Dịch vụ vận chuyển đường biển sợi đay từ Việt Nam sang Banladesh

Dịch vụ vận chuyển đường biển sợi đay từ Việt Nam sang Banladesh

Ngày nay, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, thương mại quốc tế ngày càng có điều kiện phát triển, hàng hóa trao đổi giữa các quốc gia ngày càng nhiều, chất lượng và dễ dàng.

Không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam đang xích lại gần thế giới thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Kể từ khi bộ “Luật Kinh tế” ban hành năm 1989 ra đời, với những chính sách ưu đãi và khuyến khích phát triển kinh doanh được thi hành đến nay việc mua bán trao đổi hàng hoá trong nước cũng như xuất nhập khẩu với nước ngoài càng trở nên nhộn nhịp và thiết yếu. Do đó để việc mua bán, trao đổi hàng hoá trở nên dễ dàng và đảm bảo hơn thì việc ký kết hợp đồng và nắm rõ những quy định của pháp luật là điều hết sức quan trọng.

Hiểu rõ được tầm quan trọng và tính thực tiễn của vấn đề này, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích hợp đồng thương mại ABC/MUSA/BD/03/16-17 giữa Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại ABCvà M/S Musa XYZ”.

  1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Tài liệu này được viết nhằm giới thiệu tổng quan về một bộ hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế và phân tích cụ thể các điều khoản trong hợp đồng.

Từ cái nhìn toàn cảnh về thương mại quốc tế hiện nay, chúng tôi hi vọng bài tài liệu phần nào có thể cung cấp thêm một cái nhìn cụ thể hơn về 1 hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế cụ thể.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hợp đồng thương mại mua bán bao đay giữa Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại ABCvà M/S Musa XYZ.

Phạm vi nghiên cứu: Theo chứng từ

  1. Kết cấu của tài liệu

Tên tiểu luận: Phân tích hợp đồng thương mại ABC/MUSA/BD/03/16-17 giữa Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại ABCvà M/S Musa XYZ

Kết cấu của tiểu luận: Gồm 3 chương

Chương 1: Tổng quan về các bên tham gia hợp đồng.

Chương 2: Phân tích hợp đồng thương mại

Chương 3: Các giấy tờ trong hợp đồng

Vì kiến thức còn hạn chế nên tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất hy vọng các chuyên gia có thể đọc và góp ý để bài tài liệu được hoàn chỉnh hơn.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Vận chuyển đường biển giá rẻ đi cảng Incheon - Hàn Quốc
Vận chuyển đường biển giá rẻ đi cảng Incheon – Hàn Quốc

Chương I: Tổng quan các bên tham gia hợp đồng

1.1. Tổng quan về bên xuất khẩu

Tên công ty:  M/s. Musa XYZ

Loại hình kinh doanh: Nhà sản xuất, Các chuyên giang ty Thương mại

  • Trụ sở:
  • Số 10, đường 28, Nirala, Khulna, Bangladesh
  • Điện thoại: 8801711871871 hoặc 008801711871866
  • Fax: 880-041-724-317; E-mail: info@musajute.com / musajutefibers@gmail.com

 

  • Đặc điểm chung:  
  • Các chuyên giang ty TNHH Thương mại Năm thành lập: 2009
  • Năm bắt đầu xuất khẩu: 2009
  • Đại diện pháp luật: Md.Abdullah Mall
  • Số nhân viên: 11 – 50 người
  • Tổng doanh thu: 2,5 triệu USD – 5 triệu USD
  • Thương mại năng lực: Đông Á: 20,00% Trung đông: 20,00%
  • Năng lực sản xuất: nhà xưởng sản xuất 10.000-30.000 mét vuông hàng năm
  • Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh:

Sản phẩm chính:

  • Đay nguyên liệu
  • Sợi đay và Twine
  • Túi đay, túi mua hàng đay
  • Vải Jute Hessian

1.2. Tổng quan về các chuyên giang ty nhập khẩu của Việt Nam

Tên các chuyên giang ty: Doanh Nghiệp Tư Nhân Thương Mại Tân Xuân

  • Đặc điểm chung:
  • Các chuyên giang ty: Doanh Nghiệp Tư Nhân Thương Mại Tân Xuân
  • Mã số thuế: 1000525016 (22-05-2009)
  • Người đại diện pháp luật: Phạm Thị Xuyến
  • Ngày hoạt động: 25-05-2009
  • Giấy phép kinh doanh: 1000525016
  • Trụ sở:
  • Địa chỉ: Số 4 Chu văn An, tổ 41, Phường Quang Trung, Thành phố Thái Bình, Thái Bình
  • Điện thoại: 0363836647
  • Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh:
  • Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa); và động vật sống

Chương II: Phân tích hợp đồng thương mại

2.1. Lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

2.1.1. Khái niệm:

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thoả thuận giữa các bên đương sự có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau hay các khu vực hải quan khác nhau (các khu vực này thành lập theo qui định của pháp luật và cùng nằm trên lãnh thổ Việt Nam), theo đó một bên gọi là bên bán có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên mua một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.

2.1.2. Điều kiện hiệu lực của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

2.1.2.1. Thể hiện ý chí thực sự thỏa thuận của các đương sự:

Người bán nhất trí giao hàng người mua muốn mua, người mua nhận hàng và trả tiền theo cam kết. Song sự thỏa thuận ý chí đó có hiệu lực pháp lý khi nó không vi phạm các trường hợp do pháp luật ngăn cấm như: có sự cưỡng bức, có sự lừa dối, có sự nhầm lẫn.

  • Chủ thể có tư cách pháp lý trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Có tư cách pháp nhân
  • Quyền kinh doanh XNK
  • Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Có giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế/ mã số kinh doanh XNK

2.1.2.2. Đối tượng của hợp đồng phải được phép xuất nhập khẩu

2.1.2.3. Hợp đồng phải có các điều khoản mà luật yêu cầu

Đủ những điều khoản chủ yếu bắt buộc:

* Luật Việt Nam:

– Luật thương mại 1997: 6 đk bắt buộc: tên hàng, số lượng, phẩm chất, giá cả, thanh toán, giao hàng

– Luật thương mại 2005: Không quy định

– Điều 402 Luật Dân sự 2005: 8 điều khoản: đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá cả, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện HĐ; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phạt vi phạm; các nội dung khác.

*Luật quốc tế:

– Công ước Viên 1980:

+ Điều 14: Chào hàng: hàng hoá, số lượng, giá cả

​+ Điều 19: 7 yếu tố cấu thành thay đổi cơ bản: Số lượng, giá, phẩm chất, thanh toán, giao hàng, phạm vi trách nhiệm, giải quyết tranh chấp

– Luật Anh: 3 yếu tố: tên hàng, phẩm chất, số lượng

– Luật Pháp: 2 yếu tố: đối tượng, giá cả

2.1.2.4. Hình thức hợp đồng phải hợp pháp

Luật thương mại Việt Nam 2005, Điều 27 có quy định rõ ràng rằng:

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Tại khoản 15, Điều 3 của luật này qui định các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo qui định của pháp luật.

2.1.3. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

  • Chủ thể của hợp đồng: các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau hoặc các khu vực hải quan khác nhau theo quy định của luật pháp.
  • Đối tượng: Hàng hóa được di chuyển qua biên giới/ biên giới hải quan của quốc gia
  • Đồng tiền: Có thể là ngoại tệ với 1 trong hai bên hoặc với cả 2 bên
  • Nguồn luật điều chỉnh: Đa dạng, phức tạp

+ Luật quốc gia

+ Điều ước thương mại quốc tế

+ Tập quán thương mại quốc tế

+ Án lệ, tiền lệ xét xử

2.1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại

Điều 10-15 Luật thương mại 2015 quy định:

  • Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật
  • Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại
  • Nguyên tắc áp dụng thói quen
  • Nguyên tắc áp dụng tập quán
  • Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
  • Nguyên tắc giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại

2.1.5. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

  • Số hiệu hợp đồng
  • Địa điểm, ngày tháng ký hợp đồng
  • Phần mở đầu:

​+ Lý do căn cứ ký hợp đồng

​+ Tên, địa chỉ các bên

​+ Tên và chức vụ của người đại diện

​+ Các định nghĩa

  • Các điều khoản thỏa thuận:

​+ Các điều kiện kỹ thuật thương phẩm học

​+ Các điều kiện tài chính

​+ Các điều kiện vận tải

​+ Điều kiện pháp lý

  • Phần ký kết:

​+ Số bản của hợp đồng

​+ Chữ kí của các bên

2.2. Phân tích hợp đồng và các điều khoản hợp đồng :

  • Ngày : 08/12/2016 (DD/MM/YYYY)
  • Hợp đồng số : ABC/MUSA/BD/03/16-17
  • Hợp đồng thoả thuận giữa:

M/S MUSA XYZ địa chỉ số 28, nhà số 10, Nirala, Khulna, Bangladesh

Hãng kinh doanh tư nhân ABC (ABC trading private enterprise)  địa chỉ số 4 phố Chu Văn An, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

  • Người mua đồng ý mua từ người bán và người bán đồng ý bán hàng hóa cho người mua theo những điều khoản dưới đây :

2.2.1 : Quality and specification (Quy cách và phẩm chất)

  • Tên hàng: 100% vegetable oil treated jute bag.
  • Chất lượng được đạt chất lượng IJO 98/01 (IJO STANDARD 98/01), do SGS Bangladesh LTD tại cảng chất hàng.
  • Bên ngoài mỗi túi được gắn mác cung cấp đầy đủ các thông tin sau :

100% túi đay được qua sử lý với dầu thực vật.

Hãng kinh doanh tư nhân ABC.

Phố Chu Văn An, phường Quang Trung.

Thành phố Thái Binh, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Số điện thoại : 0913291987

  • Bao đay thô 100% đã qua xử lý với dầu thực vật, kích cỡ 40”*26”, cân nặng 730 GM +/- 10GM trên chiếc, được bọc viền 8*8 ở miệng bao, phần đầu được khâu 4cm và có một sọc xanh lá cây ở giữa.
  • Trong hợp đồng, tên hàng hoá được quy định theo quy cách chính của hàng hoá đó.
  • Phương pháp quy định chất lượng hàng hoá dựa vào tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp hàng hoá

2.2.2 : Quantity (Số lượng): 350 kiện tương đương với 70,000.00 bao đay

                    Container 2*40 Feet ( +/- 5% )

  • Phương pháp quy định số lượng được sử dụng là phương pháp bên bán và bên mua phỏng chừng về số lượng hàng hoá giao dịch với (phương sai là +/- 5), và đơn vị là chiếc. Đây là phương pháp phù hợp với hàng hoá làm từ vật liệu tự nhiên do trong quá trình vận chuyển có thể bị mục ruỗng hoặc rách. Đơn vị cũng được sử dụng phù hợp với mặt hàng là bao bì.

2.2.3. Packing (Bao bì)

  • 200 bao trong một kiện sắt.
  • Bên ngoài mỗi túi được gắn mác cung cấp đầy đủ các thông tin sau :

100% bao đay được qua xử lý với dầu thực vật.

Hãng kinh doanh tư nhân ABC.

Số 4, phố Chu Văn An, phường Quang Trung.

Thành phố Thái Binh, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Số điện thoại : 0913291666.

  • Điều khoản bao bì được đề cập chưa rõ ràng vì không ghi rõ kích thước kiện và loại các chuyên giang.
  • Nhãn hiệu được đề cập và miêu tả rõ ràng.

2.2.4 Unit price (Đơn giá)

  • Đơn giá : 89 USD/100 bao CFR cảng biển Hồ Chí Minh, Việt Nam, Incoterms 2000. (USD 89 PER 100 BAGS CFR HO CHI MINH SEA PORT VIETNAM, INCOTERMS 2000)..
  • Tổng giá: 62,300.00 đô la Mỹ (US$ 62,300.00)
  • Hợp đồng này có ưu điểm là đơn giá được đề cập rõ ràng và tổng số lượng được ghi rõ cả bằng chữ và bằng số. Bên cạnh đó,hợp đồng cũng đề cập đến cả dung sai.

2.2.5. Country of origin (Xuất xứ) Bangladesh

2.2.6 : Shipment/ Delivery (Điều khoản giao hàng) :

  • Thời gian giao hàng : Trong tháng 1 năm 2017
  • Được phép chuyển tải
  • Không được giao hàng từng phần
  • Cảng đi : Cảng Chittagong, Bangladesh.
  • Cảng đến: Cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Vì đây là hợp đồng theo CFR nên người mua người bán có nghĩa vụ như sau :

 

 

NGƯỜI BÁN

 

NGƯỜI MUA

–       Ký kết hợp đồng chuyên chở đường biển và trả cước để chuyển hàng đến cảng đích.

–       Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.

–       Giao hàng lên tàu.

–       Cung cấp cho bên mua hoá đơn và vận đơn đường biển hoàn hoả.

–       Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu.

–       Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này được tính vào cước.

–       Nhận hàng khi hoá đơn và vận đơn được giao cho mình.

–       Trả tiền chi phí dỡ nếu chi phí chưa nằm trong cước.

–       Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng qu hẳn lan can ở cảng bốc.

 

  • Phương pháp quy định thời gian giao hàng là phương pháp quy định khoảng thời gian xác định, nếu có thể nên ghi rõ giờ cập cảng của tàu.
  • Sử dụng CFR là hợp lỳ vì hàng hoá đóng kiện rồi mới đưa vào các chuyên giang, tiên lợi cho việc giao lên phương tiện vận tải, ở đây là lan can tàu. Bên cạnh đó điều kiện này phù hợp với vận tải đường biển và đường thuỷ nội địa.
  • Hợp đồng ghi rõ INCOTERMS 2000

2.2.6 : Điều khoản thanh toán :

Hai bên thống nhất chọn lựa thanh toán qua thư tín dụng và mức thanh toán là 100% giá trị hợp đồng. Người mua sẽ mở LC trong khoảng 7 ngày sau khi hợp đồng được kí kết và có hiệu lực.

Ở đây hợp đồng còn khá sơ sài, không đề cập đến thông tin về ngân hàng phát hành LC, ngân hàng được người bán yêu cầu mở LC, đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán.

LC ở đây không ghi gì có nghĩa là loại không hủy ngang, phía người mua không được tự ý hủy LC khi chưa được sự cho phép của người bán, điều này sẽ đảm bảo an toàn cho phía xuất khẩu.

Khi nhận được LC, người xuất khẩu phải xem xét và đối chiếu với hợp đồng thương mại để xem có phù hợp chính xác hay không trước khi chấp nhận và quyết định giao hàng. Vì khi LC được thông qua, phía ngân hàng sẽ chỉ xem xét đến LC mà không quan tâm hợp đồng.

 

2.2.7 : Negotiable documents (Bộ chứng từ)

  • ​Một bản gốc và bốn bản sao hoá đơn thương mại được phát hành bởi người bán chứng minh rằng hàng hoá này có xuất xứ từ Bangladesh.
  • Bộ ba bản gốc và ba bản copy của vận đơn hoàn hảo và hối phiếu yêu cầu bên người mua mở LC và chứng từ liên quan đến việc thanh toán trước tiền hàng của ABC Trading Private Enterprise.
  • Một bản gốc và bốn bản sao của giấy đóng gói được phát hành bởi người mua.
  • Một bản gốc và ba bản sao của giấy chứng nhận xuất xứ được phát hành bởi bất cứ phòng Thương Mại và Các chuyên giang nghiệp hay cơ quan có thẩm quyền ở Bangladesh.
  • Một bản gốc và ba bản sao giấy kiểm dịch thực vật với giấy chứng nhận hun trùng được phát hành bởi cơ quan có thẩm quyền ở Bangladesh.
  • Một bản gốc và hai bản sao giấy chứng nhận chất lượng và số lượng phát hành bởi SGS Bangladesh LTD tại Cảng chất hàng.

2.2.8 Inspection (Kiểm tra)

Kiểm tra trước khi giao hàng sẽ được thực hiện bởi SGS Bangladesh Ltd và chứng nhận kiểm tra sẽ là chứng nhận cuối cùng về chất lượng, số lượng, đóng gói và ký mã hiệu theo đúng điều khoản hợp đồng trước khi gửi hàng tới cảng Hồ Chí Minh.

2.2.9 Seller’s bank details (Ngân hàng bên bán)

Tên ngân hàng: Social Islami Bank Ltd.

Chi nhánh Khulna, Khulna, Bangladesh

Mã Swift: SOIVBDDHKHU

Số A/C: 0051330014773

Tên A/C: MUSA XYZ

2.2.10 Title and risk

Rủi ro về hàng hoá sẽ chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hoá được đặt trên tàu tại bất kì cảng nào ở Bangladesh đến Cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam.

 

2.2.11 Taxes and Duties

  • Thuế đánh vào hàng hoá ở nước xuất khẩu thì do nước xuất khẩu chịu còn thuế đánh vào hàng hoá ở nước nhập khẩu do nước nhập khẩu chịu.

2.2.12. Arbitration (Trọng tài)

Bất kì tranh chấp hay mâu thuẫn giữa người mua và người bán đều được đệ lên va xử lý dưới sự phán quyết của Phòng Quốc tế tại Singapore

2.2.13. Force majeure (Bất khả kháng)

2.2.14. Other terms of LC

  • 1 full sets original documents to be issued by seller
  • Third party documents acceptable
  • Documents submission period 21 days from the date of shipment
  • In LC expiry date should 20/2/2017
  • LC to be allowed for negotiation of documents any bank in Bangladesh
  • Partial not allowed, transhipment should be allowed
  • Percentage credit amount & quantity tolerance 05

2.2.15 Additional conditions

NHẬN XÉT CHUNG:

Đây là hợp đồng có giá trị rất lớn nên các điều khoản tương đối chặt chẽ và đầy đủ, đặc biệt là về cách thức thanh toán. Tuy nhiên, hợp đồng vẫn còn thiếu sót như đã nhận xét bên dưới các điều khoản và một số điều khoản cần thiết như:

​- Hợp đồng chưa đề cập đến trường hợp hàng hóa không đạt yêu cầu, cách xử lý của hai bên khi hàng hóa cập cảng không đủ hoặc hư hỏng, trách nhiệm của mỗi bên và hình thức đền bù của bên bán.

 

​- Ngoài ra, còn thiếu một số điều khoản cụ thể: lưu ý trong quá trình vận chuyển, bảo quản hàng.

Chương 3: Các giấy tờ trong hợp đồng

A. Letter of Credit – Tín dụng thương mại L/C

  1. LÝ THUYẾT

1.1. Định nghĩa

Thư tín dụng (Letter of Credit) là một bức thư do ngân hàng lập theo yêu cầu của nhà nhập khẩu sẽ cam kết trả một số tiền nhất định tại một thời điểm nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) nếu nhà xuất khẩu này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.

1.2. Đặc điểm của giao dịch theo L/C

  • Thư tín dụng là giao dịch kinh tế hai bên, chỉ giữa ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu, mọi chỉ thị, yêu cầu của nhà nhập khẩu do ngân hàng phát hành đại diện.
  • Thư tín dụng độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa: L/C thể hiện cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành cho người thụ hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp, nó hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng sau đó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này.
  • Thư tín dụng chỉ giao dịch bằng chứng từ và chỉ thanh toán căn cứ vào chứng từ: Các ngân hàng chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết định xem trên bề mặt chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp theo yêu cầu của L/C hay không. Khi chứng từ được xuất trình là phù hợp thì ngân hàng phát hành phải thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu.
  • Thư tín dụng yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C. Bộ chứng từ phải tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của L/C, bao gồm số loại, số lượng và nội dung của chúng.
  • Thư tín dụng là các chuyên giang cụ thanh toán, hạn chế rủi ro và đôi khi còn là các chuyên giang cụ từ chối thanh toán và lừa đảo: Từ bản chất của L/C là chỉ giao dịch bằng chứng từ và khi kiểm tra lại chỉ xem xét trên bề mặt chứng từ, vì vậy mà L/C có thể bị lạm dụng thành các chuyên giang cụ từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán và là các chuyên giang cụ để gian lận, lừa đảo.

1.3. Phân loại L/C

1.3.1. Thư tín dụng hủy ngang (Revocable L/C)

Là một thư tín dụng mà sau khi được mở thì tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. Loại thư tín dụng này ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ chỉ là một lời hứa không có cam kết đảm bảo một cách chắc chắn

1.3.2. Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)

Là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu không có sự đồng ý của tổ chức xuất khẩu. Loại L/C không hủy ngang đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến. Một điểm cần chú ý rằng nếu L/C không ghi là hủy hay không được hủy bỏ, thì nó đương nhiên được thừa nhận là không thể hủy bỏ (Điều 3 UCP 600-ICC 2006).

1.3.3. Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight)

Là loại thư tín dụng trong đó người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong Thư tín dụng tại ngân hàng chỉ định thanh toán. Trong trường hợp này người xuất khẩu sẽ ký phát hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán

1.3.4. Thư tín dụng trả dần (Defered L/C)

Là loại thư tín dụng trong đó quy định việc trả tiền làm nhiều lần cho người bán sẽ được thực hiện sau 1 thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng (date of B/L) hoặc ngày xuất trình chứng từ (presentation date) Theo L/C này, người bán giao hàng và xuất trình chứng từ như L/C quy định.Khi bộ chứng từ được NH xác định là hợp lệ, NH sẽ chấp nhận thanh tóan và thực hiện việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định, có thể trả 1 lần hoặc nhiều lần theo thỏa thuận.

1.3.5. Thư tín dụng trả chậm (Usance Payable L/C)

Là loại thư tín dụng quy định việc thanh toán diễn ra vào một ngày xác định chậm hơn so với ngày chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành (ví dụ: 90 ngày). Người xuất khẩu cho người nhập khẩu thêm thời gian để thanh toán. Tuy nhiên ngày thanh toán vẫn phải nằm trong thời hạn có hiệu lực của L/C. Do đó, L/C phải nêu rõ thời gian thanh toán.

1.3.6. Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)

Thư tín dụng dự phòng là một tín dụng chứng từ hay là dàn xếp tương tự, thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc:

  • Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước.
  • Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng.
  • Bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình.

Do đó L/C dự phòng được xem như là phương tiện thanh toán thứ yếu. Sự khác nhau về L/C thương mại và L/C dự phòng là L/C thương mại hoạt động trên cơ sở thực hiện hợp đồng của người bán. Ngược lại, L/C dự phòng đảm bảo cho người thụ hưởng trong trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện.

1.3.7. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)

Thư tín dụng tuần hoàn là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục hồi lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng. Số lần phục hồi và khoảng thời gian còn hiệu lực phải được quy định trong L/C.

1.3.8. Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)

Là một loại thư tín dụng quy định người thụ hưởng có quyền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tín dụng cho người thụ hưởng khác.

1.3.9. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)

Là một tín dụng mới mở dựa trên cơ sở một L/C đã có – tín dụng không chuyển nhượng (tín dụng gốc) – cho một người thụ hưởng khác (do đó còn có tên là giáp lưng).

L/C giáp lưng là 1 L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc (cùng với điều kiện của L/C gốc) còn gọi là L/C thứ 2 trên cơ sở 1 L/C thứ nhất. L/C giáp lưng cũng được dung trong mua bán qua trung gian như L/C chuyển nhượng.

1.3.10. Thư tín dụng ứng trước điều khoản đỏ (Red clause L/C)

Là lọai L/C có điều kiện cho phép người hưởng được nhận một khỏan tiền trước khi giao hàng trên cơ sở hối phiếu trơn hay hối phiếu kèm chứng từ chứng minh rằng đã có hàng để giao như biên lai kho hàng (warrant hay warehouse ‘ receipt) biên lai của người giao nhận (forwarder ‘s receipt ) thông thường khi nhận khỏan tiền ứng trước này , người hưởng lợi có thể viết cam kết cho ngân hàng là sẽ xuất trình một bộ chứng từ theo quy định của L/C sau đó . Khỏan ứng trước sẽ được khấu trừ vào tiền thanh tóan bộ chứng từ.

1.3.11. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)

Là lọai L/C chỉ có hiệu lực khi có 1 L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành. L/C này được sử dụng trong giao dịch hàng đổi hàng và gia các chuyên giang hàng xuất khẩu. Cả 2 bên đều là người mua , người bán của nhau.

1.4. Nội dung của L/C

  • Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C (No of L/C, place and date of issuing)
  • Địa điểm mở (Place of issuing)
  • Ngày mở (Issuing date)
  • Tên địa chỉ của người thụ hưởng (Beneficiary)
  • Ngân hàng mở L/C (opening bank, issuing bank)
  • Ngân hàng thông báo (advising bank)
  • Ngân hàng trả tiền (negotiating bank or paying bank)
  • Ngân hàng xác nhận (confirming bank)
  • Số tiền của thư tín dụng (Amount of LC)
  • Thời hạn hiệu lực (Expiry date)
  • Thời hạn trả tiền của L/C (Latest payment date)
  • Những nội dung về hàng hoá (Description of goods)
  • Những nội dung về vận tải (Shipment term)
  • Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình (Documents for payment/Documents required)
  • Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C
  • Chữ kí ngân hàng mở L/C

1.5. Quy trình thanh toán bằng L/C

(1) Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại với nhau. Nếu nhà xuất khẩu yêu cầu thanh toán hàng hoá theo phương thức tín dụng chứng từ thì trong hợp đồng thương mại phải có điều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

(2) Nhà nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký với nhà xuất khẩu lập đơn xin mở L/C gửi tới ngân hàng phục vụ mình.

(3a) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sẽ kiểm tra xem đơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu đã hợp lệ chưa. Nếu đáp ứng đủ các yêu cầu thì ngân hàng sẽ mở L/C.

(3b) Ngân hàng phát hành thông báo qua ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà xuất khẩu về việc mở L/C và chuyển một bản gốc cho nhà xuất khẩu

(4) Ngân hàng thông báo khi nhận được sẽ thông báo cho nhà xuất khẩu

(5) Nhà xuất khẩu khi nhận được một bản gốc L/C nếu chấp nhận nội dung L/C thì sẽ tiến hành giao hàng theo đúng quy định đã ký kết trong hợp đồng. Nếu không đồng ý sẽ yêu cầu ngân hàng chỉnh sửa đúng theo ý mình rồi mới tiến hành giao hàng

(6) Sau khi chuyển giao hàng hoá, nhà xuất khẩu tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định của L/C và gửi đến ngân hàng phát hành thông qua ngân hàng thông báo để yêu cầu được thanh toán cho ngân hàng được chỉ định

(7) Khi nhận được bộ chứng từ, ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phù hợp với quy định trong L/C thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, nếu không phù hợp thì sẽ từ chối thanh toán và trả hồ sơ cho nhà xuất khẩu.

(8) Ngân hàng phát hành tiến hành giao lại bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu, yêu cầu thanh toán. Bên nhập khẩu kiểm tra lại bộ chứng từ và tiến hành hoàn trả tiền cho ngân hàng

(9) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu chuyển tiền sang cho ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu

(10) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu trả tiền cho nhà xuất khẩu

  1. PHÂN TÍCH

2.1. Đầu mục thư

  • Sender Bank (Ngân hàng phát hành thư tín dụng): Vietnam Joint Stock Commercial Bank

SWIFT Code (Mã nhận dạng ngân hàng): ICBVVNVX

  • Sent To (Gửi đến ngân hàng thông báo): National Bank Limited

SWIFT Code (Mã nhận dạng ngân hàng): NBLDDBDH

MT700: Mẫu L/C được soạn thảo theo mẫu điện của SWIFT, mẫu điện 700

ID: số hiệu mẫu L/C

Priority: N : Mức độ ưu tiên: bình thường (Normal)

2.2. Các trường trong thư tín dụng

  • Basic header block và Application header block: là địa chỉ SWIFT cụ thể khi tham gia vào hệ thống SWIFT, mỗi Ngân hàng cần phải có một địa chỉ. Thông qua địa chỉ này mà các Ngân hàng có thể trao đổi nghiệp vụ Thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác do SWIFT cung cấp.
  • 27: Sequence of total: Số bộ L/C được mở là 1
  • 40A: Form of Documentary Credit – Irrevocable: Loại L/C là không thể hủy ngang
  • 20: Documentary Credit Number: Là số L/C do ngân hàng mở L/C lập
  • 31C: Date of issue – 161216: Ngày phát hành L/C là 16/12/2016
  • 40E: Applicable Rules – UCP Lastest Version: L/C được áp dụng theo những nguyên tắc của UCP bản mới nhất
  • 31D: Date and place of expiry – 170220IN BANGLADESH: ngày và nơi hết hạn hiệu lực, L/C hết hạn hiệu lực ngày 20/02/2017 tại Bangladesh.
  • 51A: Applicant Bank: Ngân hàng nhận được yêu cầu mở L/C, ở đây là Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Thái Bình (SWIFT code: ICBVVNVX360)
  • 50: Applicant: Người yêu cầu mở L/C, ở đây là ABC Trading Private Enterprise, địa chỉ 04 Chu Van An street, Quang Trung ward, Thai Binh city, Thai Binh province, Vietnam
  • 59: Beneficiary: Người thụ hưởng, trong trường hợp này là M/S Musa XYZ, địa chỉ Road No-28, House N0-10, Nirala, Khulna, Bangladesh
  • 32B: Current code, Amount – USD62300: Đơn vị tiền tệ là Đô la Mỹ, số lượng là 62300
  • 39A: Percentage credit amount tolerance: Phần trăm chênh lệch cho phép so với số tiền ở mục 32B. 05/05: là mức dao động 5%
  • 41D: Available with any bank in Bangladesh by negotiation: nghĩa là L/C được có thể được thực hiện ở tất cả ngân hàng tại Bangladesh, bằng phương thức chiết khấu
  • 42C: Draft at sight for 100 PCT invoice value of duplicate: Thanh toán bằng hồi phiếu trả ngay 100% giá trị, có 2 bản hối phiếu
  • 42A: Drawee: Người bị ký phát là ngân hàng mở L/C, ở đây là Ngân hàng Vietnam Joint Stock Commercial Bank (SWIFT code: ICBVVNVX)
  • 43P: Partial shipments: Prohibited – Ngăn cấm giao hàng từng phần
  • 43T: Transshipment: Permitted – Cho phép chuyển tải
  • 44E: Port of loading/Airport of Departure – Any port in Bangladesh: Cảng bốc hàng có thể là bất kỳ cảng nào tại Bangladesh
  • 44F: Port of Discharge/Airport of Destination – Ho Chi Minh Seaport, Vietnam: Cảng dỡ hàng là cảng TP Hồ Chí Minh, Vietnam
  • 44D: Shipment Period – Thời hạn giao hàng: Ở đây là từ 17/12/2016 đến 31/01/2017
  • 45A: Description of goods and/or services: phần mô tả hàng hóa dịch vụ

02X40’ CONTAINER’S

Tên hàng: 350 kiện bao đay 100%VOT mới

Quy cách: Kích thước: 40”X26”. Khối lượng: 730 GM+/-10 GM PER PCS. Porter and shots: 8×8 viền ở miệng bao, trên đầu khâu khô 4cm 1 đường xanh ở giữa.

Tổng số: 350 kiện tương đương 70000 bao (+/- 5%)

Đơn giá: 89$/ 100 bao

Điều kiện giao hàng: CFR HO CHI MINH SEAPORT, VIETNAM INCOTERMS 2000

Tổng giá: $62,300.00 (+/-5%)

Đóng gói: 200 bao mỗi kiện

Dán trên mỗi bao nội dung sau:

lOO PCT VEGETABLE OIL TREATED JUTE BAG ABC TRADING PRIVATE ENTERPRISE 04 CHU VAN AN STREET,QUANG TRUNG WARD ,THAI BINH CITY,THAI BINH PROVINCE,VIETNAM.

TEL: 0913291666

  • 46A: Documents Requierd: những chứng từ yêu cầu người ký phát (người thụ hưởng) xuất trình
  • 47A: Additional conditions: những điều kiện bổ sung
  • 71B: Charges – All banking charges outside Vietnam, are for account of beneficiary: Tất cả phí ngân hàng phát sinh bên ngoài Việt Nam sẽ được tính cho bên thụ hưởng.
  • 49: Confirmation instructions – Without: không có những chỉ dẫn xác nhận
  • 78: Instr. to paying/accepting/neg. bank: những chỉ dẫn cho ngân hàng trả tiền/chấp nhận/chiết khấu
  • 57A: Advise through bank – Social Islami Bank Limited, Khulna Bangladesh (SWIFT code: SOIVBDDHKHU): Tên ngân hàng thông báo
  • 72: Sender to Receiver information: Thông tin từ ngân hàng phát hành gửi ngân hàng thông báo

2.3. Chữ ký

  • Người kiểm tra L/C
  • Người chấp nhận

B. Bill of Lading – Vận đơn đường biển

  1. LÝ THUYẾT
    • Định nghĩa

Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tầu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.

  • Chức năng

Theo điều 81 Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam 2005, vận đơn có các chức năng chính sau:

  1. Vận đơn là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tầu số hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng.
  • Thực hiện chức năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người xếp hàng. Nếu không có ghi chú gì trên vận đơn thì những hàng hoá ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận có “Tình trạng bên ngoài thích hợp” (In apperent good order and condition). Ðiều này cũng có nghĩa là người bán (người xuất khẩu) đã giao hàng cho người mua (người nhập khẩu) thông qua người chuyên chở và người chuyên chở nhận hàng hoá như thế nào thì phải giao cho người cầm vận đơn gốc một cách hợp pháp như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng.
  1. Vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng.Vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trong vận đơn.
  • Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Việc mua bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hoá ghi trong vận đơn, có quyền đòi người chuyên chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy định trong vận đơn tại cảng đến.
  1. Vận đơn xác định mối quan hệ pháp luật giữa người vận chuyển và người nhận hàng. Các quy định trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá chỉ có tác dụng ràng buộc người nhận hàng, nếu trong vận đơn có ghi rõ điều đó.
  • Vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết.Trong trường hợp thuê tầu chuyến, trước khi cấp vận đơn đường biển, người thuê tầu và người cho thuê tầu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tầu chuyến (charter party). Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để xếp lên tầu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết. Trong trường hợp thuê tầu chợ thì không có ký kết trước một hợp đồng thuê tầu như thuê tầu
    chuyến mà chỉ có sự cam kết (từ phía tầu hay người chuyên chở) sẽ dành chỗ xếp hàng cho người thuê tâù.Sự cam kết này được ghi thành một văn bản, gọi là giấy lưu cước (booking note).

    • Tác dụng

Vận đơn đường biển có những tác dụng chủ yếu sau đây:

  • Vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở.
  • Vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá.
  • Vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hoá người bán gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem người bán (người chuyên chở) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn).
  • Vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hoá lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng.
  • Vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm, hay những người khác có liên quan.
  • Vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn….
    • Phân loại
  • Căn cứ vào tình trạng xếp dỡ hàng hoá: vận đơn đã xếp hàng (shipped on board bill of lading) và vận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment bill of lading).
  • Căn cứ vào quyền chuyển nhượng sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn: vận đơn đích danh (straight bill of lading), vận đơn vô danh hay còn gọi là vận đơn xuất trình (bill of lading to bearer) và vận đơn theo lệnh (bill of lading to order of…)
  • Căn cứ vào phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn: vận đơn hoàn hảo (Clean bill of lading) và vận đơn không hoàn hảo (unclean of lading).
  • Căn cứ vào hành trình của hàng hoá: vận đơn đi thẳng (direct bill of lading), vận đơn chở suốt (through bill of lading) và vận đơn vận tải liên hợp hay vận đơn đa phương thức (combined transport bill of lading or multimodal transport bill of lading).
  • Căn cứ vào phương thức thuê tầu chuyên chở: vận đơn tầu chợ (liner bill of lading) và vận đơn tầu chuyến (voyage bill of lading) hay vận đơn container (container of lading).
  • Căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông: vận đơn gốc (original bill of lading) và vận đơn copy (copy of lading).

 

Ngoài ra còn có Surrendered B/L Seaway bill, Congen bill… Tuy nhiên theo Bộ luật hàng hải Việt nam vận đơn được ký phát dưới 3 dạng: vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn xuất trình.

  • Nội dung

Vận đơn gồm 2 mặt:

Mặt 1: Theo điều 82 Luật Hàng Hải Việt Nam:

Điều 82.

   1- Vận đơn phải bao gồm nội dung cơ bản sau:

  • Tên người vận chuyển và trụ sở giao dịch chính;
  • Tên người giao hàng;
  • Tên người nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được ký phát dưới dạng vận đơn theo lệnh hoặc vận đơn vô danh;
  • Tên tầu;
  • Sự mô tả về chủng loại, kích thước, thể tích, số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc giá trị, nếu xét thấy cần thiết;
  • Sự mô tả tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hoá;
  • Ký, mã hiệu và đặc điểm nhận biết hàng hoá mà người giao hàng đã thông báo bằng văn bản trước khi bốc hàng và được đánh dấu trên từng đơn vị hàng hoá hoặc bao bì;
  • Tiền cước vận chuyển và các khoản thu khác của người vận chuyển; ghi chú phương thức thanh toán;
  • Nơi bốc hàng và cảng bốc hàng;
  • Cảng đích hoặc chỉ dẫn thời gian, địa điểm sẽ chỉ định cảng đích;
  • Số bản vận đơn gốc đã ký phát cho người giao hàng;
  • Thời điểm và địa điểm ký phát vận đơn;
  • Chữ ký của người vận chuyển hoặc của thuyền trưởng hoặc đại diện khác có thẩm quyền của người vận chuyển.

Mặt 2: gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách
nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở…

  1. PHÂN TÍCH

Mặt 1:

Vận đơn không có một ghi chú => vận đơn sạch (clean bill of lading)

Booking number: 2582046210 + B/L number(số vận đơn): OOLU2582046210

 

Shipper (Người giao hàng): M/S .MUSA XYZ , địa chỉ ROAD No-28, HOUSE NO-10 , NERALA , KHULNA , BANGLADESH.

Consignee (Người nhận hàng): theo lệnh của ngân hàng tiêu chuẩn LTD KHULNA chi nhánh KHULNA , BANGLADESH .

Notify Party (Bên nhận thông báo): Doanh nghiệp tư nhân ABC, địa chỉ 04 CHU VĂN AN STR, QUANG TRUNG WARD THAI BÌNH city , Thai Binh province , Vietnam.

Place of Receipt( Nơi nhận hàng): CHITTAGONG , BANGLADESH.

Vessel / VOYAGE / FLAG : ALIDRA 029E

Port of loading ( cảng bốc): CHITTAGONG.

Port of discharge( cảng dỡ): HO CHI MINH (CAI LAI ).

Place of delivery( Nơi giao hàng): HO CHI MINH , VIET NAM.

MKS & NOS/ CONTAINER NOS(Mã kí hiệu hàng hóa / Mã container): 1  20’DC container STC(said to contain): SC 00716237/I ( 20’DC : kích thước của container 20’ dry( standard) container): Suitable for commodities in bundles, cartons, boxes, loose cargo ( hàng rời), furnitures, etc.NOS: NOT OTHERWISE SPECIFIED (không được đặc định gì thêm)

Ký mã hiệuMô tả hàng hóaGiá trị
Bao đay 100% VOT sản xuất tại Bangladesh

Bên mua: Các chuyên giang ty Tân Xuân

Bên bán: MUSA XYZ

Tổng khối lượng: 52,833.40 MT

Khối lượng tịnh: 51,088.40 MT

Số kiện: 1-350

02X40’ CONTAINER’S

Tên hàng: 350 kiện bao đay 100%VOT mới

Quy cách:

– Kích thước: 40”X26”

– Khối lượng: 730 GM+/-10 GM PER PCS

– Porter and shots: 8×8 hemmed at mouth, over head dry sewn 4cm 1 green stripe in the middle.

Tổng số: 350 kiện tương đương 70000 bao (+/- 5%)

Đơn giá: 89$/ 100 bao

Điều kiện giao hàng: CFR HO CHI MINH SEAPORT, VIETNAM INCOTERMS 2000

Tổng giá: $62,300.00 (+/-5%)

Đóng gói: 200 bao mỗi kiện

Dán trên mỗi bao nội dung sau:

lOO PCT VEGETABLE OIL TREATED JUTE BAG ABC TRADING PRIVATE ENTERPRISE 04 CHU VAN AN STREET,QUANG TRUNG WARD ,THAI BINH CITY,THAI BĨNH PROVINCE,VIETNAM.

TEL: 0913291666

CERTIFYING THAT THE MERCHANDISE ARE OF BANGLADESH ORIGIN

GROSS WT : 52,833.40 MT

NET WT : 51.088.40 MT

Giá CFR trả ngay $62,300.00
US DOLLAR: SIXTY TWO THOUSAND THREE HUNDRED ONLY
Tổng giá$62,300.00

 

Trong một giao dịch CFR:

  • Nghĩa vụ người bán
  • Ký kết hợp đồng chuyên chở đường biển và trả cước để chuyển hàng đến cảng đích
  • Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu
  • Giao hàng lên tàu
  • Cung cấp cho bên mua hoá đơn và vận đơn đường biển hoàn hảo
  • Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu
  • Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này được tính vào cước.
    • Nghĩa vụ người mua
  • Nhận hàng khi hoá đơn và vận đơn được giao cho mình
  • Trả tiền chi phí dỡ nếu chi phí chưa nằm trong cước
  • Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc.

L/C No.: 360101600173

Freight Prepaid: cước phí đã được trả trước.

.Mặt 2:

Qui định chung : Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do người chuyên chở  in sẵn .Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở…

-Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do người chuyên chở tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các các chuyên giang ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá đa phương thức.

C. Commercial Invoice – Hóa đơn thương mại

  1. LÝ THUYẾT

1.1. Khái niệm:

Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hoá đơn. Trong hoá đơn phải nêu được các đặc điểm của hàng hoá, đơn giá, tổng giá trị hàng hoá, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải, vvv…

1.2. Chức năng:

Thường được lập thành nhiều bản để dùng trong nhiều việc khác nhau như: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho các chuyên giang ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế, vvv…

  1. PHÂN TÍCH:

– Số hóa đơn: MJF/BAG/54/16-17

– Ngày lập hóa đơn: 30//12/2016

– Tên, địa chỉ người yêu cầu: Doanh nghiệp thương mại tư nhân Tân Xuân, số 4 Chu Văn An, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

– Tên tàu: ALIDRA VOY-029E

– Tên cảng xếp hàng: Cảng Chittagong, Bangladesh

– Tên cảng dỡ hàng: Cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam

– Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, đơn giá, tổng giá.

 

 

Ký mã hiệuMô tả hàng hóaGiá trị
Bao đay 100% VOT sản xuất tại Bangladesh

Bên mua: Các chuyên giang ty Tân Xuân

Bên bán: MUSA XYZ

Tổng khối lượng: 52,833.40 MT

Khối lượng tịnh: 51,088.40 MT

Số kiện: 1-350

02X40’ CONTAINER’S

Tên hàng: 350 kiện bao đay 100%VOT mới

Quy cách:

– Kích thước: 40”X26”

– Khối lượng: 730 GM+/-10 GM PER PCS

– Porter and shots: 8×8 hemmed at mouth, over head dry sewn 4cm 1 green stripe in the middle.

Tổng số: 350 kiện tương đương 70000 bao (+/- 5%)

Đơn giá: 89$/ 100 bao

Điều kiện giao hàng: CFR HO CHI MINH SEAPORT, VIETNAM INCOTERMS 2000

Tổng giá: $62,300.00 (+/-5%)

Đóng gói: 200 bao mỗi kiện

Dán trên mỗi bao nội dung sau:

lOO PCT VEGETABLE OIL TREATED JUTE BAG ABC TRADING PRIVATE ENTERPRISE 04 CHU VAN AN STREET,QUANG TRUNG WARD ,THAI BINH CITY,THAI BĨNH PROVINCE,VIETNAM.

TEL: 0913291666

CERTIFYING THAT THE MERCHANDISE ARE OF BANGLADESH ORIGIN

GROSS WT : 52,833.40 MT

NET WT : 51.088.40 MT

Giá CFR trả ngay $62,300.00
US DOLLAR: SIXTY TWO THOUSAND THREE HUNDRED ONLY
Tổng giá$62,300.00

– Chữ ký người đại diện bên xuất khẩu.

→ Nhận xét: Hoá đơn thương mại trong bộ chứng từ tương đối đầy đủ và chi tiết.

 

D. Detail Packing List – Phiếu đóng gói chi tiết

  1. LÝ THUYẾT

1.1. Khái niệm:

Là bảng kê khai tất cả hàng hoá đựng trong kiện hàng (thùng hàng, hòm, kiện, container …) chỉ ra vật liệu đóng gói đuợc sử dụng và kí hiệu hàng hoá được ghi ở bên ngoài. Một số còn bao gồm cả kích thước và trọng lượng hàng hoá. Phiếu gói hàng đuợc lập bởi nguời bán khi đóng gói hàng hoá.

1.2. Chức năng:

Phiếu đóng gói hàng hoá tạo điều kiện cho việc kiểm hàng hoá trong mỗi kiện. Phiếu thuờng đuợc lập thành 3 bản. Mỗi bản có tác dụng cụ thể:

– Một bản để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong kiện khi cần, nó là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán gửi.

– Một bản kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác lập thành bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng.

– Một bản còn lại lập hồ sơ lưu

1.3. Cấu trúc của phiếu đóng gói chi tiết trong bộ chứng từ:

– Tên, địa chỉ người yêu cầu: Doanh nghiệp thương mại tư nhân Tân Xuân, số 4 Chu Văn An, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

– Số L/C: 360101600173  ngày 16/12/2016

– Số hợp đồng: ABC/MUSA/BD/03/16-17  ngày 8/12/2016

– Số hóa đơn: MJF/BAG/54/16-17  ngày 30/12/2016

– Số vận đơn: OOLU2582046210  ngày 30/12/2016

– Hàng hóa: 2×40’ cont 350 bales 70000pcs new sacking jute bags vot 100% vegetables oil treated

– Tên tàu: ALIDRA VOY-029E

– Tên cảng xếp hàng: Cảng Chittagong, Bangladesh

– Tên cảng dỡ hàng: Cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam

– Ngày giao hàng: 30/12/2016

– Chữ ký người đại diện bên xuất khẩu.

Nhận xét:

          Đối chiếu với vận đơn, ta thấy hoàn toàn phù hợp, trùng hợp với các thông số về số hiệu tàu, trọng lượng tịnh, số lượng kiện hàng..

          Đối chiếu với hóa đơn, số lượng và khối lượng thực lúc hàng được giao là trùng khớp.

E. Certificate of Weight – Chứng nhận trọng lượng

Khái niệm: Là chứng từ xác nhận trọng lượng của hàng hóa thực giao. Giấy chứng nhận trọng lượng cũng có thể do người cung cấp hoặc tổ chức kiểm nghiệm hàng xuất nhập khẩu cấp, tùy theo sự thỏa thuận trong hợp đồng.

Khi thỏa thuận về các giấy chứng nhận phẩm chất số lượng hoặc trọng lượng cần đặc biệt quan tâm đến giấy chứng nhận lần cuối, bởi các giấy này sẽ có tác dụng quyết định trong việc giải quyết tranh chấp sau này. Phải qui định rõ kiểm tra lần cuối sẽ được thực hiện tại đâu, ai tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.

F. Certificate of Quality – Chứng nhận chất lượng

  1. LÝ THUYẾT

 1.1. Khái niệm: là giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuấ thoặc các tiêu chuẩn quốc tế.

1.2. Mục đích: chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn các chuyên giang bố kèm theo hàng hóa đến người bán thể hiện cam kết của mình với người mua về chất lượng hàng hóa.

  1. PHÂN TÍCH

Nội dung bao gồm:

– Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu

– Tiêu chí vận tải (tên phương tiệnvận tải, địa điểm bốc hàng/dỡ hàng.

– Tiêu chí về hàng hóa (độ ẩm, rủi ro do bốc hàng, vận chuyển hàng..)

– Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về chất lượng hàng hóa ở nước xuất khẩu

 

Trong bộ chứng từ mà nhóm thu thập được không có Giấy chứng nhận trọng lượng và chất lượng. Nhóm nhận định có thể hai bên giao dịch khá thường xuyên với nhau nên hai Giấy chứng nhận này có thể đã được lập từ những giao dịch trước.

G. Chứng nhận kiểm dịch thực vật và chứng nhận kiểm nghiệm

  1. Khái niệm: Là những chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc .v.v..

– Phytosanitary certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật) do cơ quan kiểm dịch thực vật cấp cho hàng hóa là thực vật hoặc có nguồn gốc là thực vật, xác nhận hàng hóa đã được kiểm dịch. Mục đích của các chuyên giang việc này là để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ.

Trong bộ chứng từ, Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được cấp bởi Bộ Nông nghiệp Bangladesh theo form IX.

– Inspection certificate (Giấy chứng nhận kiểm nghiệm): Chứng từ này là bằng chứng về sự kiểm nghiệm đã được thực hiện thông qua một bên thứ ba – cơ quan trung gian. Kết quả kiểm nghiệm được nêu trong giấy chứng nhận này.

Trong bộ chứng từ, Giấy chứng nhận kiểm nghiệm đã được lập dựa trên việc kiểm tra mẫu ngẫu nhiên về các tiêu chí chất lượng, trọng lượng, số lượng. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng bình quân.

H. Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ

  1. Lý thuyết

1.1. Định nghĩa

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những qui định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

C/O phải chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hoá: Giấy chứng nhận xuất xứ thì phải thể hiện được nội dung xuất xứ của hàng hoá, xuất xứ đó phải được xác định theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể.

1.2. Mục đích của C/O:

  • Ưu đãi thuế quan: xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
  • Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
  • Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.
  • Xúc tiến thương mại.

1.3. Đặc điểm của C/O:

Xuất phát từ mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ nêu trên mà Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) có đặc điểm:

  • C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể: tức là C/O chỉ được cấp cho hàng hoá tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu, khi đã có các thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng, thông tin về đóng gói hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi xếp hàng, nơi dỡ hàng, thậm chí thông tin về phương tiện vận tải. Xét theo thông lệ quốc tế, C/O có thể được cấp trước hoặc sau ngày giao hàng (ngày xếp hàng lên tàu) nhưng việc cấp trước này vẫn phải phản ánh được lô hàng xuất khẩu cụ thể. Trường hợp cấp trước thường xảy ra khi lô hàng đang trong quá trình làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hoặc đã làm thủ tục hải quan, chờ xuất khẩu.
  • C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định theo một qui tắc xuất xứ cụ thể và Qui tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận: C/O chỉ có ý nghĩa khi được cấp theo một qui tắc xuất xứ cụ thể mà nước nhập khẩu chấp nhận. Qui tắc xuất xứ áp dụng có thể là các qui tắc xuất xứ của nước nhập khẩu hoặc của nước cấp C/O (nếu nước nhập khẩu không có yêu cầu nào khác). C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi đó. Để phản ánh C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì thông thường các C/O được qui định về tên hay loại mẫu cụ thể.

1.4. Các nội dung cơ bản của C/O

  • Loại mẫu C/O: nhằm thể hiện C/O được cấp theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể tương ứng
  • Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu
  • Tiêu chí về vận tải (tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/ dỡ hàng, vận tải đơn…)
  • Tiêu chí về hàng hoá (tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hoá, trọng lượng, số lượng, giá trị…)
  • Tiêu chí về xuất xứ hàng hoá (tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hoá)
  • Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu.

1.5. Phân loại C/O

  • C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ cũng có thể là nước xuất khẩu.
  • C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ. Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước lai xứ

1.6. Các mẫu C/O hiện áp dụng tại Việt Nam

  • C/O mẫu B (cấp cho hàng XK)
  • C/O mẫu A (cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP)
  • C/O mẫu D (thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT giữa các nước ASEAN)
  • C/O mẫu E (ASEAN – Trung quốc)
  • C/O mẫu AK (ASEAN – Hàn quốc)
  • C/O mẫu S (VN-Lào; VN-Campuchia)
  • C/O Form T hàng dệt thủ các chuyên giang mỹ nghệ (VN-EU)
  • C/O form Turkey
  • C/O form DA59….
  1. Phân tích

2.1. Tiêu đề

  • Cơ quan cấp giấy chứng nhận: Phòng Thương mại và Các chuyên giang nghiệp Bagerhat (Đã được chính phủ Bangladesh các chuyên giang nhận)
  • Tên chứng từ: Giấy chứng nhận xuất xứ

2.2. Nội dung

  • Exporter (Nhà xuất khẩu): M/S Musa XYZ, địa chỉ Road No-28, House N0-10, Nirala, Khulna, Bangladesh
  • Consignee (Người nhận hàng): ABC Trading Private Enterprise, địa chỉ 04 Chu Van An street, Quang Trung ward, Thai Binh city, Thai Binh province, Vietnam
  • Invoice No. MJF/BAG/54/16-17. Date 30.12.2016: Ký hiệu và ngày lập hóa đơn
  • R/B.L No. OOLU2582046210. Date 30.12.2016: Ký hiệu và ngày lập vận đơn
  • Value: $62,300.00 – Giá trị của hóa đơn là 62300 Đô la Mỹ
  • Gross Weight: 52,833.40KGS – Tổng khối lượng
  • Net Weight: 51,088.40KGS – Khối lượng tịnh
  • Quantity – Số lượng: Ở đây là 350 kiện tương đương 70000 cái bao đay 100% VOT
  • Name of Packing – Đóng gói: 200 túi trong 1 kiện sắt
  • Marks and Numbers: Sản xuất tại Bangladesh, Bao đay 100% VOT ABC Trading Private Enterprise/Musa XYZ. Tổng khối lượng 52,833.40KGS, Khối lượng tịnh 51,088.40KGS
  • Description of Merchandise – Mô tả sản phẩm:

02X40’ CONTAINER’S

Tên hàng: 350 kiện bao đay 100%VOT mới

Quy cách: Kích thước: 40”X26”. Khối lượng: 730 GM+/-10 GM PER PCS. Porter and shots: 8×8 viền ở miệng bao, trên đầu khâu khô 4cm 1 đường xanh ở giữa.

Tổng số: 350 kiện tương đương 70000 bao (+/- 5%)

Đơn giá: 89$/ 100 bao

Điều kiện giao hàng: CFR HO CHI MINH SEAPORT, VIETNAM INCOTERMS 2000

Tổng giá: $62,300.00 (+/-5%)

Đóng gói: 200 bao mỗi kiện

Dán trên mỗi bao nội dung sau:

lOO PCT VEGETABLE OIL TREATED JUTE BAG ABC TRADING PRIVATE ENTERPRISE 04 CHU VAN AN STREET,QUANG TRUNG WARD ,THAI BINH CITY,THAI BINH PROVINCE,VIETNAM.

TEL: 0913291666

Chứng nhận rằng sản phẩm này có xuất xứ từ Bangladesh

Thư tín dụng số … Ngày phát hành 16/12/2016

Hợp đồng số… Ngày 08/12/2016

  • Chứng nhận của người yêu cầu cấp giấy chứng nhận:

Chúng tôi xin tuyên bố ở đây rằng mặt hàng nêu trên được sản xuất tại Bangladesh và sẽ được gửi từ Cảng Chittagong (Bangladesh) tới Cảng Hồ Chí Minh Việt Nam bằng tàu Alidra số hiệu V-029E sẽ khởi hành vào/khoảng 30/12/2016

  • Chứng nhận của cơ quan cấp giấy:

I, Bill of Exchange – Hối phiếu

  1. Lý thuyết.

1.1 Định nghĩa hối phiếu.

Hối phiếu là mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người bán ký phát để đòi tiền người mua. Hối phiếu có các đặc trưng:

  • Tính trừu tượng.
  • Tính bắt buộc.
  • Tính lưu thông.

1.2. Phân loại:

Trong thương mại quốc tế người ta gặp các loại Hối phiếu sau:

  • Hối phiếu thương mại; Hối phiếu Ngân hàng.
  • Hối phiếu trơn; Hối phiếu kèm chứng từ.
  • Hối phiếu đích danh; Hối phiếu theo lệnh.
  • Hối phiếu trả ngay; Hối phiếu trả kỳ hạn.
  • Hối phiếu nhờ thu; Hối phiếu tín dụng chứng từ.

1.3. Các thành phần có liên quan:

  • Người ký phát hối phiếu: Nhà xuất khẩu, người bán, người cung cấp dịch vụ.
  • Người chịu trách nhiệm thanh toán hối phiếu: (Theo thanh toán tín dụng chứng từ là Ngân hàng mở L/C, theo phương thức nhờ thu là Nhà nhập khẩu, người mua, người nhận cung cấp dịch vụ).
  • Người hưởng lợi: Nhà xuất khẩu, người bán, người cung cấp dịch vụ (hay một người khác được chỉ định).

1.4. Hình thức của hối phiếu:

  • Hình mẫu của hối phiếu dài hay ngắn không hề ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của nó. Hối phiếu được viết tay hay in sẳn theo mẫu đều có giá trị, thông thường người ta sử dụng hối phiếu in sẳn có các khoảng trống để cho người ký phát điền vào những nội dung cần thiết.  Tuy nhiên, khi điền vào, ngôn ngữ tạo lập hối phiếu phải bằng một thứ tiếng nhất định và thống nhất với ngôn ngữ đã in sẳn trên mẫu.  Thông thường là bằng tiếng Anh.
  • Không được viết lên hối phiếu bằng bút chì, mực đỏ hay mực dễ phai.
  • Hối phiếu được lập thành 01 hay nhiều bản. Thông thường, người ta lập thành hai bản.  Bản thứ nhất có ký hiệu là (1), Bản thứ nhì có ký hiệu là (2).  Hai bản này đều có giá trị ngang nhau, nhưng chỉ có một bản có giá trị thanh toán.  Đối với những quốc gia có tình hình chính trị bất ổn, hối phiếu có thể được lập thành ba hay bốn bản.  Những bản này cũng có giá trị ngang nhau.  Tuy nhiên, chỉ có bản đến trước là có giá trị thanh toán và những bản còn lại sẽ mất giá trị hiệu lực thanh toán.  Hối phiếu không có bản chính hay bản phụ.

1.5. Nội dung hối phiếu (chỉ khi thỏa mãn  những cái này thì BE mới có giá trị)

Theo các chuyên giang ước Geneva 1930 (ULB), một hối phiếu được coi là có giá trị khi có đủ 8 nội dung sau:

  • Tiêu đề hối phiếu: Hối phiếu phải ghi tiêu đề là Bill of Exchange hoặc 
  • Địa điểm và ngày ký phát hối phiếu: Thông thường, địa điểm ký phát hối phiếu là nơi ký phát hối phiếu hay một nơi khác vì nơi lập và nơi cư trú của người ký phát hối phiếu có thể khác nhau.  Nếu trên hối phiếu không có ghi nơi ký phát hối phiếu thì địa chỉ bên cạnh tên của người ký phát được coi là địa điểm ký phát hối phiếu và nếu trên hối phiếu không ghi địa chỉ của người ký phát hối phiếu thì hối phiếu đó không có giá trị.

Ngày ký phát hối phiếu có ý nghĩa quan trọng.  Nó chính là thời điểm xác định việc thành lập hối phiếu, đồng thời cũng là cơ sở xác định kỳ hạn trả tiền của hối phiếu.  Nó cũng là cơ sở để xác định thời hạn tối đa để xuất trình bộ chứng từ, đồng thời là cơ sở kiểm tra tính đồng nhất của bộ chứng từ.  Thông thường, ngày ký phát hối phiếu là ngày xuất trình Bộ chứng từ cho ngân hàng thanh toán.  Trường hợp thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, thì ngày hối phiếu không được trước ngày giao hàng ghi trên vận đơn (B/L), hóa đơn (Invoice) và cũng không thể sau ngày quá hạn của giá trị của thư tín dụng (L/C).

  • Kỳ hạn trả tiền: Là ngày mà người trả tiền có nhiệm vụ trả tiền.  Có hai loại. (thông thường được thể hiện bên cạnh hoặc phía dưới tiêu đề hối phiếu).

+ Trả tiền ngay: Có nghĩa là việc trả tiền được thực hiện ngay khi nhìn thấy hối phiếu, vì vậy trên hối phiếu sẽ thể hiện là: “At sight of this first B/E of Drafts”

+ Trả tiền sau: (Time-Usance BE)Việc thực hiện trả tiền được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định

Ví dụ: 

  • Trả sau X ngày khi nhìn thấy hối phiếu: “At X days after sight”
  • Trả sau X ngày kể từ ngày ký phát: “At X days after signes”
  • Trả sau X ngày kể từ ngày vận đơn: “At X days after bill of lading date”
  • Trả trong một ngày cụ thể trong tương lai: “On..(date) of this…firt or second B/E”
  • Người thụ hưởng: Tên họ, địa chỉ của người thụ hưởng phải được ghi rõ ràng, đầy đủ.  Theo luật quản chế ngoại hối ở Việt Nam, người thụ hưởng hối phiếu là các ngân hàng thương mại có chức năng kinh doanh ngoại hối và phải được Ngânhàngnhànướccấpgiấyphépkinhdoanh.
  • Người trả tiền hối phiếu (người bị ký phát): Tên họ người trả tiền phải được ghi rõ ràng, cụ thể và ghi vào sau chữ “To:”.  Nếu sử dụng phương thức thanh toán Nhờ thu, sau “To:” phải ghi tên nhà nhập khẩu.  Còn khi sử dụng phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ thì sau “To:” sẽ ghi tên Ngân hàng mở L/C và đồng thời, cần thể hiện thêm Số L/C, ngày phát hành L/C.
  • Người ký phát hối phiếu: Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát hối phiếu được ghi bên phải góc dưới của hối phiếu.  Chữ ký của người ký phát hối phiếu phải là chữ ký của người có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý thể hiện ý chí cam kết của họ nên sẽ do chính tay người lập hối phiếu ký.  Yêu cầu phải ký chữ ký thông dụng trong giao dịch.
  • Địa điểm thanh toán: nếu không có quy định khác thì đó là địa điểm của người bị ký phát.

Lệnh thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán vô điều kiện một số tiền nhất định.

https://indochina247.com/ Tel: 0914.858.166 or Tel: 0868356.797

===============

Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay chuyên nghiệp từ 14 nước Mỹ, Đức, Úc, Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Singapore, Malaysia, Bắc Âu, Nga……. về Việt Nam.

===============

Các dịch vụ khác:

– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Nhật về Việt Nam;

https://indochina247.com/dich-vu-chuyen-hang-xach-tay-tu-nhat-va-han-quoc-gia-re-va-nhanh-nhat/

– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Hàn Quốc về Việt Nam;

https://indochina247.com/dich-vu-hang-xach-tay-han-quoc-gia-tot-nhat-viet-nam/

– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Úc về Việt Nam;

https://indochina247.com/?s=uc

– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Mỹ về Việt Nam;

https://indochina247.com/?s=My

– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Anh về Việt Nam;

https://indochina247.com/?s=Anh

– Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Lào về Việt Nam;

https://indochina247.com/?s=L%C3%A0o

– Dịch vụ vận chuyển đường bộ từ Campuchia về Việt Nam;

https://indochina247.com/?s=Campuchia

– Dịch vụ vận chuyển đường bộ từ Thái lan về Việt Nam

https://indochina247.com/?s=Th%C3%A1i+Lan

  • Thông tin tư vấn dịch vụ vận chuyển:

https://indochina247.com/category/tin-tuc-2/