tuy nhiên, việc tìm hiểu, thẩm tra kỹ về lý lịch thương nhân, khả năng kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc chỉ có thể thực hiện được thông qua dịch vụ thu phí tùy theo yêu cầu thẩm tra cụ thể của một số doanh nghiệp đặc biệt do Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ định và cấp giấy phép hoạt động).

  1. Doanh nghiệp cần làm gì để có thể khai thác thị trường Trung Quốc, nâng cao giá trị của sản phẩm?

– Trên thực tế, đã có một số loại nông sản, trái cây của Việt Nam được xuất khẩu nhiều và chiếm thị phần nhập khẩu khá cao tại Trung Quốc. Mặc dù vậy, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn cần chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu nhằm giữ vững thị phần và nâng cao giá trị gia tăng.

– Các loại nông sản, trái cây khi đã xây dựng được thương hiệu cần tập trung xuất khẩu theo hình thức chính ngạch và tìm các nhà nhập khẩu/đại lý phân phối chính thức; tránh xuất khẩu nông sản, trái cây đã có thương hiệu theo hình thức “tiểu ngạch” để tránh cạnh tranh trực tiếp với các đại lý phân phối chính thức của mình.

– Tăng cường áp dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP và GLOBAL GAP nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định về kiểm nghiệm kiểm dịch ngày càng nghiêm ngặt của Chính phủ Trung Quốc.

– Phân loại rõ ràng phẩm cấp, quy cách của từng mặt hàng cụ thể trước khi xuất khẩu.

– Nghiên cứu thiết kế bao bì riêng cho thị trường Trung Quốc, trong đó nên ưu tiên các thông tin trên bao bì bằng tiếng Trung Quốc.

– Chủ động tuyển dụng nhân viên thông thạo tiếng Trung Quốc để có thể giao dịch trực tiếp và tìm hiểu thông tin thị trường cũng như các quy định liên quan của phía Trung Quốc để chủ động hơn trong kinh doanh với thị trường này.

– Hạn chế tối đa các sai sót không đáng có trong quá trình xuất khẩu trái cây, cụ thể như thông tin trên Giấy chứng nhận kiểm dịch, trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cần khớp với thực tế lô hàng xuất khẩu, tránh việc các cơ quan liên quan phía Trung Quốc không cho phép thông quan do vướng phải các sai sót nêu trên, trong khi thực tế hàng xuất khẩu đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của phía Trung Quốc.

– Cần tiếp tục đầu tư công nghệ, giống cây trồng để nâng cao chất lượng trái cây xuất khẩu, hạn chế việc dựa chủ yếu vào điều kiện tự nhiên làm lợi thế cạnh tranh.

– Cần chú trọng công tác xúc tiến thương mại như chủ động tham gia các Hội chợ chuyên ngành về lĩnh vực nông sản tại Trung Quốc để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm nông sản đã có thương hiệu (như gạo, xoài, vải, cà phê v.v…), đồng thời qua đó tìm kiếm các nhà nhập khẩu uy tín nhằm xuất khẩu các sản phẩm nông sản sang thị trường Trung Quốc một cách chính quy, bài bản.

– Nghiên cứu khả năng hợp tác với một số doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử của phía Trung Quốc để nhập khẩu, tiêu thụ nông sản qua hình thức thương mại điện tử tại thị trường Trung Quốc.

KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

  1. Ký kết hợp đồng xuất khẩu với đối tác Trung Quốc nên có những điều khoản cơ bản gì?

Ðể thương thảo hợp đồng được tốt, cần nắm vững các điều kiện thương mại quốc tế, chỉ một sự mơ hồ hoặc thiếu chính xác nào đó trong việc vận dụng điều kiện thương mại là có thể có hại đối với các bên ký hợp đồng, dẫn đến những vụ tranh chấp, kiện tụng làm tăng thêm chi phí trong kinh doanh.

Hợp đồng xuất khẩu tối thiểu cần có các điều khoản chính như:

– Tên doanh nghiệp, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật;

– Tên hàng hóa, đơn giá, số lượng;

– Phương thức thanh toán;

– Điều kiện đóng gói, giao hàng, thời gian giao hàng;

– Hiệu lực của hợp đồng;

– Trách nhiệm các bên liên quan;

– Giải quyết tranh chấp;

– Lựa chọn trọng tài hoặc tòa án khi xảy ra tranh chấp;

– Ngôn ngữ thể hiện trên hợp đồng có thể bằng tiếng Việt, tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh.

Ngoài ra, hợp đồng cần ghi rõ thời gian và địa đểm ký kết để làm cơ sở áp dụng luật trong trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể về luật áp dụng.

  1. Hình thức thanh toán khi xuất khẩu chính ngạch? Hình thức nào phổ biến và sử dụng nhiều khi xuất khẩu với Trung Quốc? Đồng tiền thanh toán là đồng tiền nào?
  2. a) Có nhiều phương thức được sử dụng trong thanh toán quốc tế, một số phương thức cơ bản phổ biến như sau:

– Phương thức tín dụng thư (Letter of Credit – L/C): là phương thức mà theo yêu cầu của thương nhân nhập khẩu, ngân hàng phát hành cam kết với thương nhân xuất khẩu về việc thanh toán một khoản tiền nhất định trong một khoảng thời gian nhất định nếu thương nhân xuất khẩu xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định.

Có nhiều hình thức tín dụng thư, tuy nhiên doanh nghiệp nên lựa chọn tín dụng thư không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit) vì ngân hàng mở tín dụng thư này phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu, tổ chức nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của tín dụng thư này nếu không có sự đồng ý của người xuất khẩu. Như vậy, tín dụng thư này sẽ đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu và hiện nay cũng đang được sử dụng rất phổ biến.

– Bảo lãnh và tín dụng dự phòng (Stand By Letter of Credit – SBLC/SLOC): là phương pháp mà ngân hàng thực hiện một loại thư tín dụng được thay mặt cho thương nhân nhập khẩu, đảm bảo sẽ thanh toán, ngay cả khi thương nhân nhập khẩu không thể thực hiện thanh toán.

– Phương thức chuyển tiền (Remittance): là phương thức mà trong đó thương nhân nhập khẩu yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định để thanh toán cho thương nhân xuất khẩu.

– Phương thức thư ủy thác mua hàng (Authority to Purchase – A/P): là phương thức mà thương nhân nhập khẩu ủy quyền cho ngân hàng của nước mình viết thư cho ngân hàng của nước xuất khẩu, yêu cầu ngân hàng này thay mặt mua hối phiếu ký phát của thương nhân xuất khẩu.

– Phương thức ghi sổ (Open account): là phương thức mà thương nhân xuất khẩu sau khi hoàn thành giao hàng, thì ghi nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kì như đã thỏa thuận.

– Phương thức nhờ thu (Collection of payment): là phương thức mà thương nhân xuất khẩu sau khi giao hàng sẽ ủy thác cho ngân hàng xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý của thương nhân nhập khẩu để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.

Mỗi phương thức khác nhau sẽ có mức độ an toàn khác nhau và chi phí khác nhau. Chọn phương thức nào còn tùy thuộc vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp hai bên, tùy thuộc vào mức độ rủi ro của giao dịch và trong một số trường hợp thì tùy thuộc vào quy định của quốc gia yêu cầu để chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp.

  1. b) Trong xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, hình thức thanh toán được thực hiện theo thông lệ quốc tế như các phương thức phổ biến, cơ bản như trên. Tuy nhiên, trong xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, hình thức thanh toán chủ yếu là chuyển tiền qua tài khoản cá nhân hoặc tài khoản của doanh nghiệp xuất khẩu.
  2. c) Có thể thanh toán bằng đồng USD hoặc những ngoại tệ tự do chuyển đổi khác.

Một số các văn bản gửi kèm theo gồm:

(1) Bản dịch không chính thức từ Văn phòng SPS Việt Nam về Lệnh số 248, Lệnh số 249 của Tổng cục Hải Quan Trung Quốc.

(2) Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa

(3) Thông tư số 12/2019/TT-BCT ngày 30/7/2019 của Bộ Công Thương quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và các nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, trong đó quy định  cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) sang thị trường Trung Quốc là mẫu E.

(4) Công văn số 3906/BNN-BVTV ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cấp thông tin vùng trồng và cơ sở đóng gói trái cây tươi xuất khẩu.

(5) Công văn số 6509/BCT-AP ngày 18/10/2021 của Bộ Công Thương về việc hỗ trợ đăng ký nhanh cho doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

(6) Công văn số 1179/BCT-KHCN ngày 09/3/2022 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương thực hiện đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc.

DANH SÁCH CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

 Cơ quan quản lý kiểm dịch của Trung Quốc

Tổng cục Hải quan Trung Quốc là cơ quan cấp Bộ, trực thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc (Chính phủ), chức năng nhiệm vụ chủ yếu bao gồm phụ trách công tác hải quan toàn quốc, quản lý cửa khẩu, quản lý công tác giám sát hải quan, quản lý công tác thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế phí khác, phụ trách kiểm dịch vệ sinh xuất nhập cảnh, kiểm nghiệm kiểm dịch đối với động thực vật và các loại sản phẩm xuất nhập cảnh khác, chống buôn lậu. v.v…

 

TTTên cơ quanLiên hệ
1Tổng cục Hải quan Trung QuốcNo. 6, Jian Guo Men Nei Road, Beijing city

Hotline: (+86) 12360

Website: english.customs.gov.cn

2Cục Hải quan Bắc KinhNo. 10, Guanghua Road, Chaoyang District, Beijing

PC: 100026

Điện thoại: (+86) 10-85736114

Phòng Tổng hợp: địa chỉ như trên, Điện thoại: (+86) 10-

85736505

Phòng Vệ sinh và Kiểm nghiệm: No. 6, Tianshui Road,

Chaoyang District, Điện thoại (+86) 10-81318898

Phòng Kiểm dịch Động thực vật: địa chỉ như trên, Điện thoại:

(+86) 81318859 (Thực vật); (+86) 81318857/58 (Động vật)

Phòng An toàn thực phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu: địa chỉ

như trên, Điện thoại: (+86) 10-81318838

Website: customs.gov.cn/beijing_customs/index/index.html

3Chi cục Hải quan sân bay Bắc KinhNo. 566-3 Shunyi Road, Shunyi, Beijing

PC: 101300

Điện thoại: (+86) 10-64563830

4Chi cục Hải quan Phong ĐàiNo. 259, Wu Li point, Fengtai District, Beijing

PC: 100071

Điện thoại: (+86) 10-85734315

5Chi cục Hải quan Bình CốcMafang Logistics Center Lian Jian Building, Binh Coc District, Beijing

PC: 101204

Điện thoại: (+86) 108573590

6Chi cục Hải quan Quảng ĐôngNo. 2006 Shennan Avenue, Futian District, Shenzhen

PC: 518026

Phòng Tổng hợp: địa chỉ như trên, Điện thoại: (86) 755-

84394252

Phòng Vệ sinh và Kiểm nghiệm: địa chỉ như trên, Điện thoại: (+86) 755-84398721

Phòng Kiểm dịch Động thực vật: địa chỉ như trên, Điện thoại: (86) 755-84395604

Phòng An toàn thực phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu: No.1011 Fu Qiang Road, Futian District, Shenzhen, Điện thoại: (+86) 755-83886144

7Chi cục Hải quan Trường SaNo. 678, Section 1, east second ring, Yuhua District, Changsha

PC : 410000

Điện thoại: (+86) 731–84781688

8Chi cục Hải quan Hạ MônNo. 269 Lujiang Road, Xiamen City

PC: 361001

Điện thoại: (+86) 592-2355555

Website: xiamen.customs.gov.cn

9Chi cục Hải quan Quảng ChâuNo. 83, Xin Cheng Hua Cheng Street, Zhujiang, Guangzhou City

PC: 510623

Điện thoại (+86) 20-81102000

Website: customs.gov.cn/guangzhou_customs/index/index.html

10Chi cục Hải quan Thiên TânNo. 2, Yingkou Road, Heping district, Tianjin

PC: 300041

Điện thoại (+86) 22 – 84201114

Website: customs.gov.cn/tianjin_customs/index/index.html

11Chi cục Hải quan Hàng ChâuNo. 7 Huanglong Road, Hangzhou City

PC: 310007

Điện thoại: (+86) 571-86666114

12Chi cục Hải quan Thanh ĐảoNo. 2 Zhongshan Road, Qingdao City

PC: 266005

Điện thoại: (+86) 532-82955112

13Chi cục Hải quan Ninh BaThông tin chung: No. 89, Ma Yuan Road Ningbo City

PC: 315012

Điện thoại: (+86) 574-89090000

14Chi cục Hải quan Côn MinhNo. 618 Beijing road, Kunming City

PC: 650051

Điện thoại: (+86) 871-63016999

Website: customs.gov.cn/kunming_customs/index/index.html

15Chi cục Hải quan Vũ HánNo. 15 Jinyinhu road, Dongxihu district, Wuhan City

PC: 430040

Điện thoại: (+86) 27-82768114

Website: www.customs.gov.cn/wuhan_customs/index/

index.html

16Chi cục Hải quan Phúc ChâuNo. 76 Jiangbin East Avenue, Fuzhou, China

PC: 350015

Điện thoại: (+86) 591-87082999

Website: fuzhou.customs.gov.cn/

17Chi cục Hải quan

Thượng Hải

No. 13, Zhongshan East 1st Road, Shanghai City

PC: 200002

Điện thoại: (+86) 21-68890000

Website: shanghai.customs.gov.cn/

18Chi cục Hải quan Châu HảiNo. 18 Shuiwan road, Gongbei, Zhuhai City PC: 519020

Điện thoại (+86) 756-8161114

Website: gongbei.customs.gov.cn/

19Chi cục Hải quan Nam NinhNo. 1 Zhongjian Road, Qingxiu District, Nanning City, Guangxi

Zhuang Autonomous Region

PC: 530029

Điện thoại: (+86) 0771-5368114; (+86) 0771-5368555

Website: nanning.customs.gov.cn/

20Chi cục Hải quan Thạch Gia TrangNo. 318 He Ping West Road, Xin Hua District, Shijiangzhuang

City, Hebei

PC: 050051

Điện thoại: (+86) 0311-66709999

Website: shijiazhuang.customs.gov.cn/

21Chi cục Hải quan Tế NamPC: 250002

Điện thoại: (+86) 0531-68696088

 

 

  1. Các cơ quan của Việt Nam

2.1. Cơ quan cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói: Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Địa chỉ 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội;

– Điện thoại: 024.38570754;

– Email: bvtv@mard.gov.vn;

– Website:http://www.cuctrongtrot.gov.vn/ 

2.2. Cơ quan Kiểm dịch thực vật

 

TTTên cơ quanLiên hệ
1 

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7

 

98B Ngô Quyền, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Điện thoại: 0205 3875797

Email: kdtv7.bvtv@mard.gov.vn

Trạm KDTV Tân ThanhĐiện thoại: 0205 3888215
 Trạm KDTV Chi MaĐiện thoại: 0205 3845239
 Trạm KDTV Hữu NghịĐiện thoại: 0205 3851319
Trạm KDTV Đồng ĐăngĐiện thoại: 0205 3851473
Trạm KDTV Cốc Nam ĐiệnĐiện thoại: 0205 3852790
2Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8Số 7 đường Nguyễn Huệ, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Điện thoại: 0214 3830503

Email: kdtv8.bvtv@mard.gov.vn

Trạm KDTV cửa khẩu Lào CaiĐiện thoại: 0214 3832188
Trạm KDTV Ga Lào CaiĐiện thoại: 0214 3832153
Trạm KDTV Thanh ThủyĐiện thoại: 0219 3882027

 

2.3. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hướng dẫn thực hiện đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc theo Lệnh 248, Lệnh 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc

– Đối với nông sản thực phẩm có nguồn gốc thực vật là Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Đối với các sản phẩm dầu thực vật, bánh có nhân các loại, sản phẩm bột ngũ cốc và mạch nha là Vụ Khoa học và Công nghệ – Bộ Công Thương.

 2.4. Các tổ chức cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

 

TTTên đơn vị
1Phòng Quản lý XNK khu vực Hà Nội:

– Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội;

– Điện thoại: 024 222054 55/56/58/60;

– Fax: 024 22205459;

– Email: xnkhanoi@moit.gov.vn.

2Phòng Quản lý XNK Khu vực Đà Nẵng:

– Địa chỉ: 7B Cách mạng Tháng 8, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng;

– Điện thoại: 0236 3623939;

– Fax: 0236 3623939;

– Email: xnkdanang@moit.gov.vn

3Phòng Quản lý XNK Khu vực TP Hồ Chí Minh:

– Địa chỉ: Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1 T/p Hồ Chí Minh;

– Điện thoại: 028 39151432;

– Email: xnktphochiminh@moit.gov.vn

4Phòng Quản Lý Xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai:

– Địa chỉ: số 26, đường 2A, khu công nghiệp Biên Hòa 2, TP. Biên Hòa, Đồng Nai;

– Điện thoại: 02513 892200/ 02513 995073;

– Fax: 02513892200

– Email: xnkdongnai@moi.gov.vn

5Phòng Quản Lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương:

– Địa chỉ: 33 Đại Lộ Thống Nhất khu công nghiệp Sóng Thần II, Dĩ An, Bình Dương.

– Điện thoại: 0274 3737359;

– Fax: 0274 3737358;

– Email: xnkbinhduong@moi.gov.vn

6Phòng Quản Lý Xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai:

– Địa chỉ: Tầng 2, trụ sở khối VII, Trần Hưng Đạo, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai;

– Điện thoại: 021 43824024;

– Fax: 021 43824040;

– Email: xnklaocai@moit.gov.vn

7Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn:

– Địa chỉ: Số 9 A Lý Thái Tổ, P. Đông Kinh, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn;

– Điện thoại: 020 5710917;

– Fax: 020 53875493

– Email: xnklangson@moit.gov.vn

8Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh:

– Địa chỉ: Tầng 10, trụ sở liên cơ quan số 2, phường Hồng Hà, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh;

– Điện thoại: 020 33658344;

– Fax: 020 3365834;

– Email: xnkquangninh@moit.gov.vn

9Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương:

– Địa chỉ: Số 14 phố Bắc Sơn, Quang Trung, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương

– Điện thoại: 022 03859792;

– Fax: 022 03859792;

Email: xnkhaiduong@moit.gov.vn

10Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình:

– Địa chỉ: Số 144 Phố Lê Lợi, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình;

– Điện thoại: 022 73831268;

– Fax: 022 73831047;

– Email: xnkthaibinh@moit.gov.vn

11Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hóa:

– Địa chỉ: Khu Đô thị mới Đông Hương, Đại lộ Lê Lợi, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa;

– Điện thoại: 023 72727036;

– Fax: 023 73727036

– Email: xnkthanhhoa@moit.gov.vn

12Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Ninh Bình:

– Địa chỉ: Đường Đinh Tất Miễn, Phường Đông Thành, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình;

– Điện thoại: 022 93883300

– Fax: 022 93883300

– Email: xnkninhbinh@moit.gov.vn

13Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An:

– Địa chỉ: Số 70, Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh, tỉnh Nghệ An;

– Điện thoại: 023 83560237/ 023 83561501;

– Fax: 023 83843578;

– Email: xnknghean@moit.gov.vn

14Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Tĩnh:

– Địa chỉ: 02 Trần Phú, Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh;

– Điện thoại: 023 93858505;

– Fax: 023 93858505;

– Email: xnkhatinh@moit.gov.vn

15Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên:

– Địa chỉ: 02 Tôn Đức Thắng, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế;

– Điện thoại: 023 43617248;

– Fax: 023 43817831;

– Email: xnkbinhtrithien@moit.gov.vn.

16Phòng Quản Lý Xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hòa:

– Địa chỉ: Khu liên cơ II, số 4 Phan Chu Trinh, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa;

– Điện thoại: 025 83822421;

– Fax: 025 83822421;

– Email: xnkkhanhhoa@moit.gov.vn

17Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ:

– Địa chỉ: 19-21 Lý Tự Trọng, P. An Phú, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ;

– Điện thoại: 029 23722983;

– Fax: 029 23733984;

– Email: xnkcantho@moit.gov.vn

18Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu

– Địa chỉ: Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Trung tâm Hành chính – Chính trị tỉnh, số 01 Phạm Văn Đồng, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu;

– Điện thoại: 025 43542677;

– Fax: 025 43856344;

– Email: xnkvungtau@moit.gov.vn

19Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang:

– Địa chỉ: Số 17, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 4, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang;

– Điện thoại: 027 33880510;

– Fax: 027 33882201

– Email: xnktiengiang@moit.gov.vn

20Sở Công Thương thành phố Hải Phòng:

– Địa chỉ: Số 9 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng;

– Điện thoại: 022 5389795;

– Fax: 022 53845794;

– Email: socongthuonghp@vnn.vn

21Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh Hà Giang

– Địa chỉ: Số 222 Nguyễn Trãi, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang;

– Điện thoại: 021 93860109;

– Email: bqlkcn@hagiang.gov.vn

22Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất thành phố Hà Nội:

– Địa chỉ: CC02, khu đô thị Mỗ Lao, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội;

– Điện thoại: 024 33560788;

– Email: vanthu_bqlkcncx@hanoi.gov.vn

 2.5. Cơ quan Hải quan Việt Nam

 

TTTên cơ quanLiên hệ
1Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chínhSố 9 Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Điện thoại: 024 39440833

Website: www.customs.gov.vn

2Cục Hải quan Lạng SơnSố 52 Lê Đại Hành, P. Vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn,

tỉnh Lạng Sơn

Điện thoại: 020 53873721

Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu NghịXã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Điện thoại: 025 3852027

Chi cục Hải quan Ga Quốc tế Đồng ĐăngXã Phú Xá, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Điện thoại: 025 3851124

Chi cục Hải quan Tân ThanhXã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

Điện thoại: 025 3888217

Chi cục Hải quan Cốc NamXã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

Điện thoại: 025 3851310

Chi cục Hải quan Cửa khẩu Chi MaXã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

Điện thoại: 025 3845285

3Cục Hải quan Lào CaiKm3, Đại lộ Trần Hưng Đạo, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Điện thoại: 0214 3830001

Chi cục Hải quan Bát XátĐiện thoại: 0214 3883829
Chi cục Hải quan Ga Lào CaiĐiện thoại: 0214 3835328
Chi cục Hải quan cửa khẩu Mường KhươngĐiện thoại: 0214 3881383
Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào CaiĐiện thoại: 0214 3822778
4Cục Hải quan Cao BằngTổ 11, đường Pắc Bó, phường Ngọc Xuân, thị

xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

Điện thoại: 020 63856781

5Cục Hải quan Điện BiênSố 882 đường Võ Nguyên Giáp, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Điện thoại: 0215.3826.277

Chi cục Hải quan cửa khẩu Ma Lù ThàngKm 0, xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

 Xu hướng tìm kiếm: 

Vận chuyển đường biển trong nước, công ty vận chuyển đường biển, công ty vận chuyển đường biển quốc tế, Logistics vận tải biển, Vận tải container quốc tế, quy trình vận chuyển hàng hóa, tổng quan vận tải đường biển, giá cước vận chuyển đường quốc tế, Vận tải đường biển, Vận chuyển đường biển, Vận chuyển hàng không, Vận chuyển đường sắt, Vận chuyển đường bộ, Chuyển phát nhanh, chuyển phát nhanh quốc tế, Chuyển phát nhanh giá rẻ, Dịch vụ hải quan trọn gói, Dịch vụ khai báo hải quan, Thủ tục hải quan, Thủ tục nhập khẩu, Đại lý hải quan, Cho thuê container, Container, Thông quan, Báo giá đường biển, Bảng giá đường biển, Mã HS, HS Code, Tra cứu vận đơn, Tra mã vận đơn, Kiểm tra vận đơn, tra cứu tờ khai hải quan, tra mã vận đơn giao hàng nhanh, tra cứu mã vận đơn, check mã vận đơn, tra cứu mã hs,tra cứu người nộp thuế,phân loại hàng hóa,Bảng giá vận tải đường biển, Tư vấn xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu, Vận tải,Xuất khẩu,Nhập khẩu, chuyển hàng đường bộ, chuyển phát nhanh, bảng giá chuyển phát nhanh, báo giá chuyển phát nhanh, kho bãi và container, chuyển phát nhanh trong nước, dịch vụ chuyển phát nhanh, Dịch vụ vận tải đường biển,Bảng giá và phí đường biển,bảng giá báo giá chuyển phát nhanh, Quy trình xuất nhập khẩu,