Kinh nghiệm xuất khẩu sắn lát sang Trung Quốc

Kinh nghiệm xuất khẩu sắn lát sang Trung Quốc

Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Việt Nam đang trên con đường hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế ngoại thương, việc giao kết hợp đồng giữa các quốc gia cần được đặc biệt chú trọng, quan tâm và phát triển. Các hoạt động thương mại quốc tế diễn ra ngày càng phổ biến, giao dịch giữa các thương nhân trong và ngoài nước cũng không ngừng tăng cường. Thông qua hợp đồng mẫu xuất khẩu sắn lát, công ty vận chuyển tư vấn quy trình xuất khẩu hàng rời sắn lát đi Trung Quốc.

I. Phân tích hợp đồng

1.1 Những nhận xét ban đầu về hợp đồng

1.1.1  Chủ thể:

– Chủ thể tham gia thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có bên mua là CHINA FUEL CO., Ltd., và bên bán là SAI GON LIMITED COMPANY (Công ty TNHH Sài Gòn).

– Chủ thể là pháp nhân có đăng ký kinh doanh, do vậy có đầy đủ tư cách pháp lý.

1.1.2 Đối tượng

– Đối tượng: Sắn lát khô Việt Nam (Tapioca Chips).

– Vài nét về mặt hàng sắn lát khô xuất khẩu: Sắn lát khô chủ yếu được sử dụng trong chu trình sản xuất thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, chúng còn được sử dụng để sản xuất rượu và một số sản phẩm khác.

Xét chiếu trong Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì đối tượng này không nằm trong danh mục hàng cấm, hoặc quản lý bằng hạn ngạch, hay bằng giấy phép hoặc cả hai. Do đó đối tượng của hợp đồng là hợp pháp.

1.1.3 Hình thức

– Hợp đồng được kí kết bằng văn bản. Đây là hình thức hợp pháp.

– Hợp đồng có đầy đủ bố cục của một hợp đồng mua bán quốc tế

+ Số hiệu của hợp đồng;

+ Thời điểm ký kết hợp đồng;

+ Tên và địa chỉ các bên tham gia ký kết hợp đồng;

+ Các điều khoản và điều kiện;

+ Chữ ký của người có đủ thẩm quyền và dấu.

1.2 Các điều khoản trong hợp đồng

1.2.1 Điều khoản tên hàng

– Tên hàng: Sắn lát khô Việt Nam

– Điều khoản tên hàng được viết theo cách thức tên hàng kèm tên xuất xứ.

1.2.2 Điều khoản phẩm chất hàng

Được quy định dựa vào hàm lượng chất chủ yếu của hàng:

– Hàm lượng chất có ích được quy định hàm lượng phần trăm tối thiểu:

+ Tinh bột: Tối thiểu 70%.

– Hàm lượng chất không có ích được quy định hàm lượng phần trăm tối đa:

+ Độ ẩm: Tối đa 15%

+ Sợi thô: Tối đa 4%

+ Tạp chất như cát/ hạt silica: tối đa 2%

+ Các nguyên tố hóa học nặng: chì (tối đa 0.2mg/kg), chất a-xen (tối đa 0.2mg/kg), NAHSO3/SO2 (tối đa 0.03g/kg).

Bên cạnh đó, hợp đồng còn đề cập đến phương pháp xác định và mức độ thưởng phạt khi có sự chênh lệch với yêu cầu đề ra:

+ Nếu hàm lượng tinh bột bị thiếu một lượng không đáng kể, hay độ ẩm, hàm lượng tạp chất bị dư thừa thì giá sẽ bị khấu hao mất 2.5USD/kg.

+ Nếu độ ẩm vượt quá 18% thì bên mua có quyền từ chối nhận hàng.

+ Nếu trọng lượng bị hao hụt quá 0.2% thì người bán sẽ phải đền bù.

+ Nếu có tranh chấp xảy ra thì sẽ lấy kết quả kiểm định của bên thứ ba là công ty kiểm định do người mua và người bán chỉ định làm kết quả cuối cùng.

-> Như vậy, có thể thấy điều khoản phẩm chất trong hợp đồng này được quy định chặt chẽ.

1.2.3 Điều khoản số lượng

2,000Mt +/- 5% theo người Bán

– Đơn vị tính: MT (Đơn vị theo hệ đo lường).

– Phương pháp quy định số lượng: quy định phỏng chừng (5,000 Mt với dung sai 5%).

1.2.4 Điều khoản giá cả

– Đơn giá: 177USD/Mt.

– Đồng tiền tính giá là của nước thứ ba: Đô la Mỹ.

– Phương pháp quy định giá: theo đơn giá. Trong hợp đồng chỉ nêu ra một loại giá, nghĩa là giá được xác định tại thời điểm ký kết và không thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng.

– Giá được tính theo CFR FO CY, đây là một dạng biến thể của CFR trong Incoterm 2010. Tức là người bán ký hợp đồng vận chuyển, trả cước phí cho chặng vận tải quốc tế để giao hàng đến cảng đích quy định; người bán thông quan xuất khẩu, không thông quan nhập khẩu; người bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm; người bán không phải chịu phí dỡ hàng tại cảng đến.

+  Tuy người bán là phía thuê phương tiện vận tải nhưng thường sẽ chỉ làm ở mức độ trung bình và nếu hàng gặp vấn đề trong quá trình vận chuyển thì người mua hoặc hãng bảo hiểm (do người mua sắp xếp) sẽ chịu trách nhiệm.

+ Hàng được tập kết ở bãi container tại cảng đi, và phải chịu thêm:

  • Phụ phí THC (Phụ phí xếp dỡ tại cảng) là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Thực chất là cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác và sau đó hãng tàu sẽ nhận được số tiền đó từ chủ hàng. Và trong trường hợp này thì phí THC do người bán chịu.
  • Phụ phí EBW: Phụ phí khi thời tiết xấu đột ngột. Và theo hợp đồng này quy định thì phụ phí EBW do người bán trả.
  • Ngoài ra thì hàng không phải chịu phí lưu tại kho riêng trong vòng 21 ngày tại cảng dỡ hàng.

1.2.5 Điều khoản giao hàng:

– Hàng được giao trong container 40 feet;

– Cảng xếp hàng: Cảng Hồ Chí Minh hoặc Cảng Cái Mép, Việt Nam;

– Cảng dỡ hàng: Cảng Lianyungang, Trung Quốc;

– Cho phép giao hàng từng phần;

– Cho phép trung chuyển, nhưng nếu có trung chuyển thì người bán phải có chứng nhận hàng còn nguyên niêm phong;

– Giao hàng muộn nhất vào ngày 30/04/2016 -> phương thức xác định thời gian giao hàng: dùng một ngày được coi là thời hạn cuối cùng của việc giao hàng.

– Thời gian giao hàng trên, tùy theo nguyện vọng của người mua, mà có thể chậm quá 2 tuần nếu được cho phép. Giá trị hàng trong hóa đơn cũng bị khấu trừ như sau: thêm 1 tuàn thì khấu trừ 0.5USD/Mt , thêm 2 tuần thì khấu trừ 1USD/Mt.

-> Do số lượng hàng tương đối lớn nên hai bên thỏa thuận cho phép giao hàng nhiều lần, tạo thuận lợi cho người bán trong quá trình chuẩn bị hàng.

Trong hợp đồng này không nêu rõ về số lần thông báo giao hàng và nội dung mỗi lần thông báo.

1.2.6 Điều khoản kiểm định/bảo hiểm:

*Kiểm định:

– Cách xác định trọng lượng: Lấy trọng lượng của container đã được chất hàng cùng với xe tải trừ đi trọng lượng container trống, xe tải trống và trọng lương bao bì. Hoặc lấy trọng lượng của toàn bộ hàng khi chưa xếp lên container trừ đi tỉ lệ bì. Việc đo đạc được hướng dẫn bởi thanh tra từ Intertek Vietnam Limited/ South America Survey Ltd.

– Việc kiểm định được tiến hành ở cảng xếp hàng bởi Intertek Vietnam Limited/ South America Survey Ltd.

– Trong trường hợp chất lượng và số lượng của hàng không đúng như quy định trong hợp đồng thì người mua có quyền yêu cầu bên thứ ba, được chỉ định bởi người bán và người mua, tiến hành kiểm định lại. Kết quả kiểm định lại được coi là bằng chứng cuối cùng. Phí kiểm định lần hai sẽ do bên có lỗi chịu. Người mua phải chấp nhận yêu cầu của bên bán.

– Điều kiện hun trùng: Sau khi hàng được xếp lên tàu mà việc hun trùng bị ảnh hưởng gì thì chi phí sẽ do người bán chịu. Không được có côn trùng sống bên trong. Nếu tại cảng dỡ hàng phát hiện được có côn trùng sống, thì mọi chi phí liên quan (tiền phạt) sẽ do người bán chịu.

-> Trong hợp đồng đã chỉ rõ công ty kiểm định là Interek Vietnam và South America Survey Ltd. Đây là hai công ty có tiếng trong công tác kiểm nghiệm, giám định và chứng nhận sản phẩm. Từ đó cho thấy sự cẩn thận trong việc biên soạn hợp đồng của hai bên và sự chi tiết trong các quy định.

* Bảo hiểm: Do người mua quyết định.

1.2.7 Điều khoản thanh toán:

– Người mua hay bên thứ ba được cử bởi người mua mở thư tín dụng trả ngay chiết khấu tự do100%, không thể hủy ngang. Thư tín dụng phải được mở trong vòng 5 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng và được thông báo cho ngân hàng của người bán. Thư tín dụng có thể được chiết khấu và thanh toán ở bất cứ ngân hàng nào tại Việt Nam. Người mua phải thông báo cho người bán tên của ngân hàng phát hành, hối phiếu trước khi được phê chuẩn.

-> L/C chiết khấu có thể quy định việc trả tiền được thực hiện tại Ngân hàng được chỉ định bằng cách chiết khấu hối phiếu trả ngay. Ngân hàng được chỉ định có thể là một Ngân hàng bất kỳ hoặc là một Ngân hàng được chỉ định đích danh hoặc là một Ngân hàng xác nhận L/C. Trong hơp đồng có ghi unrestricted L/C tức là thư tín dụng chiết khấu tự do, theo đó người hưởng lợi có thể tự do xuất trình hối phiếu và chứng từ tại bất kỳ Ngân hàng nào để chiết khấu. L/C quy định việc chiết khấu được thực hiện tại một Ngân hàng được chỉ định đích danh (ví dụ tại XYZ Bank) hoặc tại Ngân hàng xác nhận được gọi là L/C chiết khấu hạn chế (restricted L/C), theo đó thông thường người hưởng lợi sẽ phải xuất trình tại Ngân hàng được chỉ định đích danh hoặc tại Ngân hàng xác nhận để chiết khấu. Bên cạnh đó, ở đây còn quy định là thư tín dụng trả ngay, không thể hủy ngang, nghĩa là, sau khi được mở thì ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho bên xuất khẩu ngay khi bên xuất khẩu nộp bộ chứng từ và bên nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu không có sự đồng ý của bên xuất khẩu. Từ đó rõ ràng thấy loại thư tín dụng được quy định trong hợp đồng đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu.

–  Trong hợp đồng có ghi rõ ngân hàng thông báo Ngân hàng TMCP Phương Đông Việt Nam và các loại chứng từ cần giao nộp để được thanh toán/chiết khấu:

+ 03 bản vận đơn được lập theo lệnh của người bán và có dấu “Đã trả cước phí”, thông báo cho người mua.

+ 03 bản chính và 02 bản sao hóa đơn thương mại có chữ ký được phát hành bởi người bán.

+ 03 bản chính và 02 bản sao phiếu đóng gói được phát hành bởi người bán.

+ 01 bản chính và 02 bản sao giấy chứng nhận kiểm dịch cho thấy người nhận hàng là người đề nghị.

+ 01 bản chính và 02 bản sao giấy chứng nhận hun trùng.

+ 01 bản chính và 03 bản sao giấy chứng nhận xuất xứ “Form E” cho thấy người nhận hàng là người đề nghị.

+ 01 bản chính và 02 bản sao giấy chứng nhận chất lượng được phát hành bởi Interek Vietnam Limited/South America Survey LTD.

+ 01 bản chính và 02 bản sao giấy chứng nhận trọng lượng được phát hành bởi Interek Vietnam Limited/South America Survey LTD.

+ 01 bản chính và 02 bản sao giấy chứng nhận phân tích thành phần cho thấy hàm lượng các nguyên tố nặng, được phát hành bởi Interek Vietnam Limited/South America Survey LTD.

+ 01 bản chính và 02 bản sao giấy chứng nhận vệ sinh container được phát hành bởi Interek Vietnam Limited/South America Survey LTD.

+ 01 bản chính và 02 bản sao giấy chứng nhận xuất xứ được phát hành bởi Interek Vietnam Limited/South America Survey LTD.

-> Về cơ bản, bộ chứng từ được quy định khá rõ ràng và đầy đủ, tuy nhiên, L/C ở đây là L/C chiết khấu tự do 100% mà trong bộ chứng từ xuất trình trong ngân hàng lại không có hối phiếu.

 

– Trong L/C có bao gồm các quy định dưới đây:

+ Cho phép chênh lệch trên dưới 10% giá trị và trọng lượng lô hàng.

+ Cho phép giao hàng từng phần.

+ Cho phép trung chuyển, nhưng phải có giấy chứng nhận hàng còn nguyên niêm phong.

+ Cho phép các lỗi đánh máy, ngoại trừ các lỗi trong phần mô tả hàng hóa và tên hàng.

+ Mọi chi phí liên quan tới ngân hàng tại Việt Nam sẽ do người bán chịu. Mọi phí liên quan tới ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam sẽ do người mua chịu. Mọi chi phí sửa đổi L/C sẽ do bên có lỗi chịu.

+ Thời hạn xuất trình bộ chứng từ: các chứng từ phải được xuất trình trong vòng 07 ngày làm việc sau ngày vận đơn được phát hành và trong thời gian thư tín dụng còn giá trị.

Bên bán cần thông báo qua fax với bên mua trong vòng 3 ngày làm việc sau khi hàng được xếp lên tàu: tên tàu chở hàng, ngày tàu khởi hành, tên hàng, trị giá hóa đơn và lượng hàng được giao.

1.2.8 Điều khoản bất khả kháng:

Bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng trở thành không thể thực hiện được, mà không ai bị coi là chịu trách nhiệm.

Ở đây mới nêu các sự kiện tạo nên bất khả kháng (như là chiến tranh, hỏa hoạn, bạo động, khởi nghĩa, đình công, nổi loạn…), chứ không chỉ rõ nghĩa vụ của các bên liên quan đến bất khả kháng. Do đó có thể dẫn đến tình huống khi bất khả kháng xảy ra, sẽ có sự tranh chấp về nghĩa vụ của các bên. Và ví dụ như một bên muốn hủy hợp đồng thì có được hay không? Với hợp đồng này thì khó có thể trả lời được điều đó.

1.2.9 Điều khoản trọng tài:

– Địa điểm trọng tài: Nước thứ ba được chấp thuận bởi cả bên bán và bên mua.

– Tuy nhiên chưa quy định luật áp dụng. Đây là một khe hở trong hợp đồng này.

 

* Các điều khoản còn thiếu:

– Trong hợp đồng không có điều khoản khiếu nại.

Khiếu nại là các đề nghị do một bên đưa ra đối với bên kia do số lượng, chất lượng giao hàng hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã được quy định trong hợp đồng.

Trong điều khoản này các bên quy định trình tự tiến hành khiếu nại, thời hạn có thể nộp đơn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc phát đơn khiếu nại, các phương pháp điều chỉnh khiếu nại.

Trong điều khoản kiểm dịch, có nhắc đến việc khiếu nại của bên mua nhưng chưa chỉ rõ thời hạn khiếu nại, bộ hồ sơ khiếu nại, cách thức giải quyết khiếu nại. Từ đó có thể dẫn đến khe hở trong hợp đồng.

– Trong hợp đồng không có điều khoản vận tải. Nên điều kiện vận tải không được nói rõ. Nhưng trong điều khoản đơn giá có ghi giá được tính theo CFR nên do hợp đồng không quy định gì thêm, các bên tự hiểu là hàng được giao theo phương thức CFR, tức là người bán ký hợp đồng vận chuyển và trả cước phí cho chặng vận tải quốc tế để giao hàng đến cảng đích quy định; người bán thông quan nhập khẩu, không thông quan xuất khẩu.

– Không có điều khoản phạt.

Thông thường, trong hợp đồng mua bán có điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại, trong đó quy định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện (toàn bộ hay một phàn). Điều khoản này cùng lúc nhắm vào hai mục tiêu:

+ Ngăn ngừa đối phương có ý định không thực hiện hay thực hiện không tốt hợp đồng.

+ Xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra.

Trong điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại thường quy định các trường hợp phạt sau:

+ Phạt chậm giao hàng.

+ Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng.

+ Phạt do chậm thanh toán.

Ở hợp đồng giữa Công ty TNHH Sài Gòn và China Fuel Co., Ltd. Tuy không có quy định riêng về điều khoản phạt và bồi thường hợp đồng nhưng đã lồng ghép phần nào trong các điều khoản khác:

+ Ở điều khoản phẩm chất hàng hóa đã quy định về trường hợp giao hàng không phù hợp về chất lượng.

+ Ở điều khoản giao hàng có quy định về trường hợp giao hàng chậm.

+ Nhưng chưa có quy định phạt về việc chậm thanh toán.

II. Phân tích bộ chứng từ

2.1 Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)

  1. Tổng quan

Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản của công tác thanh toán và do người bán (shipper) phát hành để yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hoá đơn. Hoá đơn nói rõ đặc điểm hàng hoá, đơn giá và tổng trị giá của hàng hoá, điều kiện cơ sở giao hàng (theo INCOTERM), phương thức thanh toán, phương thức chuyên chở hàng.

Có thể kể đến 5 tác dụng chủ yếu của hóa đơn thương mại như sau:

– Đóng vai trò trung tâm của bộ chứng từ thanh toán. Trong bộ chứng từ có hối phiếu kèm theo thì qua hóa đơn người mua có thể kiểm tra lệnh đòi tiền trong hối phiếu; khi không có hối phiếu thì hóa đơn có tác dụng thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi và trả tiền.

– Trong việc khai báo hải quan, hóa đơn nói lên giá trị của hàng hóa và là bằng chứng của sự mua bán, trên cơ sở đó, người ta tiến hành giám sát, quản lý và tính tiền thuế.

– Hóa đơn cung cấp những chi tiết cần thiết về hàng hóa cho việc thống kê, đối chiếu hàng hóa với hợp đồng và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

– Trong nghiệp vụ tín dụng, hóa đơn thương mại với chữ ký chấp nhận trả tiền của người mua có thể đóng vai trò làm chứng từ đảm bảo cho việc vay mượn.

– Hóa đơn thương mại còn được dùng để xin giấy chứng nhận xuất xứ, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, xuất trình cho cơ quan quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu xin cấp ngoại tệ…

  1. Phân tích

Các nội dung thể hiện trên hóa đơn:

– Số hiệu hóa đơn: 01/HX – HG – 163003

Ngày lập hóa đơn: 15/04/2016

Số hiệu L/C: LC1093716011111

– Số hiệu hợp đồng: HX – HG – 163003

– Bên bán:

SAI GON LIMITED COMPANY (Công ty TNHH Sài Gòn).

Tỉnh ĐồngNai, Việt Nam

– Bên mua:

CHINA FUEL CO., Ltd

Sơn Đông, Trung Quốc

– Cảng xếp hàng: Cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam

– Cảng dỡ hàng: Cảng Lianyungang, Trung Quốc

– Phương tiện vận chuyển: SITC SHANGHAI V.1611N

 

Mô tả hàng hóaTrọng lượngĐơn giá (USD/MT)Tổng tiền (USD)

Tên hàng hoá: Sắn lát khô Việt Nam

– Hàm lượng chất có ích được quy định hàm lượng phần trăm tối thiểu:

+ Tinh bột: Tối thiểu 70%.

– Hàm lượng chất không có ích được quy định hàm lượng phần trăm tối đa:

+ Độ ẩm: Tối đa 15%

+ Sợi thô: Tối đa 4%

+ Tạp chất như  cát/ hạt silica: tối đa 2%

+ Các nguyên tố hóa học nặng: chì (tối đa 0.2mg/kg), chất a-xen (tối đa 0.2mg/kg), NAHSO3/SO2 (tối đa 0.03g/kg).

Xuất xứ: Việt Nam

Trọng lượng gộpTrọng lượng tịnh
556.98556.980

177.00

Điều kiện giao hàng: CFR FO CY

LIANYUGANG PORT, CHINA

98,545.46
Tổng556.98556.980 98,545.46

 

Nhận xét (Đối chiếu UCP600)

– Người lập hóa đơn thương mại là người bán, hóa đơn thương mại được lập cho người mua.

– Hóa đơn thương mại có chữ ký và đã được được quy định rõ trong L/C.

– Hóa đơn ghi đúng tên người bán, người mua ghi trong hợp đồng.

– Việc mô tả hàng hóa, dịch vụ hay các giao dịch khác trong hóa đơn phù hợp với mô tả hàng hóa trong L/C và trong hợp đồng về số lượng, ký hiệu, giá cả, quy cách, chủng loại.

– Đồng tiền ghi trong hóa đơn thương mại và đơn vị trong lượng áp dụng trùng khớp với hợp đồng.

– Hóa đơn thể hiện được điều kiện giao hàng, kèm tên cảng dỡ hàng.

– Số lượng hàng được giao trong hóa đơn nhỏ hơn số lượng quy định trong hợp đồng => đây là giao hàng từng phần.

-> Hóa đơn thương mại thường do các công ty lựa chọn và tự soạn thảo. Trong mẫu hóa đơn này đã có các nội dung cơ bản về người mua và người bán, cảng xếp hàng, dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, số hiệu L/C. Tuy nhiên để chặt chẽ, tỉ mỉ hơn thì trong hóa đơn nên có thêm tên và địa chỉ người được thông báo, tên ngân hàng phát hành L/C. Nhưng do trong L/C chỉ yêu cầu hóa đơn có chữ ký tay của người hưởng lợi, số hiệu L/C và số hiệu hợp đồng. Những mục này đều đã có trong hóa đơn nên đây là hóa đơn hợp lệ, có thể dùng trong thanh toán.

2.2 Phiếu đóng gói (Packing list)

  1. Tổng quan

Phiếu đóng gói (packing list) là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định, do chủ hàng (người gửi hàng) lập ra. Có hai loại phiếu đóng gói: Phiếu đóng gói chi tiết liệt kê tỉ mỉ hàng hóa trong kiện hàng, có tiêu đề là phiếu đóng gói chi tiết. Phiếu đóng gói trung lập không ghi tên người bán và người mua nhằm để người mua sử dụng phiếu này bán lại hàng hóa cho người thứ ba.

  1. Phân tích

* Trên phiếu đóng gói có các nội dung sau:

– Số hiệu hóa đơn: 01/HX – HG – 163003

Ngày lập hóa đơn: 15/04/2016

Số hiệu L/C: LC1093716011111

– Số hiệu hợp đồng: HX – HG – 163003

– Bên bán:

SAI GON LIMITED COMPANY (Công ty TNHH Sài Gòn).

Tỉnh ĐồngNai, Việt Nam

– Bên mua:

CHINA FUEL CO., Ltd

Sơn Đông, Trung Quốc

– Cảng xếp hàng: Cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam

– Cảng dỡ hàng: Cảng Lianyungang, Trung Quốc

– Phương tiện vận chuyển: SITC SHANGHAI V.1611N

– Thông tin hàng hóa: tên hàng hóa và trọng lượng hàng hóa (trọng lượng gộp và trọng lượng tịnh) và cách đóng gói.

Mô tả hàng hóaTrọng lượng gộpTrọng lượng tịnh

Tên hàng hoá: Sắn lát khô Việt Nam

Đóng gói: Với số lượng lớn, trong 1 container 40’

556.98556.980
Tổng556.98556.980

-> Đây là trường hợp phiếu đóng gói chi tiết (Detailed Packing list), đã nêu rõ người mua, người bán, trọng lượng, đóng gói…

Các nội dung phù hợp trong Hóa đơn thương mại về: Số hóa đơn thương mại; Người bán và người mua; Địa chỉ người bán và người mua; Cảng xếp hàng và dỡ hàng; Tên tàu và số hiệu tàu; Trọng lượng hàng hóa.

* Hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói nhiều khi nhìn gần giống nhau (vì thường được tạo ra từ một mẫu), và có nhiều thông tin trùng nhau, nhưng có chức năng khác nhau nên cần những dữ liệu đặc thù riêng.

Hóa đơn thương mại là chứng từ thiên về chức năng thanh toán, trên đó quan trọng thể hiện hàng hóa bao nhiêu tiền. Còn phiếu đóng gói lại cần thể hiện hàng hóa được đóng gói như thế nào, bao nhiêu kiện, trọng lượng và thể tích bao nhiêu…

– Nhìn vào phiếu đóng gói này, bên mua hiểu được lô hàng được đóng gói như thế nào. Điều này sẽ giúp bên mua tính toán được:

  • Cần bao nhiêu chỗ để xếp dỡ, chẳng hạn 1 container 40’ loại cao;
  • Có thể xếp dỡ hàng bằng công nhân, hay phải dùng thiết bị chuyên dùng như xe nâng, cẩu…;
  • Phải bố trí phương tiện vận tải bộ như thế nào, chẳng hạn dùng xe loại mấy tấn, kích thước thùng bao nhiêu mới phù hợp;
  • Sẽ phải tìm mặt hàng cụ thể nào đó ở đâu (pallet nào) khi hàng phải kiểm hóa, trong quá trình làm thủ tục hải quan.

2.3 Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of Weight)

  1. Tổng quan

Là chứng từ xác nhận số lượng/trọng lượng của hàng hóa thực giao. Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng cũng có thể do người cung cấp hoặc tổ chức kiểm nghiệm hàng xuất nhập khẩu cấp, tùy theo sự thỏa thuận trong hợp đồng.

Khi thỏa thuận về các giấy chứng nhận phẩm chất số lượng hoặc trọng lượng cần đặc biệt quan tâm đến giấy chứng nhận lần cuối, bởi các giấy này sẽ có tác dụng quyết định trong việc giải quyết tranh chấp sau này. Phải qui định rõ kiểm tra lần cuối sẽ được thực hiện tại đâu, ai tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.

  1. Phân tích

– Các nội dung được thể hiện trên giấy chứng nhận trọng lượng:

+ Người giao hàng đồng thời là người bán:

Công ty TNHH Sài Gòn

tỉnh Đồng Nai, Việt Nam

+ Người nhận: Theo lệnh (của người giao hàng)

+ Mặt hàng : Sắn lát khô Việt Nam

+ Xuất xứ: Việt Nam

+ Số lượng: 20 x 40’HC CONTAINERS

+ Trọng lượng: Trọng lượng tịnh: 556.980 MTS / Trọng lượng cả bì: 556.980 MTS -> vì hàng được đóng trong các kiện rồi được xếp vào container chứ không đóng trong các gói nhỏ nên trọng lượng tịnh cũng bằng trọng lượng cả bì.

+ Đóng gói: trong kiện xếp trong các container 40 feet

+ Tên tàu: SITC SHANGHAI V.1611

+ L/C No: LC1093711111

+ Cảng xếp hàng: Cảng Hồ Chí Minh , Việt Nam

+ Cảng dỡ hàng: cảng Lianyungang , Trung Quốc

+ Số hiệu vận đơn và ngày phát hành: SITSGLYG089008 phát hành ngày 15/04/2016

+ Địa điểm kiểm định: kho hàng của người chuyên chở

+ Thời gian kiểm định: từ 9-11/04/2016

– Kết quả kiểm tra: trọng lượng hàng ở cảng xếp hàng là 556.980 MTS (theo trọng lượng cả bì)

 

STTSố hiệu ContainerSeal niêm phong containerTrọng lượng tịnhTrọng lượng cả bìGhi chú
1TCNU 5524109SITB 24939128.15028.150 
2UETU 5292632SITB 24939028.17028.170 
3SITU 9125027SITB 24928228.22028.220 
4BMOU 4904630SITB 24949626.06026.060 
5TGHU 6554619SITB 24949526.02026.020 
6TCNU 7714031SITB 24928927.86027.860 
7SITU 9028710SITB 24929627.70027.700 
8SEGU 4318093STTB 24924928.10028.100 
9SITU 9108879SITB 24925428.13028.130 
10SITU 9087706SITB 24924728.08028.080 
11TEMU 7823937SITB 2493T528.09028.090 
12UETU 5286603SITB 24925128.17028.170 
13UETU 5250750STTB 25446728.04028.040 
14TCNU 5290464SITB 25447028.30028.300 
15SITU 9117079SITB 25447528.27028.270 
16SEGU 5595805SITB 25448028.04028.040 
17TGHU 6795642SITB 25446928.06028.060 
18SITU 9021911SITB 25447327.74027.740 
19SITU 9030549SITB 25438428.24028.240 
20SITU 9083889SITB 25439527.54027.540 
Total556.980556.980 

 

Nhận xét:

– Thông thường, sắn xuất khẩu bằng 02 hình thức gồm: xuất bằng container và  bằng tầu hàng rời (bulk carrier). Tại Cảng Quy Nhơn và Nha Trang, toàn bộ lượng sắn và tinh bột được xuất đi bằng tầu hàng dời với các tầu có tải trọng 5-10 nghìn DWT. Cảng Sài Gòn phần lớn xuất bằng container với đơn hàng 1-3 nghìn DWT

– Việc kiểm nghiệm trọng lượng được tiến hành cẩn thận và đầy đủ, rõ ràng về trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bì đối với từng container. Có thể thấy trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bì bằng nhau, do mặt hàng này được quy định đóng trong các kiện và xếp vào container chứ không đóng thành bao bì.

– Trọng lượng hàng hóa được kiểm tra bởi SOUTH AMERICA SURVEY LTD- một trong những công ty có tiếng trong công tác kiểm nghiệm, giám định và chứng  nhận sản phẩm, kiểm tra đầy đủ số lượng hàng hóa như hợp đồng đã thỏa thuận.

– Các ghi chú về hàng hóa trong giấy chứng nhận trọng lượng đều trùng khớp với mô tả hàng hóa trong vận đơn.

– Trong hợp đồng có quy định về số lượng là 2000 Mt với dung sai 5% và cho phép giao hàng từng phần, ở giấy chứng nhận trọng lượng mới có 556.980Mt, điều đó có nghĩa là đây chỉ là chứng nhận trọng lượng cho một trong số các lần giao hàng của người bán.

2.4 Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality)

  1. Tổng quan

Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với điều khoản của hợp đồng. Giấy chứng nhận phẩm chất có thể do người cung cấp hàng, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm hàng xuất khẩu cấp, tùy theo sự thỏa thuận của hai bên mua bán.

  1. Phân tích

– Giấy chứng nhận phẩm chất này do đơn vị kiểm nghiệm hàng cấp, ở đây là SOUTH AMERICA SURVEY như trong hợp đồng quy định.

– Giấy chứng nhận phẩm chất cũng có những ghi chú tương tự về mặt hàng như trong giấy chứng nhận trọng lượng: tên người giao hàng, người nhận, tên mặt hàng, xuất xứ, số lượng, trọng lượng, đóng gói, tên tàu, số hiệu L/C, tên cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, số hiệu B/L và ngày phát hành, nơi kiểm định, thời gian kiểm định.

– Do mặt hàng là nông sản (sắn lát) nên việc kiểm định chất lượng được thực hiện bằng cách lựa chọn mẫu hàng để đại diện cho toàn bộ hàng hóa.

– Theo kết quả kiểm định :

 

STTĐặc điểm
kỹ thuật
Kết quả kiểm định ở cảng xếp hàngPhương pháp kiểm định
1Tinh bột75.060%GAFTA 28.1:2003
2Độ ẩm13.28%GAFTA 2.1:2003
3Sợi thô3.25%GAFTA 10.0:2003
4Tạp chất như cát, silica1.94%GAFTA 13.0:2003

 

(GAFTA -Hiệp hội Mua bán gạo và lúa mạch ở London (the London-based Grain and Feed Trade Association)

– Thời gian kiểm định : từ 9-11/04/2016

– Việc kiểm tra đã được tiến hành theo những điều kiện và điều khoản của công ty South America Survey, đạt tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa xuất khẩu với mặt hàng sắn lát khô, cũng như theo hợp đồng đã quy định, đó là hàm lượng tinh bột đạt tối thiểu 70%, độ ẩm tối đa 15%, sợi thô tối đa 4% và tạp chất không quá 2%.

2.5 Giấy chứng nhận kiểm nghiệm (Certificate of Analysis)

  1. Tổng quan

Chứng nhận kiểm nghiệm (C/A) là bản phân tích thành phần sản phẩm, nhằm giới thiệu các chỉ tiêu thành phần có trong sản phẩm, thông thường người ta hay gặp trong các sản phẩm: thực phẩm, đồ uống, hóa mỹ phẩm… là các sản phẩm ít nhiều có hóa chất phi tự nhiên.

  1. Phân tích

– Giấy chứng nhận kiểm nghiệm cũng có những ghi chú tương tự về mặt hàng như trong giấy chứng nhận trọng lượng: tên người giao hàng, người nhận, tên mặt hàng, xuất xứ, số lượng, trọng lượng, đóng gói, tên tàu, số hiệu L/C, tên cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, số hiệu B/L và ngày phát hành, nơi kiểm định, thời gian kiểm định.

– Cách thức kiểm nghiệm là theo mẫu.

Kết quả kiểm tra như sau:

STTNguyên tố
hóa học nặng
Kết quả kiểm địnhPhương pháp
1PB (LEAD)0.18 mg/kgAOAC 999.11
2AS (ARSENIC)Không cóAOAC 986.15
3NAHSO3/O2Không cóAOAC 990.28

So sánh kết quả kiểm định với những tiêu chuẩn về xuất khẩu đối với mặt hàng sắn lát khô, kết hợp với những điều khoản về phẩm chất hàng trong hợp đồng , đó là thành phần các nguyên tố hóa học nặng: chì tối đa 0.2 mg/kg, chất A-xen tối đa 0.2 mg/kg, NAHSO3/SO2 tối đa 0.03 g/kg cho thấy hàng xuất khẩu có chất lượng cao, an toàn, không nhiễm nhiều kim loại nặng, hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn cho xuất khẩu.

2.6 Giấy chứng nhận vệ sinh container (Certificate of Container cleanliness)

Ngoài các mục như trong các giấy chứng nhận trọng lượng, giấy chứng nhận chất lượng: tên người giao hàng, người nhận, tên mặt hàng, xuất xứ, số lượng, trọng lượng, đóng gói, tên tàu, số hiệu L/C, tên cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, số hiệu B/L và ngày phát hành, nơi kiểm định, thời gian kiểm định; thì giấy chứng nhận vệ sinh container có kết luận: Theo như kết quả kiểm tra , container hoàn toàn sạch sẽ và khô ráo, phù hợp để chứa và vận chuyển sắn lát khô.

-> Container đã được cấp giấy chứng nhận kiểm định trước khi bốc hàng và giao hàng, nên bên bán sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về bất kỳ sai lệch về chất lượng và định lượng, phát sinh bên ngoài của sản phẩm và các ảnh hưởng/ thâm hụt phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa

Giấy chứng nhận được phát hành tại cảng bốc hàng và không phát sinh bất cứ trở ngại nào

Giấy chứng nhận đã được đóng dấu và có chữ kí xác minh của tập đoàn South America Survey.

2.7 Chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate)

  1. Tổng quan

Giấy xác nhận hun trùng hay còn gọi là giấy xác nhận hàng hóa đã xông khói là văn bản xác nhận hàng hóa đã được xông khói để tiêu diệt các loại sâu bệnh, côn trùng, dịch hại. Đặc biệt là các loại hàng hóa có nguồn gốc hữu cơ như nông sản (cà phê, tiêu, điều…), các mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ như hàng mây tre lá, hàng thủ công mỹ nghệ, mặt hàng đồ gỗ chưa qua xử lý bề mặt… Các mặt hàng này nếu không xử lý bằng hóa chất thì trong quá trình vận chuyển sẽ phát sinh mối, mọt, nấm mốc hoặc côn trùng gây hại môi trường.

Giấy này được cấp sau khi hàng hóa trên tàu đã được Cơ quan kiểm dịch y tế bơm thuốc khử côn trùng.

  1. Phân tích

– Giấy chứng nhận hun trùng được phát hành bởi Công ty cổ phần khử trùng Nam Việt với số hiệu NF/CE – 1222042016

– Trên giấy chứng nhận hun trùng có thể hiện các thông tin sau giống với trong các giấy chứng nhận khác trong bộ chứng từ: người giao hàng; người nhận; tên mặt hàng; cách đóng gói; số container; trọng lượng; tên tàu; số hiệu L/C; số hiệu B/L; cảng xếp hàng; cảng dỡ hàng.

– Ngoài ra, giấy chứng nhận hun trùng còn có các nội dung sau: Sắn đã được hun trùng bằng Methyl Bromide ( CH3Br) với liều lượng là 50 GRS/M3) trong thời  gian là 48 tiếng ở điều kiện 25oC . Việc hun trùng bắt đầu từ ngày 13/04/2016 tại cảng Hồ Chí Minh -> Phương pháp trên khá an toàn và hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.

– Kết quả cho thấy côn trùng hoàn toàn bị tiêu diệt, và hàng hóa hoàn toàn đảm bảo chất lượng.

-Việc hun trùng diễn ra vào ngày 15 tháng 04 năm 2016 ngay trước khi hàng được xếp lên tàu vào ngày 15 tháng 04 năm 2016 như trong Vận đơn đã quy định.

2.8 Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

  1. Tổng quan

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp, xác nhận thực phẩm hoặc sản phẩm thực vật không bị nhiễm sâu bệnh, và được coi là phù hợp với những quy định kiểm dịch thực vật hiện hành của nước nhập khẩu.

Nhằm ngăn chăn những mầm bệnh, mối nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.

Với hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc động thực vật, kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự, nhưng là để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất nhập khẩu ra nước ngoài.

  1. Phân tích

– Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được phát hành bởi Cục bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó có gửi Cơ quan bảo vệ thực vật nước Trung Quốc -> đúng như trong yêu cầu của L/C.

– Giấy chứng nhận được trình bày bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.

– Giấy chứng nhận có đầy đủ các nội dung:

  • Tên & địa chỉ người xuất khẩu, người nhập khẩu
  • Số lượng và loại bao bì
  • Ký, mã hiệu
  • Nơi sản xuất
  • Phương tiện chuyên chở
  • Cửa nhập khẩu
  • Tên & khối lượng sản phẩm
  • Tên khoa học của thực vật
  • Số hiệu L/C.

– Giấy chứng nhận này đã xác nhận thực vật, sản phẩm thực vật hoặc vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khác đã được kiểm tra thử nghiệm theo quy trình thích hợp và được coi là không có đối tượng kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu cũng như phù hợp với những yêu cầu kiểm dịch thực vật hiện hành của nước nhập khẩu.

– Ngoài ra, còn có phần khai báo bổ sung về phần phương pháp khử trùng.

– Giấy chứng nhận có dấu và chữ ký của South America Survey.

Xuất khẩu sắn lát sang Trung Quốc
Xuất khẩu sắn lát sang Trung Quốc

2.9 Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

  1. Tổng quan

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền thường là Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai  thác ra hàng hóa.

Nội dung của giấy này bao gồm tên và địa chỉ người mua, tên và địa chỉ người bán, tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, tính “xuất xứ ” ở đây không đồng nghĩa với quốc gia xuất hàng, mà đó phải là quốc gia thực sự sản xuất, chế tạo hàng hóa đó. Nếu là chủ hàng nhập khẩu thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có chênh lệch vài % đến vài chục % khiến số tiền thuế giả được có thể là khá lớn. Chính vì điểm này mà khi thông qua hải quan sẽ kiểm tra rất kĩ càng đối với những đơn hàng. Với chủ hàng xuất khẩu thì vai trò của C/O cũng không quá quan trọng, chỉ là theo qui định trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài.

Về mặt quản lý nhà nước, C/O có vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, duy trì hệ thống hạn ngạch…

  1. Phân tích

Trong bộ chứng từ liên quan đến giao dịch giữa SAI GON LIMITED COMPANY và CHINA FUEL CO., Ltd. Thấy có 2 giấy chứng nhận xuất xứ:

  • Giấy chứng nhận xuất xứ do South America Survey phát hành
  • Giấy chứng nhận xuất xứ Form E do Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương phát hành

* Giấy chứng nhận xuất xứ Form E

Đây là loại chứng nhận đối với hàng xuất khẩu sang Trung quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện được hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 26 tháng 11 năm 2003.

Ở đây, chứng nhận theo C/O mẫu E, điều này đem về lợi ích cho bên nhập khẩu. Cần biết thêm rằng, biểu thuế ASEAN- Trung Quốc ban hành gồm toàn bộ các mặt hàng Việt Nam cam kết cắt giảm theo Hiệp định gồm 9491 dòng thuế trong đó có 9454 dòng thuế 8 số và 37 dòng thuế được chi tiết ở cấp quốc gia 10 số. Thuế suất trung bình của biểu thuế ASEAN-Trung Quốc giai đoạn 2015-2017 là 2,26%/năm.

– Các nội dung được thể hiện trên giấy chứng nhận xuất xứ Form E

  • Ô trên cùng bên phải: Do Cục Xuất nhập khẩu ghi. Số tham chiếu là VN – CN 16/02/12508, trong đó:

VN: viết tắt tên nước Việt Nam

CN: viết tắt tên nước nhập khẩu, trong trường hợp này là Trung Quốc (China)

16: 02 ký tự biểu hiện năm cấp giấy chứng nhận (2016)

02: thể hiện tên phòng quản lý xuất nhập khẩu cấp giấy chứng nhận này

12508: số thứ tự của giấy chứng nhận mẫu E

  • Ô số 1: Tên người giao hàng + Địa chỉ + Tên quốc gia:

Công ty TNHH Sài Gòn

Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam

  • Ô số 2: Tên người nhận hàng + Địa chỉ + Tên Quốc gia

China Fuel Co., Ltd.

Sơn Đông, Trung Quốc

  • Ô số 3: Phương thức vận chuyển + Lộ trình

Vận chuyển bằng đường biển

Từ: Cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tới: Cảng Lianyungang, Trung Quốc

Ngày khởi hành: 15/04/2016

Tên tàu: SITC Shanghai V.1611N

Cảng dỡ hàng: Lianyungang, Trung Quốc

  • Ô số 4: Để trống (sau khi nhập khẩu hàng hóa, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực đã cấp giấy chứng nhận Form E này)
  • Ô số 5: Danh mục hàng hóa (1 mặt hàng)
  • Ô số 6: Ký mã và số hiệu của kiện hàng
  • Ô số 7: Số, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa

Tên mặt hàng: Sắn lát khô Việt Nam

Đóng gói: Trong kiện, container 40’

Mã HS: 07141020

Số hiệu L/C; LC1093716000084

  • Ô số 8: Tiêu chuẩn xuất xứ

WO: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy/ được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ tại nước xuất khẩu

  • Ô số 9: Trọng lượng cả bì hoặc số lượng khác (và giá theo FOB)

Trọng lượng cả bì = Trọng lượng tịnh = 556.980 Mt

Giá (Theo FOB): 93,015.66 USD (Giá FOB là giá tại cửa khẩu của bên Xuất, Nó chưa bao gồm chi phí bảo hiểm và vận chuyển hàng hoá tới cảng của bên Nhập)

  • Ô số 10: Số hiệu và ngày lập hóa đơn

01/HX – HG – 163003

Ngày 15/04/2016

  • Ô số 11 và 12: Bên kiểm nghiệm khẳng định mặt hàng xuất khẩu được sản xuất tại Việt Nam và tuân thủ đúng Luật xuất xứ đối với mặt hàng này được xuất khẩu sang Trung Quốc.
  • Ô số 11 có chữ ký của bên xuất khẩu
  • Ô số 12 có dấu và chữ ký của bên kiểm định

Giấy chứng nhận xuất xứ form E được phát hành ngày 15/04/2016, cùng ngày với ngày phát hành B/L, thuộc thời hạn quy định trong L/C.

* Giấy chứng nhận xuất xứ do South America Survey được phát hành dựa trên giấy chứng nhận xuất xứ Form E.

Về cơ bản trên giấy chứng nhận xuất xứ có thể hiện các thông tin sau giống với trong các giấy chứng nhận khác cũng do South America Survey phát hành trong bộ chứng từ: người giao hàng; người nhận; tên mặt hàng; cách đóng gói; số container; trọng lượng; tên tàu; số hiệu L/C; số hiệu B/L; cảng xếp hàng; cảng dỡ hàng.

Giấy chứng nhận xuất xứ được lập dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ form E số hiệu VN-CN 16/02/12508 được phát hành bởi Cơ quan Chính phủ.

Giấy chứng nhận xuất xứ do South America Survey phát hành cũng xác nhận lô hàng được xếp lên tàu đều được sản xuất tại Việt Nam.

Nhận xét:

Các giấy chứng nhận trọng lượng, chứng nhận chất lượng, chứng nhận kiểm định, chứng nhận kiểm dịch thực vật, chứng nhận hun trùng, chứng nhận vệ sinh container đều được phát hành bởi SOUTH AMERICA SURVEY, đúng như trong hợp đồng quy định.

Các giấy chứng nhận đều được phát hành trùng ngày phát hành B/L hay ngày giao hàng.

Các giấy chứng nhận đều bằng tiếng Anh.

Nhìn chung, tất cả các giấy chứng nhận đều có đầy đủ các tên và địa chỉ của các bên liên quan, các điều khoản và điều kiện cần thiết và dấu chứng nhận , chữ ký của cơ quan kiểm dịch và các bên. Các giấy chứng nhận đều có ghi số hiệu L/C, đúng như L/C yêu cầu.

III. Chứng từ vận tải

3.1 Tổng quan về vận đơn

Nếu định nghĩa một cách chính tắc, vận đơn là chứng từ do người vận chuyển hoặc đại diện được ủy quyền của người vận chuyển (thuyền trưởng, đại lý) ký phát cho người gửi hàng, trong đó xác nhận việc nhận hàng để vận chuyển từ cảng khởi hành đến cảng đích.

Các chức năng của vận đơn:

Vận đơn là biên lai hàng hóa, do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền của người vận tải ký. Đây là chức năng sơ khai của vận đơn. Trước đây, các thương gia thường hành trình cùng hàng hóa của mình trên tàu đến chợ để bán hàng theo phương thức mặt đối mặt. Vào thời đó, không cần đến vận đơn. Tuy nhiên khi thương mại phát triển, và các thương gia có thể gửi hàng cho đại lý của mình ở nước ngoài để bán hàng tại đó. Khi đó, hàng được xếp lên tàu đưa tới cảng đích; người gửi hàng đòi hỏi biên lai xác nhận thuyền trưởng đã thực nhận hàng, và giữ biên lai đó cho đến khi hàng được giao cho người nhận hàng tại cảng dỡ.

Vận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển và người gửi hàng. Thường thì người gửi hàng và người vận chuyển có thỏa thuận (hợp đồng vận chuyển) trước khi hàng hóa được xếp lên tàu, và vận đơn được phát hành. Và khi vận đơn được phát hành, nó là bằng chứng đầy đủ về hợp đồng vận tải hàng hóa ghi trong vận đơn.

Vận đơn là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa ghi trên chứng từ này. Đây là chức năng hay đặc tính quan trọng nhất của vận đơn trong thương mại quốc tế hiện nay. “Chứng từ sở hữu” là chứng cho phép người chủ hợp lệ có quyền sở hữu đối với hàng hóa. Quyền sở hữu này có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu lên vận đơn (đối với vận đơn có thể chuyển nhượng).

3.2 Phân tích vận đơn

Trong trường hợp này chứng từ vận tải là vận đơn, đính kèm với bản phụ lục container chở hàng.

* Nhìn trực quan thì thấy logo và tên hãng vận chuyển: SITC CONTAINER LINES CO., Ltd.

– Vài nét về SITC CONTAINER LINES CO., Ltd.: SITC Container Lines Co., Ltd. Là công ty vận chuyển hàng hóa hàng đầu châu Á. Tính tới ngày 30/06/2016 thì SITC đã đưa 74 tàu vào hoạt động, trong đó 46 tàu thuộc quyền sở hữu của hãng. 60 tuyến đường biển của SITC trải dài khắp 13 quốc gia và vùng lãnh thổ, 59 cảng lớn của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Việt Nam, Thái Lan, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Indonesia, Singapore, Brunei và Malaysia. Theo số liệu thống kê từ Alphaliner, SITC đứng thứ 22 trong bảng xếp hạng các hãng vận chuyển container trên toàn thế giới. Từ số liệu trên có thể kết luận SITC là hãng lớn, có năng lực vận chuyển tốt và đáng tin cậy.

* Tên vận đơn: Vận đơn vận tải liên hợp là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau.

* Bill này có logo của hãng tàu và do hãng tàu phát hành => Đây là master bill of lading.

So với house bill (vận đơn do người chuyên chở forwarder phát hành cho người gửi hàng shiper) thì master bill:

– Khó chỉnh sửa hơn. Do làm house bill thì bill gốc do forwarder cấp cho shiper, do forwarder làm theo mẫu của mình, chỉ có logo của công ty forwarder chứ không có logo của hãng tàu nên chỉnh sửa tương đối dễ dàng.

– Ít rủi ro đối với người gửi hàng hơn. Nếu có rủi ro xảy ra thì shiper có thể mang master bill đến hãng tàu để kiện, còn house bill thì tất nhiên là không được hãng tàu chấp nhận.

* Đây là vận đơn gốc (Original).

* Các thông tin được ghi trên vận đơn:

– Vận đơn số: SITSGLYG089008

– Người giao hàng: Công ty TNHH Sài Gòn; Đồng Nai.

– Người nhận hàng: Ở mục này trong hợp đồng ghi “to order”, đây là dạng viết tắt của “To order of shipper”, có nghĩa là giao hàng theo lệnh của người gửi hàng. Ở mặt sau của vận đơn có chữ kí và con dấu của người gửi hàng nhưng không chỉ đích danh người được hưởng lợi, cho nên bất cứ ai xuất trình vận đơn này (đã có dấu và chữ kí của người bán) thì đều có thể nhận hàng.

+ Giao dịch này sử dụng thư tín dụng để thanh toán nên người bán hàng không phải lo lắng gì về chuyện thanh toán mà lại là ngân hàng và khi hàng về mà người nhận hàng chưa hoặc không thành toán thì ngân hàng sẽ giữ lô hàng này lại, trong trường hợp xấu nhất thì ngân hàng có thể ký hậu cho người khác nhận hàng hoặc chính ngân hàng sẽ nhận lô hàng này.

–  Bên thông báo: CHINA FUEL CO., Ltd. ; Sơn Đông, Trung Quốc => Mọi thông báo liên quan đến thông tin hàng hóa, hành trình con tàu sẽ được gửi đến địa chỉ này.

– Nơi nhận hàng: Cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam.

– Tàu và số hiệu tàu: SITC SHANGHAI, V.1611N. Đây là loại vận đơn thuê tàu chuyến vì mã hiệu con tàu là V., tức là Voyage. Trong trường hợp này , trước khi cấp vận đơn đường biển, người cho thuê tàu và người thuê tàu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tàu chuyến. Khi hàng hóa được xếp lên tàu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Với số lượng hàng hóa tương đối, hơn nữa lại là hàng trần nên bên mua đã kí kết hợp đồng thuê tàu chuyến.

– Cảng bốc hàng lên tàu: Cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam.

– Cảng dỡ hàng: Cảng Lianyungang, Trung Quốc.

– Nơi nhận hàng: Cảng Lianyungang, Trung Quốc. (Vì điều kiện ở đây là CFR nên người bán không có nghĩa vụ phải giao hàng tới tận kho của người mua như DAP hay DDP).

– Số lượng và loại kiện hàng/ mô tả hàng hóa: Trong phần này có một số điểm cần lưu ý như sau:

+ Loại container được sử dụng là 40HC, đúng như trong điều khoản giao hàng của hợp đồng có quy định dùng container 40 feet. Bên cạnh đó còn có điều kiện FCL (Full Container Loading) có nghĩa là vận chuyên nguyên container. Người gửi có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container. Đây là phương thức hiệu quả kinh tế nhất.

Phân tích nghiệp vụ làm hàng FCL

Đối với người gửi hàng FCL

  • Thực hiện book container và ra cảng lấy container, vận chuyển về kho để đóng hàng.
  • Cung cấp chi tiết thông tin cho hãng tàu để làm vận đơn.
  • Đóng hàng vào container và thực hiện gia cố hàng để đảm bảo hàng đóng đầy không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.
  • Tính toán hàng hóa cho phù hợp và gán nhãn mác, ký hiệu để bên nhận dễ nhận biết loại hàng.
  • Làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng.– Niêm chì (seal) cho container
  • Thực hiện đổi lệnh và hạ container tại cảng xuất và thanh toán các chi phí nâng hạ tại cảng.
  • Chịu các chi phí như phí bốc dỡ, phí THC, phí Dem/Det nếu có.

Đối với người chở hàng FCL

  • Phát hành vận đơn và khai manifest cho người gởi hàng. Trước khi gởi bill thì phải gởi bản draft bill để người gởi hàng kiểm tra thông tin trên bill.
  • Bốc container lên tàu và sắp xếp cont an toàn trước khi tàu nhổ neo.
  • Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.
  • Khi hàng đến làm D/O và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container.

Đối với người nhận hàng FCL

  • Khi nhận được thông báo hàng đã đến cảng của hãng tàu, thực hiện sắp xếp bộ chứng từ hợp lý để đến hãng tàu đổi lệnh. Sau đó làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng.
  • Vận chuyển container về kho và rút hàng sau đó trả container về đúng nơi quy định cho hãng tàu hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột.
  • Hoàn tất các phí local charges, D/O, phí cược container.

+ ” Shipper’s Load & Count & Sealed” xác nhận ” Hàng được bốc lên, kiểm hóa và niêm phong kẹp chì ” cho biết đây là vận đơn sạch. Do đó, hãng tàu có trách nhiệm giao cho bên nhập khẩu đúng với tình trạng tốt của hàng đã được xác nhận.

+ Điều kiện giao: CY/CY

CY là container yard, là bãi chứa container ở cảng, nơi tập kết container trước khi chuyển lên tàu và sau khi giao xuống tàu. Đối với hàng nguyên container thường dùng điều kiện CY/CY chỉ trách nhiệm của người chuyên chở là giao hàng từ bã container tại nơi đi tới bãi container tại nơi đến.

+ “Shipped on board” xác nhận khi vận đơn này được ký phát thì hàng đã được xếp lên tàu.

+ “Freight prepaid” xác nhận cước phí đã được trả.

– Mục cước phi chỉ được ghi là đã được trả trước ở Hồ Chí Minh mà không được ghi rõ mức cước phí là bao nhiêu, điều này có thể là do phía chuyên chở không muốn tiết lộ.

– Số lượng B/L bản chính được phát hành (Number of Original Bill of Lading): 03. Các vận đơn đường biển thông thường được in thành 03 bản gốc nhằm tránh thất lạc: 01 bản được gửi cùng hàng hóa tới người nhận, 01 bản khác được gửi tới người nhận thông qua đường bưu điện hoặc các phương tiện khác, 01 bản do người giao hàng giữ. Khi một bản được sử dụng để nhận hàng, hai bản còn lại sẽ bị vô hiệu hóa.

– Ngày bốc hàng lên tàu trùng với ngày vận đơn được ký phát (15/04/2016) và có dấu ở mục “Hàng được xếp lên tàu ngày 15/04/2016” => Ngày ký phát vận đơn và ngày giao hàng có thể được coi là trùng nhau. Vận đơn này có thể dùng để thanh toán như quy định trong L/C.

– Vận đơn do đại lý của hãng vận chuyển ký.

* Mặt sau của vận đơn: In sẵn các điều khoản được áp dụng, trong đó có các nội dung chủ yếu sau:

– Trách nhiệm và nghĩa vụ của người chuyên chở:

Điều 3 Công ước Brusels 1924 có quy định 3 nghĩa vụ sau:

  • Trước khi và bắt đầu hành trình, người chuyên chở phải có sự cần mẫn để tàu có đủ khả năng đi biển. Tức là: tàu phải bền chắc để chịu được sóng gió bình thường như các tàu khác; tàu phải được trang bị, cung ứng đầy đủ về các mặt, tàu phải được tu sửa tốt, các hầm tàu phải đảm bảo việc chứa hàng, nhận hàng, bảo quản hàng hóa.
  • Người chuyên chở phải tiến hành một cách thích hợp việc xếp hàng, sắp đặt hàng hóa, vận chuyển và bảo quản và dỡ hàng. Trách nhiệm này gọi là trách nhiệm thương mại của người chuyên chở. Nó được bắt đầu từ khi cần cẩu móc vào hàng ở cảng xếp hàng và kết thúc khi cần cẩu dời khỏi hàng ở cảng dỡ hàng.
  • Khi đã nhận xong hàng hóa, người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý của họ phải cấp cho người gửi hàng – theo yêu cầu của họ – một bộ vận đơn (full set 3/3) thông thường gồm 3 bản chính và một bản phụ ý.

– Miễn trách của người chuyên chở

Điều 4 Công ước Brusels 1924 quy định 17 trường hợp và nguyên nhân làm căn cứ miễn trách cho người chuyên chở đối với mất mát, hư hỏng của hàng hóa.

– Ngoài ra trong vận tải đơn còn có điều khoản về thể thức tố tụng, quy định các tranh chấp sẽ được giải quyết tại cơ quan trọng tài hàng hải và theo luật của nước chủ tàu, điều khoản hai tàu đâm và cùng có lỗi…

Nhận xét cuối cùng:

– Đảm bảo các thông tin cơ bản trên vận đơn đúng với trên Hợp đồng: tên người gửi, người nhận, thông tin về tàu chở, cảng đến, cảng đi, về tình trạng hàng hoá, số container, đã được kẹp chì, số L/C trùng khớp.

– Có dấu xác nhận của hãng tàu là SITC Container Line.

– Trên B/L không có ghi chú xấu về tình trạng hàng hoá, có thể nói đây là một vận đơn sạch, đáp ứng được quy định trong L/C.

IV. Chứng từ thanh toán và quy trình thanh toán

Trong điều khoản thanh toán đã quy định rõ phương thức thanh toán trong giao dịch giữa HONG NGA SAI GON LIMITED COMPANY và SHANDONG HUINENG FUEL CO., Ltd. Là phương thức thư tín dụng.

4.1 Chứng từ thanh toán

  1. Tổng quan

Thanh toán bằng phương thức tín dụng thư : Là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 600) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP 745).

Sau khi kiểm tra đầy đủ bộ chứng từ thanh toán thấy phù hợp, người mua sẽ ra lệnh chuyển tiền cho ngân hàng đại lí của mình để thanh toán tiền lô hàng. Ngân hàng đại lí sử dụng hình thức chuyển tiền bằng điện dựa vào mã SWIFT. Mã SWIFT là mã giao dịch của các thành viên ngân hàng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế. Các thành viên trao đổi thông tin/chuyển tiền cho nhau dưới dạng các SWIFT message, là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch. SWIFT cung cấp các dịch vụ truyền thông an ninh và phần mềm giao diện cho các ngân hàng và tổ chức tài chính. Có các loại phổ biến như: MT 700, MT 730…

  1. Phân tích thư tín dụng được dùng trong giao dịch giữa SAI GON LIMITED COMPANY và CHINA FUEL CO., Ltd.

* Đầu điện

SWIFT Output: Phát hành thư tín dụng mã điện 700 -> Nhìn vào mã điện 700 là biết giao dịch này có liên quan đến thư tín dụng. Việc sử dụng các điện có đầu số khác nhau giúp cho các ngân hàng thuận tiện hơn trong việc trao đổi thông tin cũng như thông báo cho khách hàng.

SENDER (Ngân hàng phát hành):

BKBHCNBJ500 (mã SWIFT)

Ngân hàng Trung Quốc

(chi nhánh Sơn Đông)

Tế Ninh, Trung Quốc

Vì trong hợp đồng không quy định ngân hàng phát hành nên người mua có thể tự chọn mở ngân hàng phát hành L/C.

RECEIVER:

ORCOVNVXXXX

Ngân hàng TMCP Phương Đông

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Đúng như ngân hàng thông báo được quy định trong hợp đồng.

* Nội dung điện:

– 27/ Số bộ L/C: Có 1 bộ L/C được mở.

– 40A/ Loại thư tín dụng được mở: Irrevocable (Thư tín dụng không thể hủy ngang) -> Đúng như trong hợp đồng quy định.

– 20: Số hiệu của thư tín dụng: LC1092716011111.

– 31C: Ngày phát hành: 07/04/2016.

Ngày phát hành thư tín dụng là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với nhà xuất khẩu, là ngày ngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C và là căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn quy định trong hợp đồng hay không.

Trong điều khoản thanh toán của hợp đồng đang xét có nêu rõ thư tín dụng phải được mở trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng và được thông báo cho ngân hàng của bên mua. Tuy nhiên:

+ Hợp đồng được kí kết ngày 30/03/2016.

+ Thư tín dụng được mở và gửi thông báo tới cho ngân hàng TMCP Phương Đông vào ngày 07/04/2016, quá thời hạn quy định.

Trong hợp đồng không quy định rõ việc bên mua mở chậm L/C thì có phải chịu hình phạt gì không. Đây là khe hở của hợp đồng.

– 40E/ Luật áp dụng: UCP bản mới nhất. L/C được phát hành năm 2016 và UCP mới nhất bấy giờ là UCP600.

– 31D/ Ngày và nơi hết hạn hiệu lực: 160520VIETNAM, tức là thư tín dụng này sẽ hết hiệu lực vào ngày 20/05/2016 ở Việt Nam.

Trong hợp đồng có quy định L/C phải có giá trị ít nhất trong 15 ngày kể từ khi lô hàng cuối cùng được giao. Và trong hợp đồng ghi hàng được giao muộn nhất vào ngày 30/04/2016, vậy là thời hạn L/C có hiệu lực hoàn toàn thỏa mãn điều kiện trong hợp đồng.

– 50/ Người yêu cầu mở thư tín dụng:

CHINA FUEL CO., Ltd.

Sơn Đông, Trung Quốc

– 59/ Người thụ hưởng:

Công ty TNHH Sài Gòn

Đồng Nai

– 32B/ Đơn vị tiền tệ, số tiền:

Đơn vị tiền tệ: Đô la Mỹ, loại tiền mà ngân hàng cam kết thanh toán cho người thụ hưởng được quy định trong hợp đồng.

Số tiền: 354000,000 -> đúng bằng số tiền được quy định trong hợp đồng.

– 39A/ phần trăm chênh lệch số tiền cho phép so với số tiền ở trường 32B: 5%

Trong hợp đồng có nêu L/C cho phép chênh lệch trên dưới 10% số lượng và giá trị lô hàng.

– 41D/ Trường này cho biết thư tín dụng có thể chiết khấu không.

Ở đây, L/C có thể được chiết khấu tại mọi ngân hàng ở Việt Nam.

– 42/ Hối phiếu trả ngay với 100% trị giá hóa đơn.

Hối phiếu trả tiền ngay là loại hối phiếu quy định người bị ký phát phải thanh toán cho người cầm phiếu ngay khi nhìn thấy hối phiếu.

– 42A/ Người bị ký phát hối phiếu: BKCHCNBJ500 -> đây là mã SWIFT của ngân hàng mở L/C.

– 43P/ Giao hàng từng phần: Cho phép

– 43T/ Chuyển tải: Cho phép

– 44E/ Cảng xếp hàng: Cảng Hồ Chí Minh hoặc Cảng Cái Mép, Việt Nam

– 44F/ Cảng dỡ hàng: Cảng Lianyungang, Trung Quốc.

– 44C/ Ngày giao hàng muộn nhất: 30/04/2016

-> Nội dung các trường 43P, 43T, 44F, 44C, 44E phù hợp với quy định trong hợp đồng.

– 45A/ Mô tả hàng hóa:

Tên mặt hàng: Sắn lát khô Việt Nam

Số lượng: 2,000 Mt (+/-5%)

Phẩm chất:

Tinh bột: tối thiểu 70%

Độ ẩm: tối đa 15%

Sợi thô: tối đa 4%

Tạp chất như cát/ hạt silica: tối đa 2%

Các nguyên tố hóa học nặng:

Chì (tối đa 0.2mg/kg)

Chất a-xen (tối đa 0.2mg/kg)

NAHSO3/SO2 (tối đa 0.03g/kg)

Được đóng trong các kiện, xếp hàng trong container 40 feet

Xuất xứ: Việt Nam

Đơn giá: 177USD/MT CFR FO CY

Các quy định điều chỉnh giá:

Trong trường hợp các lô hàng không đáp ứng được các điều kiện phẩm chất ở trên thì đơn giá sẽ được điều chỉnh như sau:

Giá sẽ bị khấu trừ 2.50 USD/Mt nhân với số % tinh bột ít hơn so với mức 70%.

Giá sẽ bị khấu trừ 2.50 USD/Mt nhân với số % độ ẩm nhiều hơn so với mức 15%.

Nếu độ ẩm cao hơn 18% thì lô hàng bị từ chối.

Giá sẽ bị khấu trừ 2.50 USD/Mt nhân với số % sợi thô nhiều hơn so với mức 4%.

Giá sẽ bị khấu trừ 2.50 USD/Mt nhân với số % hàm lượng tạp chất nhiều hơn so với mức 2%.

-> Mô tả hàng hóa ở trường 45A hoàn toàn phù hợp với những gì ghi trong hợp đồng. Mục điều chỉnh giá chỉ cụ thể hóa hơn điều kiện được ghi trong hợp đồng: “Nếu hàm lượng tinh bột bị thiếu một lượng không đáng kể, hay độ ẩm, hàm lượng tạp chất bị dư thừa thì giá sẽ bị khấu hao mất 2.5USD/kg; Nếu độ ẩm vượt quá 18% thì bên mua có quyền từ chối nhận hàng”.

– 46A/ Các chứng từ yêu cầu (đây là các chứng từ mà bên mua cần phải xuất trình để được thanh toán)

+ 03 bản gốc và 02 bản sao hóa đơn có chữ ký tay của bên hưởng lợi, trên đó có số hiệu của thư tín dụng này và số hiệu hợp đồng.

+ 03 bộ vận đơn sạch, xác minh hàng đã được xếp lên tàu, được lập theo lệnh và kí hậu để trống, có dấu “Cước phí đã được trả trước” và thông báo cho bên mở thư tín dụng.

+ 03 bản gốc và 02 bản sao phiếu đóng gói.

+ 01 bản gốc và 02 bản sao giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hành bởi Cục Kiểm dịch Thực vật, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, cho thấy người nhận là người mở thư tín dụng.

+ 01 bản gốc và 02 bản sao giấy chứng nhận hun trùng được phát hành bởi cơ quan có thẩm quyền.

+ 01 bản gốc và 02 bản sao giấy chứng nhận xuất xứ (Form E) được phát hành bởi cơ quan thuộc chính phủ Việt Nam, có đề tên người nhận là người mở thư tín dụng, và có ghi ngày phát hành.

+ 01 bản chính và 02 bản sao giấy chứng nhận chất lượng được phát hành bởi Interek Vietnam Limited/South America Survey LTD.

+ 01 bản chính và 02 bản sao giấy chứng nhận trọng lượng được phát hành bởi Interek Vietnam Limited/South America Survey LTD.

+ 01 bản chính và 02 bản sao giấy chứng nhận phân tích thành phần cho thấy hàm lượng các nguyên tố nặng, được phát hành bởi Interek Vietnam Limited/South America Survey LTD.

+ 01 bản chính và 02 bản sao giấy chứng nhận vệ sinh container được phát hành bởi Interek Vietnam Limited/South America Survey LTD.

+ 01 bản chính và 02 bản sao giấy chứng nhận xuất xứ được phát hành bởi Interek Vietnam Limited/South America Survey LTD.

+ Bản sao telex hoặc fax hoặc email của thông báo giao hàng (Shipping advice) thông báo chi tiết việc giao hàng trong vòng 48 giờ đồng hồ sau ngày giao hàng, đồng thời thông báo tên tàu, số hiệu hợp đồng, số hiệu vận đơn và ngày phát hành, số lượng hàng xếp trên tàu và số chuyến giao hàng.

+ Giấy chứng nhận người hưởng lợi đã fax hoặc email cho người mở thư tín dụng các chứng từ không thể chuyển nhượng trong vòng 7 ngày sau khi vận đơn được ký phát.

+ Giấy chứng nhận người hưởng lợi đã thực hiện các phụ phí THC, EBW và DET 21 ngày miễn phí ở cảng Lianyungang.

-> So với quy định trong hợp đồng thì ở L/C này yêu cầu rõ hơn về các chứng từ:

  • Hóa đơn phải có chữ kí
  • Vận đơn phải là vận đơn sạch
  • Giấy chứng nhận kiểm định phải được phát hành bởi Cục Kiểm dịch Thực vật, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Ngoài ra trong trường 46A còn quy định thêm các chứng từ sau:

  • Bản sao telex hoặc fax hoặc email của thông báo giao hàng (Shipping advice)
  • Giấy chứng nhận người hưởng lợi đã fax hoặc email cho người mở thư tín dụng các chứng từ không thể chuyển nhượng trong vòng 7 ngày sau khi vận đơn được ký phát.
  • Giấy chứng nhận người hưởng lợi đã thực hiện các phụ phí THC, EBW và DET 21 ngày miễn phí ở cảng Lianyungang.

– 47A/ Các quy định khác:

+ Tất cả các chứng từ phải được phát chuyển trong một lần.

Địa chỉ: Số 18 Hoàng Hải, Nhật Chiếu, Sơn Đông, Trung Quốc

Post code: 27682

+ Trong tài liệu gửi cho chúng tôi, xin quý ngài hãy gửi thêm một bản sao hóa đơn và chứng từ vận tải.

+ Một khoản phí bất cân xứng là 6.00 USD sẽ được khấu trừ khi thanh toán đối với mỗi bộ chứng từ hợp lệ xuất trình theo L/C.

+ Lượng tiền mỗi lần rút phải được ký hậu bởi ngân hàng chỉ định trên mặt sau của thư tín dụng này và covering letter phải được chứng thực.

Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành uỷ nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với những qui định trong L/C thì:

  • Thanh toán (pay) cho người thụ hưởng
  • Chấp nhận (accept) hối phiếu kỳ hạn
  • Chiết khấu (negotiate) bộ chứng từ

+ Không chấp nhận hối phiếu có dấu hiệu của bất kỳ sự thay đổi nào, dù hối phiếu đó có chữ ký của người ký phát.

+ Giấy xác nhận người hưởng lợi tán thành hay bác bỏ các đề nghị sửa đổi được phát hành liên quan đến thư tín dụng này, cùng với số hiệu của giấy sửa đổi đó thì cần được xuất trình khi thanh toán L/C. Nếu không có giấy sửa đổi nào được phát hành liên quan đến thư tín dụng này thì không cần xuất trình giấy xác nhận.

+ Cho phép chênh lệch trên dưới 5% về số lượng và mua chịu.

+ Cho phép chứng từ của bên thứ ba.

+ Không chấp nhận House bill of lading.

+ Mọi chứng từ đều phải dùng tiếng Anh và có số hiệu L/C.

+ Cho phép các lỗi đánh máy mà không ảnh hưởng đến nghĩa của từ hay câu.

+ Cho phép giao hàng từng phần nhưng mỗi lần giao không được ít hơn 10 FCL (Full Loading Container).

+ Giấy chứng nhận xuất xứ Form E có thể được phát hành sau ngày phát hành B/L, nhưng tốt nhất là trong vòng 3 ngày trước khi B/L được phát hành.

– 71B/ Chi phí: Mọi chi phí ngân hàng không thuộc ngân hàng phát hành thư tín dụng thì đều do người hưởng lợi chịu.

– 48/ Thời hạn xuất trình bộ chứng từ: Bộ chứng từ phải được xuất trình trong vòng 9 ngày kể từ sau ngày trên vận đơn và trong thời hạn thư tín dụng còn giá trị.

– 49/ Chỉ dẫn xác nhận: Không có.

– 78/ Hướng dẫn cho ngân hàng chiết khấu: Sau khi bên mua/ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ thì họ sẽ gửi hướng dẫn sau.

Thường thì trong trường 47A về các quy định khác sẽ có nói đến việc Cho phép hay không cho phép đòi tiền bằng điện: Reimbursement là sự hoàn trả tiền được quy định trong L/C giữa các ngân hàng cùng tham gia. Khi một L/C quy định chiết khấu tại bất kỳ ngân hàng nào, ngân hàng phát hành có thể chỉ định ngân hàng chiết khấu đòi tiền ở ngân hàng phát hành hay một ngân hàng khác – ngân hàng hoàn trả. Ngân hàng phát hành phải gửi đến ngân hàng hoàn trả một chỉ thị về việc hoàn trả gọi là ủy quyền hoàn trả. Ngân hàng chiết khấu còn được gọi là ngân hàng đòi tiền. Nếu L/C quy định TTR allowed có nghĩa là cho phép đòi tiền bằng điện, ngân hàng chiết khấu sau khi ứng tiền cho người thụ hưởng thì sẽ điện đòi tiền ngân hàng phát hành đồng thời gửi bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành. Nhận được điện đòi tiền, ngân hành phát hành phải hoàn trả tiền cho ngân hàng chiết khấu. Nếu L/C không cho phép đòi tiền bằng điện (TTR not allowed), sau khi chiết khấu, ngân hàng chiết khấu gửi chứng từ cùng thư đòi tiền, ngân hàng phát hành sẽ hoàn trả ti ền cho ngân hàng này sau khi nhận được bộ chứng từ và đã kiểm tra để xác định chứng từ hợp lệ.

* Nhận xét:

– Thư tín dụng được mở phù hợp với những quy định trong hợp đồng.

– Có thể thấy theo những nội dung trong L/C này thì quy trình thanh toán rất tỉ mỉ, đòi hỏi chính xác cao, từ đó dẫn đến việc mất nhiều thời gian và dễ gây ra sai sót. Nhưng bù lại đảm bảo lợi ích cho cả hai chủ thể của hợp đồng.

4.2 Quy trình thanh toán

* Trong trường hợp này, giao dịch giữa Công ty TNHH Sài Gòn và China Fuel Co., Ltd. được thanh toán bằng L/C trả ngay với các bên có liên quan là:

– Ngân hàng phát hành L/C: Ngân hàng Trung Quốc

– Ngân hàng thông báo: Ngân hàng TMCP Phương Đông

– Bên bán/ Bên hưởng lợi: Công ty TNHH Sài Gòn

– Bên mua/ Bên yêu cầu mở L/C: China Fuel Co., Ltd.

Quá trình thanh toán bằng L/C bao gồm 4 khâu chính: Đó chính là giao hàng, lập bộ chứng từ và thanh toán của ngân hàng mở L/C. Chi tiết cụ thể quá trình thanh toán như sau:

– Sau khi người bán nhận được thư tín dụng, tiến hành kiểm tra, dịch thuật, đối chiếu với hợp đồng thương mại đã kí trước đó. Đây là khâu quan trọng đối với người bán vì thư tín dụng có thể giống hợp đồng và khác hợp đồng nhưng khi thanh toán thì phải thực hiện điều khoản của thư tín dụng. Vì vậy, sau khi kiểm tra chặt chẽ L/C nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho người mua; nếu không đồng ý thì đề nghị điều chỉnh hoặc bổ sung thêm cho đến khi hoàn chỉnh thì mới giao hàng.

Sau khi thực hiện việc kiểm tra sửa đổi, bổ sung, thư tín dụng được mở hoàn toàn, người bán tiến hành giao hàng, thông thường chi phí tu chỉnh L/C do người bán chịu.

– Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người bán lập bộ chứng từ thanh toán trong thư tín dụng xuất trình cho ngân hàng thông báo để yêu cầu thanh toán.

Hồ sơ chứng từ gồm có: Thư yêu cầu thanh toán chứng từ hàng xuất khẩu theo hình thức L/C, các chứng từ chi tiết phù hợp với điều khoản ghi trong thư tín dụng.

– Ngân hàng thông báo nhận kiểm tra và xử lí bộ chứng từ do người bán nộp vào. Cụ thể, ngân hàng thông báo cần thực hiện:

Thứ nhất: kiểm tra tính thống nhất của bộ chứng từ, có nghĩa là những nội dung trên từng chứng từ và giữa chứng từ phái thống nhất với nhau không được mâu thuẫn nhau và phải phù hợp với nội dung L/C.

Thứ hai: kiểm tra tính chân đầy đủ của bộ chứng từ về loại, số lượng có phù hợp với yêu cầu của L/C không.

Thứ ba: kiểm tra tính chân thật bề ngoài của bộ chứng từ, chứng từ này do ai cấp? Có chữ kí và đóng dấu đầy đủ không? Mẫu chữ kí chứng từ phải phù hợp mẫu chứ kí tại ngân hàng.

Lưu ý, thời gian để ngân hàng thông báo kiểm tra chứng từ và chuyển bộ chứng từ ra nước ngoài cho ngân hàng mở L/C thông thường 2 đến 3 ngày.

Sau khi kiểm tra thì tuỳ vào tình trạng cụ thể của toàn bộ chứng từ mà ngân hang sẽ giải quyết như sau:

Trường hợp 1: Nếu bộ chứng từ không sai sót thì ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ kèm thư đòi tiền (Covering schedule) gởi về ngân hàng phát hành L/C yêu cầu thanh toán.

Do L/C quy định thực hiện trả ngay nên ngân hàng phát hành L/C sẽ tự mình thanh toán bộ chứng từ do ngân hàng thông báo gửi đến, hoặc nếu L/C không quy định thì trách nhiệm thanh toán vẫn thuộc về ngân hàng phát hành.

Trường hợp 2: Nếu bộ chừng từ có sai sót thì tất cả các sai sót hoặc bất hợp lệ của chứng từ thanh toán đều được thanh toán viên ghi vào phiếu kiêm chứng từ xuất khẩu. Sau đó phân chia và xử lí các sai sót ra làm 2 loại: Sai sót có thể sửa chữa va sai sót không thể sửa chữa được.

Đối với sai sót sửa chữa được: Ngân hàng thông báo yêu cầu sửa chữa trước khi gửi bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng nước ngoài, hoặc sau khi sửa chữa, vẫn còn những sai sót nhỏ thì ngân hàng thông báo sẽ chiết khấu với điều kiện bảo lưu và gửi bộ chứng từ ra nước ngoài.

Đối với sai sót không thể sửa chữa được: Ngân hàng thông báo sẽ có 2 cách xử lí như sau:

  1. Gửi bô chứng từ đòi tiền nước ngoài và có thông báo bất hợp lệ.
  2. Gửi bộ chứng từ trên cơ sở nhờ thu từ ngân hàng nước ngoài.

– Khi ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do ngân hàng thông báo gửi đến tiến hành đối chiếu với những điều khoản đã quy định trên LC đã mở trước đây.

Nếu thấy phù hợp thì ngân hàng mở L/C sẽ thanh toán cho đơn vị xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo.

Nếu bộ chứng từ không phù hợp, ngân hàng mở L/C có quyền từ chối thanh toán LC hoặc có thể xin ý kiến người yêu cầu mở L/C về việc thanh toán lô hàng. Đồng thời gửi thông báo bất hợp lệ cho ngân hàng thông báo và chờ ý kiến trả lời từ phía ngân hàng thông báo (theo điều 16 UCP 600).

Thời gian hiệu lực của ngân hàng mở L/C để kiểm tra và thanh toán bộ chứng từ là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ chứng tư. Nếu quá 5 ngày mà không có thông báo gì về phía ngân hàng mở L/C, thì đương nhiên coi như ngân hàng đồng ý thanh toán (điều 14 UCP 600).

– Nhận được điện báo có từ ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo tiến hành báo có cho người bán và cũng có thể nhận được thông báo về sự từ chối của ngân hàng mở L/C.

– Ngân hàng mở LC yêu cầu người mua thanh toán bộ chứng từ và chuyển bộ chứng từ cho người mua. Người mua kiểm tra bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ phù hợp với những điều khoản điều kiện đã ghi trong L/C thi hoàn trả lại tiền cho ngân hàng mở L/C, hoặc vay ngân hàng để thanh toán L/C. Nếu người mua từ chối thanh toán thì tuỳ trường hợp mà ngân hàng mở L/C sẽ giải quyết. Cơ sở pháp lí tranh chấp này là giấy yêu cầu mở thư tín dụng.

Ưu điểm của hình thức thanh toán  L/C trả ngay:

  • Người xuất khẩu nhận được tiền ngay khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành.
  • Người nhập khẩu chỉ có nghĩa vụ thanh toán tiền khi chứng từ đã được gửi đến ngân hàng phát hành.
  • Đối với L/C có xác nhận thì thông thường người xuất khẩu được thanh toán ngay khi ngân hàng xác nhận chấp nhận chứng từ. Nếu sử dụng L/C không xác nhận thì khách hàng không mất phí xác nhận.
  • Rủi ro liên quan đến việc phát chuyển thư từ được hạn chế bớt vì khi ngân hàng xác nhận chấp nhận chứng từ thì coi như người xuất khẩu đã hoàn tất trách nhiệm của mình.

* Chiết khấu

– Chiết khấu chứng từ là hành động của một ngân hàng thương mại không phải là ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ và ứng tiền trả cho người thụ hưởng nếu chứng từ hợp lệ. Sau khi trả tiền, ngân hàng chiết khấu xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành. Ngân hàng chiết khấu có thể là ngân hàng được chỉ định đích danh hoặc bất cứ ngân hàng nào.

+ Hành động chiết khấu có thể giải thích theo 2 cách:

  • Mua luôn bộ chứng từ: Ngân hàng chiết khấu trả tiền miễn truy đòi cho người thụ hưởng và gánh chịu mọi rủi ro ngân hàng phát hành không thanh toán.
  • Tài trợ thương mại: Ngân hàng chiết khấu trả tiền có truy đòi, nghĩa là nếu ngân hàng phát hành không trả tiền, ngân hàng chiết khấu sẽ truy đòi lại số tiền đã ứng từ người thụ hưởng.

+ Khi chiết khấu chứng từ, ngân hàng thường xem xét:

  • Trị giá và thực trạng bộ chứng từ.
  • Quan hệ của người hưởng lợi với ngân hàng chiết khấu, thực trạng hoạt động và khả năng trả nợ của người thụ hưởng nếu bộ chứng từ bị ngân hàng từ chối trả tiền.
  • Loại hàng hóa, mức độ rủi ro có thể xảy ra do biến động giá cả…
  • Người mở L/C: có uy tín không, khả năng tài chính ra sao, quan hệ giữa bên yêu cầu mở L/C với bên thụ hưởng L/C.
  • Ngân hàng mở L/C: có uy tín không, thiện chí không, khả năng tài chính như thế nào, thời gian dự kiến đòi được tiền là bao giờ.

– Quy trình chiết khấu chứng từ theo L/C:

1- Người thụ hưởng kiểm tra L/C và tiến hành giao hàng

2- Lập và xuất trình chứng từ cho ngân hàng chiết khấu.

3- Ngân hàng chiết khấu kiểm tra chứng từ và thực hiện chiết khấu.

4- Ngân hàng chiết khấu gửi chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành.

5- Ngân hàng phát hành hoàn trả tiền cho ngân hàng chiết khấu.

* Vai trò của phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế:

Trong quan hệ mua bán một điều dễ nhận thấy một tâm lý chung là người mua luôn muốn nhận được hàng rồi mới trả tiền, còn người bán luôn muốn giao hàng xong là được thanh toán tiền hàng ngay. Điều đó có thể giải quyết được đối với hợp đồng nội địa, còn đối với hợp đồng mua bán ngoại thương, do khoảng cách về không gian giữa người mua và người bán nên việc giải quyết mối quan hệ này gặp không ít khó khăn. Vậy để khắc phục được những khó khăn nói trên, buộc người mua và người bán phải lựa chọn cho mình một phương thức thanh toán phù hợp sao cho có thể đảm bảo đôi bên cùng có lợi. Thế nhưng, phương thức nhờ thu và chuyển tiền rõ ràng đã bộc lộnhững hạn chế của nó, vì thế người ta phải đi tới biện pháp thỏa hiệp, đó là trả tiền khi giao chứng từ chứng nhận quyền sở hữu hay quyền kiểm soát hàng hóa và có một bên thứ ba đứng ra làm trung gian được cả người xuất khẩu và nhập khẩu tín nhiệm thay họ đứng ra chịu trách nhiệm trả tiền và giao chứng từ. Các ngân hàng với khả năng tài chính dồi dào, uy tín cao được ủy thác với vai trò trung gian nói trên, cam kết có điều kiện với người xuất khẩu là sẽ trả tiền nếu người xuất khẩu xuất trình chứng từ và tuân thủ đúng theo mọi quy định mà người nhập khẩu đề ra. Như vậy, sự tham gia của ngân hàng vào phương thức tín dụng chứng từ đã đảm bảo cho lợi ích của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.

Thứ nhất, đối với người xuất khẩu

Phương thức tín dụng chứng từ độc lập với hợp đồng mua bán và các hợp đồng làm cơ sở cho thư tín dụng khác. Vì thế, khi nhà xuất khẩu đã giao hàng và tập hợp được bộ chứng từ phù hợp L/C, việc được thanh toán là chắc chắn.Dù bất cứ trường hợp phát sinh, ví dụ như hàng hóa bị tổn thất trên đường vận chuyển thì việc hai bên giải quyết đền bù cũng không thể cản trở việc ngân hàng phát hành thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu. Rất có thể xảy ra trường hợp người nhập khẩu gặp rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán hoặc là diễn biến giá cả thị trường không có lợi, người nhập khẩu muốn trì hoãn thậm chí muốn từ chối nhận hàng và thanh toán tiền, gây bất lợi cho người xuất khẩu nhưng với phương thức tín dụng chứng từ thì người xuất khẩu vẫn chắc chắn nhận được tiền của ngân hàng. Nếu như vậy, tất cả chỉ còn phụ thuộc vào việc nhà xuất khẩu có thể xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo hay không. Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu sẽ tư vấn làm sao người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với thư tín dụng.. Một điều có lợi nữa đối với người xuất khẩu là khi thư tín dụng đã được mở thì người xuất khẩu đã phải có giấy phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của cơ quan quản lý ngoại hối, điều này có nghĩa là người xuất khẩu sẽ tránh được rủi ro về quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu. Còn đối với các phương thức thanh toán khác như phương thức chuyển tiền (sau khi giaohàng) hay phương thức nhờ thu thì nếu có sự thay đổi nào về quản lý ngoại hối tại nước nhập khẩu đối với đồng tiền thanh toán đã thỏa thuận thì người xuất khẩu sẽhoàn toàn phải gánh chịu rủi ro này.

Thứ hai, đối với nhà nhập khẩu

Khi người xuất khẩu và người nhập khẩu chưa có sự tín nhiệm lẫn nhau, chắc chắn một điều là người xuất khẩu không muốn giao hàng trước khi nhận được tiền. Tất nhiên, người nhập khẩu cũng không hề muốn trả tiền khi chưa nhận được hàng, như thế sẽ nắm đường chuôi nếu bên xuất khẩu không giao hàng, mặt khác nếu là loại hàng hóa nhà xuất khẩu phải sản xuất xong mới có thể giao hàng được thì người nhập khẩu sẽ bị chiếm dụng vốn trong một thời gian dài. Một lần nữa phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ lại chứng tỏ tính ưu việt nổi trội, ngoài việc đứng ra cam kết thanh toán tiền cho người xuất khẩu, Ngân hàng cũng sẽ tư vấn cho nhà nhập khẩu vềnhững điều khoản trong hợp đồng để xây dựng một thư tín dụng chặt chẽ, có lợi, đảm bảo nhận được hàng đúng thời hạn được đề ra. Ngân hàng sẽ kiểm tra bộ chứng từ đó có phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp của từng nước hay không, đồng thời người nhập khẩu cũng kiểm soát được chất lượng cũng như xuất xứ hàng hóa thông qua chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình do cơ quan kiểm định độc lập cấp.Ngoài ra, một điều mà chúng ta chỉ có thể đạt được ở phương thức thanh toán chứng từ là sau khi nhà nhập khẩu đã tạo được sự tín nhiệm với ngân hàng thì thông thường họ sẽ được Ngân hàng cấp cho một hạn mức ký quỹ mở L/C cho khách hàng. Được Ngân hàng đứng ra đảm bảo sẽ giúp nhà nhập khẩu tránh được việc ứđọng vốn cũng như tránh được rủi ro sẽ bị chiếm dụng vốn.Nói chung, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán sòng phẳng đảm bảo quyền lợi một cách hợp lý cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu, mà lợi ích lớn nhất là lợi ích đối kháng của cả hai bên thông qua việc làm cho thời gian trả tiền phù hợp với thời hạn giao hàng. Ngày nay, thương mại quốc tế đang phát triển với quy mô và tốc độ chóng mặt, các mối quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa ngày càng mở rộng, do vậy các hình thức giao dịch ngày càng phong phú và đa dạng, điều đó kéo theo nhiều thách thức và rủi ro phát sinh. Một trong những rủi ro thường xảy ra là rủi ro liên quan đến việc thanh toán. Các ưu điểm đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ đã lý giải lý do tại sao phương thức này được sử dụng phổ biến rộng rãi và đã trở thành một tác nhân quan trọng giúp phát triển buôn bán quốc tế và nền kinh tế quốc gia nói chung và nâng cao uy tín, vị trí và năng lực dich vụthanh toán của ngân hàng nói riêng.

Thứ ba, đối với ngân hàng:

Độc lập với hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết giữa các bên, các ngân hàng tham gia phương thức thanh toán tín dụng chứng từ với tư cách là bên cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế, vì vậy, ngân hàng hoàn toàn không bị ràng buộc bởi các tranh chấp liên quan tới tình trạng hàng hoá cũng như các tranh chấp phát sinh xảy ra giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu sau khi người nhập khẩu đã thanh toán tiền cho ngân hàng.Các quy định ký quỹ L/C cho các doanh nghiệp mở L/C còn giúp ngân hàng phát hành có được một nguồn vốn đáng kể, đặc biệt đối với những trường hợp ký quỹ 100% giá trị L/C sẽ thúc đẩy các hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng như là cho vay xuất nhập khẩu, bảo lãnh, xác nhận v.v… Bởi vì, các doanh nghiệp thường không thể xoay vòng vốn được ngay mà bắt buộc phải vay tại ngân hàng phát hành L/C, một mặt để tiến hành quy trình thanh toán được thuận lợi, mặt khác sẽ tạo được mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và các doanh nghiệp. Ngoài ra, thông qua nghiệp vụ thanh toán bằng L/C nên ngân hàng sẽ có một nguồn thu ổn định từ việc mở, sửa đổi, điều chỉnh L/C, phí thông báo, xác nhận L/C.Nhìn vào quy trình thanh toán L/C cho thấy nghiệp vụ thanh toán L/C khá phức tạp, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao, có thể nói là cao nhất trong các nghiệp vụ ngân hàng do đó, các khoản phí liên quan khá cao, tạo nên một dịch vụ độc quyền và nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Tuy nhiên, điều lớn nhất mà phương thức thanh toán L/C mang lại cho ngànhngân hàng là tham gia phương thức này sẽ làm cơ sở để ngân hàng cũng cố mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, từ đó có cơ hội phát triển, quảng bá, mở rộng mạng lưới mang tính toàn cầu. Đồng thời, giúp ngân hàng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ ngân hàng thông qua các mối quan hệ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và đặc biệt thông qua cạnh tranh để hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới không ngừng hoàn thiện để theo kịp sự phát triển chung, nâng cao uy tín và tầm quan trọng trên thị trường tài chính Tín dụng quốc tế.

V. Quy trình xuất nhập khẩu

Sau khi hai bên đàm phán và ký kết hợp đồng, người mua mở thư tín dụng, gửi cho bên bán xem để kiểm tra và chỉnh sửa (nếu cần) thì việc tiếp theo cần làm là thực hiện hợp đồng. Căn cứ vào điều khoản đã ghi trong hợp đồng mà bên bán tiến hành sắp xếp các công việc mình phải làm ghi thành bảng biểu theo dõi tiến độ thực hiện, kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình các văn bản đã ghi đi và nhận những thông tin phản hồi từ phía đối tác.

5.1 Xin giấy phép xuất khẩu:

Theo quyết định số 57/1998/NĐ-CP thì tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu hàng hóa phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh trong nước của mình không cần phải xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu tại Bộ thương mại. Quy định này không áp dụng với một số mặt hàng đang quản lý theo cơ chế riêng (cụ thể là những mặt hàng gạo, chất nổ, sách báo, ngọc trai, đá quý, tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ).

-> Đối với mặt hàng sắn lát, Công ty TNHH Hồng Nga Sài Gòn không cần xin giấy phép xuất khẩu.

5.2 Đặt booking và lấy container rỗng

– Trong giao dịch này, hàng được giao FCL, nghĩa là nguyên container nên bên bán phải liên hệ hãng tàu để tìm giá tốt cho việc chuyên chở của mình.

– Quy trình lấy container rỗng tại cảng: Sau khi có booking, bên bán ra cảng đổi lấy booking information tại thương vụ cảng. Việc này nhằm xác nhận với hãng tàu rằng bên bán đồng ý lấy container và seal. Chú ý rằng bên bán phải nói với nhà xe (trucking) lấy container tốt, không cần sửa chữa. Nếu lấy phải container hư mà vẫn ký vào phiếu e thì sau này phí sửa chữa container (nếu phát sinh) sẽ do bên bán chịu.

5.3 Chuẩn bị hàng xuất khẩu

– Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu

– Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kí mã hiệu hàng hóa

Đối với mặt hàng này, Công ty Hồng Nga chọn cách đóng trong các kiện như trong hợp đồng quy định.

– Kiểm tra chất lượng hàng hóa

Trước khi giao hàng, bên bán phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất, trọng lượng… Ở đây, ngay sau khi hàng chuẩn bị được xếp lên container để xuất khẩu thì bên bán đã mời South America Survey về để đánh giá, kiểm định hàng ngay tại nhà kho.

– Đóng hàng vào container và thực hiện gia cố hàng để đảm bảo hàng đóng đầy không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.

5.4 Thuê phương tiện vận tải

Điều kiện giao hàng là CFR nên bên bán có trách nhiệm thuê tàu. Việc thuê tàu dựa vào các căn cứ sau đây:

– Dựa vào những điều khoản của hợp đồng: giao hàng số lượng nhiều hay ít.

– Dựa vào đặc điểm hàng hóa xuất khẩu.

5.5 Làm thủ tục hải quan

* Khai Báo Hải Quan ( Mở Tờ Khai Hải Quan )

-Trước khi đến cơ quan hải quan làm thủ tục công ty phải khai báo qua hải quan điện tử trên mạng điện tử của hải quan người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai, nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, trong trường hợp thực hiện hải quan điện tử, người khai hải quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan.

-Việc khai báo hải quan được thực hiện theo mẫu tờ khai hải quan do bộ tài chính quy định.

-Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan. Tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp cho ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã khai.

– Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan. Bộ hồ sơ hải quan gồm các chứng từ sau:

+ Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu: 2 bản chính.

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: 1 bản sao.

+ Tùy trường hợp cụ thể, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung thêm các chứng từ sau:

+ Bảng kê khai chi tiết hàng hóa đối với hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc hàng đóng gói không đồng nhất: 1 bản chính và một bản sao.

+ Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: 1 bản (là bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu).

+ Bản định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng đối với hàng xuất khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng gia công: 1 bản chính (chỉ nộp một lần đầu khi xuất khẩu).

+ Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 1 bản chính.

Khi mở tờ khai phải đến đội thủ tục hàng hóa xuất khẩu nộp hải quan tiếp nhận tờ khai để mở tờ khai. khi đó cán bộ hải quan sẽ cho biết số tờ khai để người mở tờ khai ghi số vào tờ khai trong bộ hồ sơ. và sau đó đợi cán bộ hải quan xử lý hồ sơ.

* Viết biên lai lệ phí

Sau khi có số tờ khai do cán bộ hải quan cung cấp người mở tờ khai sẽ qua quầy viết biên lai và thu lệ phí để làm thủ tục.

* Kiểm tra hàng hóa

Theo quy trình thủ tục hải quan của tổng cục hải quan, hàng hóa của chủ hàng xuất khẩu được phân ra làm ba luồng theo nguyên tắc sau:

– Luồng xanh:

Đối với hàng xuất khẩu có một trong hai điều kiện sau:

+ Hàng xuất khẩu (trừ hàng xuất khẩu từ nguyên liệu nhập khẩu)

+ Hàng xuất khẩu có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền và chù hàng đã nộp văn bản cho phép cho cơ quan hải quan.

Hàng hóa của chủ hàng thuộc luồng này được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

– Luồng vàng:

+ Hàng hóa thuộc doanh mục cám xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hoặc phải giám định, phân tích, phân loại nhưng chưa nộp văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền cho cơ quan hải quan.

+Hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế ngay

+Hàng hóa có phát hiện nghi vấn về hồ sơ hải quan.

Hàng hóa của chủ hàng thuộc luồng này phải kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

– Luồng đỏ:

+ Hàng hóa của chủ hàng xuất khẩu nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan

+ Hàng hóa của chủ hàng xuất khẩu có khả năng vi phạm pháp luật

+ Hàng hóa của chủ hàng xuất khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Hàng hóa của chủ hàng thuộc luồng này phải kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.

* Trả tờ khai hải quan

Người đi mở tờ khai sẽ mang biên lai lệ phí đến quầy trả tờ khai đưa cho cán bộ hải quan để nhận lại tờ khai của mình.

* Thanh lý hải quan

Sau khi lấy được tờ khai thì người làm thủ tục hải quan phải trình tờ khai đã được hoàn tất để nhân viên thương vụ cảng kiểm tra container và seal đã được hạ chưa và hạ có đúng không. Xong bước này container sẽ được nhập vào hệ thống của cảng.

* Vào sổ tàu

Người làm thủ tục hải quan phải mang tờ khai đến phòng để vào sổ tàu.

* Thực xuất tờ khai hải quan:

Sau khi đã giao hàng cho khách hàng thì nhân viên giao hàng phải làm thực xuất cho lô hàng các giấy tờ sau: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển.

5.6 Giao hàng lên tàu

Chủ hàng phải làm các công việc sau:

– Căn cứ các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho nhà vận tải để đổi lấy sơ xếp hàng.

– Trao đổi với cơ quan điều độ của cảng để biết ngày tàu đến và xếp hàng lên tàu.

– Sau khi đã xếp hàng lên tàu, nhận biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển.

5.7 Bên mua nhận hàng tại cảng đến

Hàng được đóng trong container, do vậy các bước để tiến hành nhận hàng như sau:

– Ký hợp đồng mượn container

– Xuất trình vận đơn để nhận hàng

– Chở container đầy hàng về nơi dỡ hàng

– Dỡ hàng dưới sự chứng kiến của hải quan

– Lập và thu nhận các biên bản cần thiết vào lúc giao hàng

5.8 Thanh toán

Bên bán đã tiến hành thực hiện việc giao hàng và lập bộ chứng từ theo đúng yêu cầu của L/C và xuất trình cho Ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thì chuyển tới ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng thanh toán). Nếu thấy bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C, Ngân hàng phát hành trích tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để trả tiền cho bên xuất khẩu, trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và phát lệnh đòi tiền nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ: Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán, ngân hàng phát hành ký hậu bộ chứng từ cho đi nhận hàng.

Các giao dịch thương mại quốc tế không chỉ đem tới những hệ quả tích cực cho nền kinh tế mà còn từng bước giúp Việt Nam rút ngắn sự chênh lệch với các nước trong khu vực và thế giới.

Xu hướng tìm kiếm: 

Chuyển phát nhanhchuyển phát nhanh Indochina Postdịch vụ chuyển phát nhanhdichvuchuyenphatnhanh, chuyển phát nhanhchuyển phát nhanh EMSchuyển phát nhanh vnptDhl, tntups, fedexgiá chuyển phát nhanhdịch vụ chuyển phát nhanhBảng giá chuyển phát nhanhchuyển phát nhanh DHLchuyển phát nhanh TNTchuyển phát nhanh UPSchuyển phát nhanh Fedexchuyển phát nhanh bưu điện, chuyển phát nhanh Viettelchuyển phát nhanh đi Mỹchuyển phát nhanh đi Anhchuyển phát nhanh đi Nhậtchuyển phát nhanh đi Hàn Quốcchuyển phát nhanh SingaporeEMS trackingVnpost trackingViettel tracking,  DHL tracking,  TNT tracking,  UPS tracking,  TNT trackinghàng xách tayhàng xách tay Mỹhàng xách tay Hàn Quốchàng xách tay Singaporehàng xách tay Úchàng xách tay Châu Âuhàng xách tay Đức,  

Một số hình ảnh vận chuyển đường biển: 

Dịch vụ vận tải đường biển giá rẻ từ Việt Nam đi nước ngoài
Dịch vụ vận tải đường biển giá rẻ từ Việt Nam đi nước ngoài
Dịch vụ vận tải đường biển giá rẻ từ Việt Nam đi nước ngoài
Dịch vụ vận tải đường biển giá rẻ từ Việt Nam đi nước ngoài
Dịch vụ vận tải đường biển giá rẻ từ Việt Nam đi nước ngoài
Dịch vụ vận tải đường biển giá rẻ từ Việt Nam đi nước ngoài
Dịch vụ vận tải đường biển giá rẻ từ Việt Nam đi nước ngoài
Dịch vụ vận tải đường biển giá rẻ từ Việt Nam đi nước ngoài
Dịch vụ vận tải đường biển giá rẻ từ Việt Nam đi nước ngoài
Dịch vụ vận tải đường biển giá rẻ từ Việt Nam đi nước ngoài
Dịch vụ vận tải đường biển giá rẻ từ Việt Nam đi nước ngoài
Dịch vụ vận tải đường biển giá rẻ từ Việt Nam đi nước ngoài

 

Để lại một bình luận

error: Content is protected !!