Phân tích Hợp đồng nhập khẩu đậu nành từ Canada

Mục lục

Phân tích hợp đồng nhập khẩu đậu nành từ Canada

(Tài liệu mang tính chất tham khảo và minh họa)

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa, hệ thống giao thông vận tải cũng như cơ sở hạ tầng logistics đã tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động giao dịch thương mại quốc tế giữa các quốc gia được tiến hành thuận lợi và nhanh chóng hơn.Không nằm ngoài xu hướng đó, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam cũng đang ngày càng được chú trọng phát triển bởi hoạt động ngoại thương, không những mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần tăng trưởng GDP mà còn thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Chính tầm quan trọng của các hoạt động thương thương mại quốc tế nói chung và việc thực hiện và kí kết hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế giữa các chủ thể ở các quốc gia nói riêng đã tạo động lực để nhóm thu thập và phân tích hợp đồng cũng như bộ chứng từ về hoạt động nhập khẩu hạt đậu nành Canada của công ty TNHH Việt Nam và Agribax Global. Nhóm tin rằng đây là một đề tài nghiên cứu thiết thực giúp hiểu sâu hơn về các hoạt động chính trong giao dịch thương mại quốc tế.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của tài liệu được chia làm 3 phần chính:

Chương 1: Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Chương 2: Phân tích hình thức thanh toán

Chương 3: Phân tích bộ chứng từ

NỘI DUNG

PHẦN I: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG

MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hoá trong đó các bên ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau. Hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước khác hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau (Điều 01- Công ước La Haye 1964 về mua bán quốc tế bất động sản hữu hình).

Theo công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế gián tiếp định nghĩa về loại hợp đồng này khi quy định “Công ước này áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau” (Điều 01-Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế). Như vậy có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thống nhất về ý chí giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài mà thông qua đó, thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau.

Qua đó hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hay hợp đồng xuất – nhập khẩu là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (người bán) có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên nhập khẩu (người mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.

Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập và chuyển khẩu. Và việc mua bán này phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 27 Luật thương mại 2005 của Việt nam). Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt nam từ nước ngoài hoặc khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (Điều 28 khoản 3 Luật thương mại 2005 của Việt nam).

2.  Chủ thể của Hợp đồng

lBên bán: Tập đoàn đa quốc gia Agribax Global

Địa chỉ: 1019 Broughton  Lane, Newmarket, Canada.

Email: garth@agribaxglobal.ca

Điện thoại: +1416 616 0406

Fax: +1 888 831 5488

Lĩnh vực hoạt động:

– Sản xuất và chế biến hàng nông sản, các sản phẩm chủ yếu: đậu nành, đậu lăng, hạt mustard, hạt lanh, hạt thức ăn chăn nuôi.

– Xuất khẩu hàng nông sản.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu:

– Châu Á và châu Âu.

lBên mua: Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam

– Địa chỉ: huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, Việt Nam.

– Điện thoại: 03213959999

– Fax: 03213959999

Lĩnh vực hoạt động

– Chế biến và bảo quản thịt, hải sản, rau củ quả

– Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản

– Buôn bán nông, lâm sản

– Buôn bán thực phẩm

Thị trường nhập khẩu chủ yếu

– Việt Nam, Canada,…

l Thông qua công ty môi giới: Sun Investment Joint Stock Company

-Địa chỉ: Số 9A, ngõ 208, Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội, Việt Nam

– Điện thoại: 04 6674 666

– Fax: 04 3670 9999

– Email: info@suninvest.com.vn

Bình thường trong hợp đồng sẽ không xuất hiện công ty môi giới, bởi môi giới chỉ đóng vai trò là trung gian thương mại, không đại diện pháp lý cho bên nào và có thể thu phí từ cả hai phía nhưng trong hợp đồng này lại có sự xuất hiện của công ty môi giới. Đó là vì bên mua trong hợp đồng – công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam là công ty thành viên của công ty cổ phần đầu tư Thái dương ‘Sun Invest’ và do có trụ sở tại Hà Nội nên có lẽ sẽ thuận tiện hơn cho việc thỏa thuận và ký kết hợp đồng.

u nành 1

Mối quan hệ giữa bên bán và bên mua

Mối quan hệ giữa hai công ty là mối quan hệ thân thiết, làm ăn lâu năm.

Hàng hóa giao dịch:

– Tên hàng hóa: Đậu nành hỗn hợp Canada loại 1

– Vụ mùa: 2014

– Khối lượng: 200MT

3. Đàm phán

Vì có mối quan hệ khá tốt, lại từng ký kết với nhau nhiều hợp đồng thương mại trước đó nên việc đàm phán được xúc tiến khá nhanh.

Vào cuối năm 2014(25/11/2014), đại diện bên mua( công ty Việt Nam) chủ động liên lạc (qua email) hỏi hàng. Khoảng 2 ngày sau thì phía bên Agribax trả lời mail về việc sẵn lòng thực hiện giao dịch buôn bán, kèm theo đó là bảng báo giá và một số giấy tờ liên quan.

Sau khoảng 3, 4 lần trao đổi mail qua lại giữa hai bên (nội dung mail chủ yếu là trao đổi về việc đặt hàng, hoàn giá, chấp nhậnxác nhận) thì cả hai bên đã thống nhất đi đến ký kết hợp đồng vào ngày 3 tháng 3 năm 2015.

4. Phân tích qua về Hợp đồng

Về chủ thể của Hợp đồng (bên mua, bên bán, công ty môi giới): nêu rõ ở trên;

Tổng giá trị hợp đồng: 110.000$

Điều khoản thanh toán:

Điều này có nghĩa là 10% giá trị hợp đồng được trả trước trong vòng 5 ngày làm việc từ khi ký kết hợp đồng. Còn lại 90% giá trị hợp đồng sẽ được thanh toán bằng phương pháp nhờ thu kèm chứng từ. (D/P – Document against Payment) thông qua Ngân hàng.

Chứng từ mà bên mua yêu cầu là hóa đơn, phiếu đóng gói, vận đơn, C/O, chứng nhận khối lượng…

=>Đánh giá: Phương thức thanh toán D/P an toàn hơn phương thức chuyển tiền nhưng rủi ro hơn phương thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C ; đơn giản hơn L/C nhưng phức tạp hơn chuyển tiền;

(Phân tích và đánh giá kỹ hơn về hình thức thanh toán này ở phần II)

Điều khoản tên hàng:

+) Tên hàng: Canada No 1 GM Mixed Hilum Soybean – Hỗn hợp hạt đậu nành Canada loại 1.

=> Tên hàng bao gồm: Tên hàng (Hilum Soybean) + tên nước sản xuất (Canada) +) Phẩm chất hàng ( No 1 GM Mixed);

Ở đây có thấy xuất hiện hạt GM, cần lưu ý GM là hạt giống đã biến đổi gen, trước khi sử dụng cần có giấy chứng nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền;

Điều khoản số lượng, khối lượng

Phương pháp quy định số lượngBên bán và bên mua quy định cụ thể về số lượng hàng hóa giao dịch
Đơn vị tính khối lượngMT
Phương pháp xác định khối lượngKhối lượng tịnh (net weight)
Khối lượng200
Dung sai+/-10% do người bán chọn
Giá dung saiKhông quy định rõ trong hợp đồng
Địa điểm xác định khối lượngCả cảng bốc và dỡ hàng đều có chứng nhận về khối lượng hàng nhưng có hiệu lực pháp lý cuối cùng là giấy chứng nhận ở cảng bốc.

=>Đánh giá:

+) Quy định về dung sai cho thấy người bán được phép giao hàng trong khoảng từ 180MT đến 220MT hàng hóa và  người mua không có quyền từ chối nhận;

+) Tuy nhiên, về giá dung sai: Trong hợp đồng không quy định giá dung sai. Điều này dễ dẫn tới việc khó khăn trong thanh toán hàng hóa nếu có tranh chấp xảy ra;

+) Địa điểm xác định khối lượng và giấy chứng nhận số lượng: Hai bên không quy định trong hợp đồng nhưng có sự thỏa thuận là giấy chứng nhận số lượng có giá trị pháp lý cuối cùng là giấy chứng nhận tại Toronto.

Điều khoản chất lượng:

 

CHỈ TIÊU

(được thể hiện trên Hợp đồng)

 

THỰC TẾ

Loại hàng hóaHạt đậu nành Canada loại 1
Độ ẩm không quá 14% ( thường gần 13%)12%
Hạt vỡ không quá 2% (thường ít hơn 1%)0.3%
Hạt hư không quá 0.5%( thường ít hơn 0.5%)0%
Độ trơ gần như bằng 0%0%
Tạp chất bằng 0%0%
Kích cỡ: nhỏ nhất 4mm
Protein41.3%
Oil20.6%

Tại nước người xuất khẩu có Chứng nhận kiểm dịch thực vật do Canada Food Inspection Agency cấp, Chứng nhận Kiểm nghiệm do công ty SGS Canada cấp và Chứng nhận xuất xứ do phòng thương mại Toronto cấp, ghi rõ xuất xứ Canada.

SGSlà công ty hàng đầu thế giới về thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận theo các tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng cũng như tính toàn vẹn của sản phẩm dịch vụ.

Điều khoản bao bì

+) Trong hợp đồng sử dụng bao bì là : Bao

+) FCL: người bán có trách nhiệm đóng hàng và người mua có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container. Sử dụng FCL là phương án hiệu quả kinh tế nhất vì các mặt hàng là đồng nhất đủ đóng 1 container.

+) Theo hợp đồng, hàng hóa sẽ được đóng vào 10 container 20’ mỗi container 20 tấn, điều khoản này hợp lý nhưng chưa quy định rõ quy cách đóng gói cho mặt hàng mang tính đặc thù này. Ngoài ra thời gian vận chuyển từ Canada về Việt Nam lên đến 35-40 ngày do đó đóng gói chuẩn, hút ẩm, cách nhiệt nhưng vẫn cần thông gió để đảm bảo đậu giữ nguyên chất lượng không bị hỏng khi mang về đến cảng Hải Phòng tại Việt Nam.

+) Trong hợp đồng chỉ ghi chung chung là sử dụng loại container 20’ nhưng qua trao đổi với bên Việt Nam thì họ cho biết chính xác loại container đã được sử dụng là container 20’ hàng khô phù hợp với các loại hàng hóa đóng kiện, bao, thùng; có khối lượng lớn nhưng thể tích nhỏ như lạc, đậu, gạo, bột, lúa mỳ,…Và điều này đã được hai bên trao đổi qua mail và thống nhất với nhau từ trước đó.

Điều khoản giao hàng

ĐIỀU KIỆN
Điều kiện giao hàngCFR Hải Phòng
Thời hạn giao hangQuy định khoảng thời gian nhất định từ ngày 15 tháng 4 năm 2015 đến ngày 30 tháng 4 năm 2015.
Địa điểm giao hangCảng Hải Phòng
Cách thức thông báoEmail
Thời gian xếp dỡ7 ngày
Chứng từ giao hàng–         Người bán có nghĩa vụ xuất trình vận đơn đã bốc hàng.

–         Người mua có nghĩa vụ làm thông quan nhập khẩu, khai báo nộp thuế…..cước phí hoặc chứng từ ở nước mà hàng hóa cập bến để hoàn thiện hợp đồng này. => thể hiện rất rõ ở mục các điểu khoản và điều kiện thêm vào Hợp đồng;

 

Phí vận chuyển–         Việc ký hợp đồng và chi trả cho việc thuê tàu do bên bán chi trả;

–         Toàn bộ phí của ngân hàng ở ngoài Canada đều do người mua chi trả (phí nhờ thu);

–         Về số ngày bốc dỡ hàng chậm (để container miễn phí) tại cảng Hải Phòng, hợp đồng cũng nêu rõ cho phép bốc dỡ hàng chậm trong vòng 7 ngày( phí lưu cảng bên bán chịu);

*Thêm điều khoản mua bảo hiểm cho hàng hóa: bên người mua có trách nhiệm thực hiện;

*Nhờ thanh toán D/P (nhờ thu kèm chứng từ) qua ngân hàng, nếu là ngân hàng ngoài Việt Nam thì sẽ do phía bên bán là công ty đa quốc gia Agribax chi trả;

=>Phân tích, đánh giá:

+) Số lần thông báo chưa rõ ràng, nhưng hai bên sẽ hiểu là thông báo một lần sau khi người bán giao hàng xong lên tàu.

+)Hợp đồng được ký vào ngày 3/3/2015 mà thời giạn giao hàng tại Hải Phòng được quy định là từ 15/4-30/4/2015. Sử dụng khoảng thời gian giao hàng là hình thứ hợp lý để người bán chủ động trong việc chuẩn bị và giao hàng. Thể tích là 10 bao, thời gian vận chuyển từ Canada về Việt Nam là từ 35-40 ngày, ngoài ra còn cần thời gian làm chứng từ, khai hải quản, lưu kho bãi…nên thời gian giao hàng nên từ 2-3 tháng sau ngày ký hợp đồng. Điều này cũng phù hợp với hàng hóa là ngũ cốc dạng hạt có vỏ bảo vệ. Thực tế theo kê khai tại hải quan thì ngày hàng đến là 08/06/2015, muộn hơn 1 tháng so với quy định giao hàng nhưng trong hợp đồng không có điều khoản về giao hàng muộn.

Điều khoản giá:

ĐIỀU KIỆN
Đồng tiền tính giáUSD
Đơn giá505 USD/MT , CFR Hải Phòng, Incoterms 2000
Tổng giá101,000.00 USD
Bằng chữMột trăm lẻ một nghìn đô la Mỹ.
Phương pháp quy định giáGiá cố định ( fixed price).

 

=>Phân tích, đánh giá:

+)Điều khoản giá trong hợp đồng đã quy định rõ giá trên 1 MT theo điều kiện CFR Hải Phòng, Việt Nam. Ngoài ra cũng quy định rõ phí làm hàng tại cảng Hải Phòng (DTHC) được trả sau (collect) nghĩa là consignee ở Việt Nam trả phí này. Điều khoản được nhận xét là cụ thể, quy định rõ trách nhiệm của 2 bên.

+)Đồng tiền tính giá là USD, là đồng tiền quốc tế nên mang tính ổn định, dễ dàng chuyển đổi.

+) Giá tính theo đơn vị USD/MT khá hợp lý.

+) Giá tính theo phương pháp giá cố định còn chưa hợp lý (chịu rủi ro khi có biến động giá trên thị trường).

Bộ chứng từ gửi cho ngân hàng:

  1. Hóa đơn (Commercial Invoice)
  2. Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Landing)
  3. Giấy chứng nhận trọng lượng (Weight Certificate)
  4. Danh mục hàng hóa (Packing list)
  5. Giấy chứng nhận nguồn gốc (Certificate of origin)
  6. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certificate)
  7. Giấy kiểm tra chất lượng của tổ chức trung gian dựa trên mẫu vật được cho (Independent 3rd Party Analysis report based on submitted smaples)

Điều kiện và điểu khoản thêm vào Hợp đồng:(Additional Contract Terms and Conditions)

  1. Seller shall not be under any liability whatsoever to buyer for non-delivery or delay in delivery or indirectly caused by or resulting from an act of God, outbreak of hostilities (whether or not war is declared), insurrection, riot, civil disturbance, government act or regulation, outbreak of disease, fire, flood, explosion, accident, theft, lock-out(whether of employees of seller or of other parties) or caused by or resulting from any other event or circumstance whatsoever beyond seller’ control. Under such situations, the delivery time will be extended. => Điều khoản bất khả kháng

Người bán sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào đối với người mua vì không giao hàng hoặc trì hoãn giao hàng hoặc gián tiếp do được gây ra bởi hành động của Thiên Chúa, sự bùng phát các hành động thù địch (dù đó không phải là chiến tranh), nổi dậy, bạo loạn, nội chiến, hành động hoặc quy định, dịch bệnh bùng phát, hỏa hoạn, lũ lụt, tai nạn, trộm cắp, bị khóa (cho dù là của người bán hoặc của các bên khác) hoặc do bất kỳ sự kiện hoặc tình huống nào khác ngoài sự kiểm soát của người bán . Trong các tình huống như vậy, thời gian giao hàng sẽ được kéo dài.

  1. Buyer is responsible for all Import duties, taxes, fees, levies, stamps, and/or any other charge of goods, freight or documents in the country of destination in the fulfilment of this contract.

Người mua phải chịu trách nhiệm về tất cả thủ tục nhập khẩu, thuế, phí, lệ phí, tem, và / hoặc bất kỳ khoản phí nào khác đối với hàng hóa, cước vận chuyển hoặc tài liệu tại điểm đến ở nước nhập khẩu để thực thi hợp đồng này.

  1. All bank charges outside of Canada are for Buyer’s account unless otherwise stated.

Tất cả các khoản phí ngân hàng bên ngoài Canada sẽ do phía người mua thanh toán trừ khi có quy định khác.

  1. Email is acceptable for all communications.

Thư điện tử được công nhận trong tất cả các giao dịch

  1. GAFTA Contract No.88 (FCL, Grain), GAFTA Arbitration Rules (No.126), International Chamber of Commerce UCP (2007) and Incoterms 2000 to apply.

Áp dụng theo hợp đồng GAFTA số 88 (FCL, hạt), Quy tắc Trọng tài của GAFTA (số 126), Phòng Thương mại Quốc tế UCP (2007) và Incoterms 2000.

* GAFTA (Grain and Feed Trade Association) là Hiệp hội Thương mại Ngũ cốc và Thức ăn Chăn nuôi. GAFTA bảo vệ quyền lợi các thành viên thông qua các hình thức hợp đồng tiêu chuẩn và cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua hình thức trọng tài.

Việc dẫn chiếu hợp đồng mẫu và các văn bản quy chiếu này sẽ làm tăng tính chặt chẽ cho hợp đồng. Bất cứ một thoả thuận nào không đưa ra trong hợp đồng có thể chiếu theo hai văn bản này. Ưu điểm là vừa chặt chẽ lại vừa tiết kiệm thời gian soạn thảo hợp đồng.Hợp đồng nhìn tuy ngắn gọn, không nêu trực tiếp điều khoản trọng tài hay khiếu nại nhưng tính pháp lý khá đầy đủ và chặt chẽ.

Điều khon về thời điểm hợp đồng có hiệu lực(không quy định rõ)

Điều khoản về ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng(không quy định rõ nhưng ngầm hiểu là sử dụng Tiếng Anh)

 

PHẦN II. Phân tích hình thức thanh toán

Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thanh toán là quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của hai bên mua (nhập khẩu) và bán (xuất khẩu). Do vậy, khi đàm phán về phương thức thanh toán, các bên đều luôn có mong muốn lựa chọn phương thức thanh toán có lợi nhất cho mình. Hợp đồng được thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ (D/P – Document against Payment).

1. Khái quát về phương thức thanh toán nhờ thu

1.1. Khái niệm

Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.

1.2. Các bên tham gia giao dịch thanh toán

– Người có yêu cầu ủy nhiệm thu (Principal): người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ (gọi chung là bên bán).

– Ngân hàng nhận ủy thác thu hay còn gọi là ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting Bank): ngân hàng phục vụ bên bán.

– Người trả tiền (Payer): người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được cung ứng (gọi chung là bên mua).

– Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank), hay ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): thường là ngân hàng đại lý hay ngân hàng chi nhánh của ngân hàng nhận ủy nhiệm thu ở nước người mua.

1.3. Các hình thức nhờ thu

– Nhờ thu phiếu trơn

– Nhờ thu kèm chứng từ

Do hợp đồng của nhóm sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ nên nhóm xin phép được đi sâu vào phân tích nhờ thu kèm chứng từ

1.4.  Nhờ thu kèm chứng từ

1.4.1.Khái niệm

Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán , trong đó người bán sau khi giao hàng, ký phát hối phiếu và gửi kèm với bộ chứng từ bán hàng để nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ người mua với điều kiện là ngân hang chỉ trao bộ chứng từ cho người mua sau khi người này trả tiền hối phiếu, hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu có kỳ hạn.

1.4.2. Quy trình thanh toán

Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng thương mại quốc tế đã được ký kết, người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho ngời nhập khẩu.

Bước 2: Người xuất khẩu ký phát hối phiếu và gửi kèm theo bộ chứng từ hàng hóa đến ngân hàng phục vụ mình, ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu.

Bước 3: Ngân hàng nhận ủy thác thu gửi thư ủy nhiệm kèm theo hối phiếu và bộ chứng từ hàng hóa cho ngân hàng đại lý để thông báo và đòi tiền người nhập khẩu.

Bước 4: Ngân hàng đại ly sau khi kiểm tra, giữ lại bộ chứng từ hàng hóa và gửi hối phiếu đến cho người nhập khẩu để yêu câu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán (kèm theo bản sao của hóa đơn thuơng mại) tùy theo các loại nhờ thu kèm chứng từ.

Bước 5: Người nhập khẩu sau khi kiểm tra tùy theo thời hạn thanh toán là trả ngay hay trả sau mà tiến hành trả tiền hay trả sau mà tiến hành trả tiền hay ký chấp nhận trả tiền hoặc từ chối trả tiền và gửi cho ngân hang.

Bước  6: Ngân hàng đại lý chuyển giao bộ chưng từ hàng hóa cho người nhập khẩu để nhận hàng ( khi ngân hang đã nhận được sự đồng y  thanh toán của người nhập khẩu).

Bước 7: Ngân hàng đại lý chuyển tiền, gửi giấy báo có hoặc hối phiếu đã chấp nhận về ngân hàng nhờ thu bên xuất khẩu, hoặc thông báo về sự từ chối và gửi lại hối phiếu bị từ chối và bộ chứng từ.

Bước 8: Ngân hàng ủy thác tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu hoặc chuyển hối phiếu đã chấp nhận hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của người nhập khẩu và gửi trả lại hối phiếu và bộ chứng từ hàng hóa cho người xuất khẩu.

1.4.3. Các hình thức của nhờ thu kèm chứng từ

Trong thanh toán nhờ thu kèm chưng từ, tùy thuộc vào qui định điều khoản thanh toán ngay hay thanh toán có kỳ hạn mà có hai hình thức thực hiện:

Nhờ thu tiền đổi chứng từ (Documentary against Payment – D/P): Hình thức này sử dụng trong trường hợp mua hàng trả tiền ngay, ngân hàng sẽ trao bộ chứng từ cho người mua để đi nhân hàng, sau khi người này đã thanh toán toàn bộ tiền hàng.

Nhờ thu chấp nhận thanh toán đổi chứng từ (Documentary against Acceptance – D/A): Hình thức này sử dụng trong trường hợp mua hang trả tiền sau. Ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ gửi hang cho người mua đi nhận hàng khi người này ký chấp nhận thanh toán lên hối phiếu do người bán ky phát. Đến thời hạn thanh toán, người bán sẽ xuât trình hối phiếu đã được ký chấp nhận cho người mua để yêu cầu thanh toán.

1.4.4. Nhận xét

Nhìn chung, hình thức nhờ thu kèm chứng từ, người bán ngoài việc ủy thác cho ngân hang thu hộ tiền, còn ủy thác cho ngân hàng khống chế bộ chứng từ hàng hóa đối với người mua. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm có chứng từ. Với cách khống chế này, quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, nhờ thu kèm chứng từ vẫn còn những hạn chế cơ bản:

– Tuy đã khống chế được quyền định đoạt đối với hàng hóa của người mua nhưng chưa khống chế được người mua có trả tiền hay không người mua có thể chậm trễ hoặc không thanh toán băng cách trì hoãn việc nhận chứng từ hàng hóa hoặc không nhân hàng nữa.

– Việc thanh toán diễn ra chậm chạp.

– Ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian thu tiền hộ, còn không có trách nhiệm đối với việc trả tiền của người mua.

Trong giấy ủy nhiệm ngân hàng thu hộ thường qui định rõ cách xử lý đối với một số tình huống hay xảy ra trong thực tế để ngân hang căn cứ vào đó giải quyết, như là: yêu cầu người mua trả tiền ngay khi ngân hàng giao chứng từ, hay cho phép hàng đợi đến bến mới phải trả tiền; phải xử lý như thế nào trong trường hợp vận đơn tới chậm hơn hàng hóa; tỷ giá thanh toán là tỷ giá nào nếu như hối phiếu và hóa đơn được lập ra theo một loại tiền mà việc trả tiền lại bằng một loại tiền khác; biện pháp xử lý khi người mua từ chối trả tiền hoặc từ chối chấp nhận trả tiền, hoăc là trong trường hợp người mua không có khả năng thanh toán….

1.5. Những vấn đề sử dụng đến phương thức nhờ thu

– Thứ nhất, văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của nhờ thu là Quy tắc thống nhất về nhờ thu số 522 của Phòng Thương mại Quốc tế, bản sửa đổi năm 1995 (Uniform Rules for the collection, 1995 Revision N 522, ICC).

Muốn sử dụng quy tắc này, hai bên mua bán phải thống nhất quy định trong hợp đồng.

Người bán phải lập một chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng đại diện của mình nhờ thu hộ tiền. Trong chỉ thị nhờ thu người bán phải đề ra những điều kiện nhờ thu và được ngân hàng chấp nhận. Đây là chứng từ pháp lý cụ thể điều chỉnh quan hệ giữa người bán và ngân hàng phục vụ bên bán.

– Thứ hai, nội dung chỉ thị nhờ thu thường bao gồm:

Điều kiện trả tiền là D/A hay D/P. Theo điều kiện D/P (Documentary Against Payment), người mua phải trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho họ. Theo điều kiện D/A (Documentary Against Acceptance), hành động trả tiền được thay bằng hành động chấp nhận trả tiền. Trường hợp này dùng cho việc bán chịu hàng ngắn ngày của người bán cho người mua.

Thứ ba, chi phí nhờ thu ai chịu? Về chi phí nhờ thu có thể quy định như sau:

Người bán chịu chi phí và l ệ phí ngân hàng nhận ủy thác, người mua chịu chi phí cho ngân hàng đại lý, nếu không quy định thì ngân hàng thu hộ phải gánh chịu. Trong trường hợp bị từ chối thanh toán hợp lý, có khi người bán chịu luôn cả chi phí và lệ phí của ngân hàng đại lý. Trong trường hợp nhờ thu bằng điện (Telegraphic Transfer), người bán phải chịu thêm chi phí điện tín.

– Thứ tư, trong trường hợp hàng đến trước chứng từ, người mua có thể yêu cầu ngân hàng cấp giấy đảm bảo với hãng tàu để nhận hàng. Muốn nhận được giấy bảo đảm của ngân hàng, người mua phải trao cho ngân hàng giấy cam kết đối tịch (Counter Indemnity). Thuyền trưởng chỉ giao hàng cho người mua, nếu trên giấy bảo đảm của ngân hàng (Letter Indemnity) có hai chữ ký, một của ngân hàng, một của người mua.

– Thứ năm, trong trường hợp người mua từ chối thanh toán và không nhận hàng thì cách giải quyết về lô hàng đó như th ế nào? Trong trường hợp này, đầu tiên là phải ủy thác ngay cho cơ quan nào đó hay cho ngân hàng đại lý lưu kho lô hàng bị từ chối thanh toán. Nếu ủy thác chậm, chủ tàu có thể lưu lô hàng đó vào kho của hãng tàu, nếu chở bằng Liner. Kinh nghiệm cho thấy, hàng được lưu kho ở hệ thống công cộng ở Hồng Kông và Singapore chịu chi phí thấp hơn nhiều so với tàu biển. Cách giải quyết lô hàng này có thể là giảm giá hàng bán cho người mua, nếu như hàng bị từ chối có chất lượng thấp hơn chất lượng đã ký trong hợp đồng, giao nhận hàng chậm nên không phục vụ kịp thời cho thời vụ tiêu thụ v.v., hoặc có thể nhờ ngân hàng bán cho người khác, hoặc chuyển hàng về nước người bán, nếu là hàng quý, hoặc là có thể bán đấu giá công khai. Đây là một phương thức bán hàng đặc biệt, giao hàng cho người mua nào trả giá cao nhất, sau khi đã trực tiếp xem hàng hóa. Chỉ áp dụng bán đấu giá đối với những mặt hàng cồng kềnh, có giá trị thấp, chi phí vận chuyển, lưu kho, lưu bãi cao.

2. Phân tích phương thức thanh toán trong hợp đồng

2.1. Bản dịch

Hãy gửi tiền thanh toán qua chuyển khoản đến AgriBax Globan Inc:

l Người thụ hưởng: Tập đoàn AgriBax Global.

l Ngân hàng nhận: TD Canada trust- 40 commerce drive, aurona, ON, Canada

l Số ngân hàng: 004

l Chi nhánh chuyển tiền: 1032

lSố tài khoản: 7200531

lMã SWIFT: TDOMCATTTOR

lĐồng tiền thanh toán: Đô la Mỹ

lNgân hàng đại lý(ngân hàng thu hộ) : Bank of America, New York

lMã SWIFT: BOFAUS3NXXX

lMã Fedwire ABA( Rouling): 26009593

10% giá trị hợp đồng được trả trước trong vòng 5 ngày làm việc từ khi ký kết hợp đồng. Còn lại 90% giá trị hợp đồng sẽ được thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ (D/P – Document against Payment) thông qua Ngân hàng.

2.2 Phân tích và nhận xét

2.2.1. Quy trình thanh toán

– Phương thức nhờ thu kèm chứng từ này là thanh toán trả tiền ngay sau khi chứng từ được xuất trình.

– Thời gian thanh toán trong vòng 3 ngày làm việc mà 10% giá trị hợp đồng được trả trước trong vòng 5 ngày làm việc từ khi ký kết hợp đồng tức là thời gian thanh toán là từ 20/4/2015 đến 23/4/2015.

– Khi sử dụng phương thức này cần có hối phiếu kèm theo.

– Quy trình nhờ thu kèm chứng từ:

o   Ký hợp đồng mua bán

o   Tập đoàn AgriBax Global giao hàng

o   Tập đoàn AgriBax Global gửi đơn yêu cầu nhờ thu và Bộ chứng từ

o   TD Canada Trust gửi lệnh nhờ thu, Bộ chứng từ cho công ty TNHH Việt Nam

o   Công ty TNHH Việt Nam trả tiền

o   Ngân hàng Hoa Kỳ trao bộ chứng từ nhận hàng cho công ty TNHH Việt Nam

o   Ngân hàng Hoa Kỳ chuyển tiền cho ngân hàng TD Canada Trust

o   Ngân hàng TD Canada Trust chuyển tiền cho tập đoàn AgriBax Global

2.2.2. Lợi ích và rủi ro đối với các bên khi thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ:
  1. Đối với AgriBax Global:

– AgriBax Global ngoài việc uỷ thác cho TD Canada Trust thu tiền mà còn nhờ ngân hàng này thông qua việc khống chế bộ chứng từ hàng hoá để buộc người nhập khẩu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Nhờ vậy phương thức này đảm bảo khả năng thu tiền hơn. Đã có sự ràng buộc chặc chẽ giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của bên mua. Tuy nhiên việc Công ty TNHH Việt Nam có nhận hàng và thanh toán hay không vẫn tuỳ thuộc họ.

– Nếu có sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu như chứng từ bị thất lạc, chậm trễ thì hậu quả phát sinh do AgriBax Global chịu

– Nếu công ty TNHH Việt Nam khước từ thanh toán hay không trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán, AgriBax Global có thể kiện.

  1. Đối với công ty TNHH Việt Nam

– Được kiểm tra bộ chứng từ trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán.

– Tuy nhiên chịu rủi ro nếu có gian lận trong thương mại (nhà XK lập bộ chứng từ giả), các ngân hàng ko chịu trách nhiệm khi chứng từ là giả mạo hay có sai sót hay hàng hóa không khớp với chứng từ.

PHẦN III: Phân tích B CHỨNG T

1. Hóa đơn thương mại

1.1. Khái quát về hóa đơn thương mại

Khái niệm: Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn

Mục đích: Làm chứng từ thanh toán

Nội dung: Lô hàng được thanh toán theo phương thức nhờ thu D/P

1.2. Bản dịch

– Bên soạn: Tập đoàn đa quốc gia AgriBax.

– Địa chỉ: 1019 đường Broughton, Newmarket, Canada

– Hóa đơn số: 900034

– Ngày lập: 14/4/2015

– Bên giao hàng: Tập đoàn đa quốc gia AgriBax.

– Điều khoản thanh toán: trả trước 10% cho người bán trong 5 ngày làm việc, thanh toán 90% còn lại thông qua ngân hàng theo phương thức thu hộ D/P.

– Điều kiện thương mại: CFR Hải Phòng.

– Phương tiện vận chuyển: tàu MSC Diego số hiệu CE519R

– Cảng đi: Montreal, Canada.

– Cảng đến: Hải Phòng, Việt Nam.

– Dự kiến tàu đến: 9/6/2015.

– Hàng tới: Công ty TNHH Việt Nam

– Địa chỉ:  Xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hảo, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

– Số lượng: 203.600 MT

– Tổng  giá: 102,818.00 USD

– Trả trước: 10,100.00 USD

– Còn lại: 92,718.00 USD

– Bằng chữ: chín hai ngàn bảy trăm mười tám đô la Mỹ.

– Mô tả hàng hóa: hạt đậu nành biến đổi gen loại 1 Canada, mã phân loại hàng hóa 1201.90.90

– Quy định về khiếu nại: Khiếu nại sẽ không được giải quyết sau 10 ngày kể từ ngày hàng hóa cập bến cảng đến.

– Đóng gói: Hàng rời trong container

– Phương tiện: Container 20 feet * 10 cái. FCL: nguyên container

* TRHU1507977

* MEDU 1375133

* FCIU 3956339

* TTNU 3430976

* TGHU 0130969

* GLDU 5062789

* CAIU 2806640

* MSCU 2146140

* MEDU 6294230

– Chỉ dẫn thanh toán:

* Người thụ hưởng: Tập đoàn AgriBax Global.

* Ngân hàng nhận: TD Canada trust- 40 commerce drive, aurona, ON, Canada

* Số ngân hàng: 004

* Chi nhánh chuyển tiền: 1032

* Số tài khoản: 7200531

* Mã SWIFT: TDOMCATTTOR

* Đồng tiền thanh toán: Đô la Mỹ

* Ngân hàng đại lý(ngân hàng thu hộ) : Bank of America, New York

* Mã SWIFT: BOFAUS3NXXX

* Mã Fedwire ABA( Rouling): 26009593

1.3. Phân tích chi tiết và nhận xét:

– Một số nội dung chưa trùng khớp với hợp đồng nhưng đã trùng khớp với vận đơn ( khối lượng, giá cả)

– Hóa đơn ghi rõ điều kiện giao hàng: CFR cảng Hải Phòng.

– Hóa đơn này do người xuất khẩu phát hành.

– Hóa đơn ghi đúng tên người bán ( tập đoàn AgriBax ) , người mua ( công ty TNHH Việt Nam ) như đã ghi trong hợp đồng.

– Theo UCP 600, hóa đơn thương mại không cần phải ký, tuy nhiên thực tế ở đây người XK vẫn xuất trình hóa đơn thương mại đã kí. Nguyên nhân là do người NK còn cần cho mục đích khác như: xuất trình cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa và vì mục đích lưu trữ chứng từ của bộ phận kế toán.

– Tổng giá trị của hàng được ghi rõ ràng, đầy đủ.

– Hóa đơn trình bày chính xác và rõ ràng cách thức chuyển tiền cho người NK.

– Các chi tiết trong hóa đơn không mâu thuẫn với các chứng từ khác.

– Ngoài ra cũng quy định rõ phí làm hàng tại cảng Hải Phòng (DTHC) được trả sau (collect) nghĩa là consignee ở Việt Nam trả phí này. Điều khoản được nhận xét là cụ thể, quy định rõ trách nhiệm của 2 bên.

– Có quy định về khiếu nại: “Khiếu nại sẽ không được giải quyết sau 10 ngày kể từ ngày hàng hóa cập bến cảng đến”, làm rõ trách nhiệm 2 bên.

2. Vận đơn

Hàng hóa được xuất khẩu bằng đường biển nên bài phân tích của nhóm sẽ là về vận đơn đường biển.

2.1. Khái niệm:

Vận đơn( Bill of Lading- viết tắt là B/L) là chứng từ vận chuyển đường biển do người vận chuyển hoặc đại diện của họ ký phát cho người giao hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng hóa để vận chuyển đến nơi trả hàng. Trong thực tiễn hàng hải, người ký vận đơn thường là thuyền trưởng hoặc là đại lý của tàu nếu họ được thuyền trưởng ủy quyền.

2.2. Chức năng:

– Là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại và tình trạng như ghi trên vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng.

– Là bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt và nhận hàng.

– Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.

2.3. Bản dịch:

– Công ty forwarder/carrier: Western freight solutions, 687 Glengrove, North York, Ontario M6B 2J2 Canada.

– Tuyến đường đi của hàng:

Mặc dù là hàng chuyển tải nhưng do hàng được vận chuyển nguyên container, số container, số chì không thay đổi từ khi xếp hàng lên phương tiện vận tải tại cảng xếp hàng của nước thành viên xuất khẩu đến khi nhập khẩu vào Việt Nam nên xem xét chấp nhận chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp là vận đơn và lệnh giao hàng của hãng tàu, trong đó thể hiện số container, số chì không thay đổi.

– Phương tiện vận chuyển: tàu MSC Diego số hiệu CE519R

– Người gửi hàng: Tập đoàn đa quốc gia AgriBax.

– Địa chỉ: 1019 đường Broughton, Newmarket, Canada

– Người nhận hàng: Công ty TNHH Việt Nam

– Địa chỉ: Xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hảo, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam

– Cảng bốc hàng: Montreal, Canada

– Cảng dỡ hàng: Hải Phòng, Việt Nam.

– Phương tiện đóng hàng: container 20′ * 10  số hiệu giống trong hóa đơn

– Cước phí đã trả bởi: Tập đoàn đa quốc gia AgriBax

– Tàu khởi hành ngày: 14/4/2015

– Hàng vận chuyển theo phương thức FCL( Full container load): tức là hàng xếp đủ container, mà không cần ghép với lô hàng khác.

– Khối lượng toàn bộ: 205,549.000KGS

– Quy định về số ngày free dem( để cont miễn phí): 14 ngày

2.4. Phân tích và nhận xét

– FCL: người bán có trách nhiệm đóng hàng và người mua có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container. Sử dụng FCL là phương án hiệu quả kinh tế nhất vì các mặt hàng là đồng nhất đủ đóng 1 container.

– Theo hợp đồng, hàng hóa sẽ được đóng vào 10 cont 20’ mỗi cont 20 tons, điều khoản này hợp lý nhưng chưa quy định rõ quy cách đóng gói cho mặt hàng mang tính đặc thù này. Ngoài ra thời gian vận chuyển từ Canada về Việt Nam lên đến 35-40 ngày do đó đóng gói chuẩn, hút ẩm, cách nhiệt nhưng vẫn cần thông gió để đảm bảo đậu giữ nguyên chất lượng không bị hỏng khi mang về đến cảng Hải Phòng tại Việt Nam.

– Cảng bốc hàng và địa điểm nhận đã được nêu cụ thể nên đã tách biệt rõ nơi chuyển rủi ro sang phía người mua.

– Ở điều kiện CFR trong Incoterm 2000, nơi chuyển giao rủi ro là qua lan can tàu, vì thế có thể gây khó khăn trong việc xác định vị trí cụ thể nên khi xảy ra rủi ro có thể xảy ra những tranh chấp không đáng có

– Vận đơn được lập hoàn toàn hợp lệ, đối chiều phù hợp với hợp đồng, hóa đơn.

3. Packing list

3.1. Khái quát chung về phiếu đóng gói

Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List) là bản kê khai khối lượng, số lượng, bao kiện bao gói, trị giá items. Packing list là một trong những chứng từ không thể thiếu của bộ chứng từ xuất nhập khẩu, nó là chứng từ để xác định chi tiết lô hàng, là căn cứ để người mua xác định việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng thanh toán không,.

Trong bộ chứng từ thanh toán, cần phân biệt giữa phiếu đóng gói hàng hóa và hóa đơn thương mại. Hóa đơn thương mại là chứng từ thiên về chức năng thanh toán, trên đó quan trọng thể hiện tổng thể trị giá của toàn đơn xuất khẩu. Còn phiếu đóng gói lại thể hiện hàng hóa được đóng gói như thế nào, bao nhiêu kiện, trọng lượng và thể tích bao nhiêu…

Trên packing list cũng có giá trị đơn hàng nhưng là giá trị của từng đơn hàng, nhằm phục vụ mục đích hỗ trợ cho việc giao nhận hàng hóa, kiểm kê hàng hóa trong quá trình  khi gửi hàng phải đúng số lượng với hợp đồng tương ứng, đảm bảo hàng hóa giao đúng, đủ khối lượng, tránh rủi ro không đáng có cho các bên tham gia trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

3.2. Phiếu đóng gói trong hợp đồng MBHHQT giữa Agribax Global và Công ty TNHH Việt Nam

– Số hiệu Packing List: #900034

Ngày khởi hành: 14/4/2015

Ngày đến: 9/6/2015

Đơn vị xuất khẩu: Tập đoàn đa quốc gia Agribax

Đơn vị nhập khẩu: công ty TNHH Việt Nam

Incoterms: CFR Hải Phòng Việt Nam (theo hợp đồng thương mại)

Điều kiện vận chuyển: 10×20’ FCL nghĩa là vận chuyển bằng đường biển, hàng được đóng trong nguyên trong 10 container – Tên tàu: MSC Diego – CE519R

Mô tả hàng hóa: Canada No.1 GM Mixed Hilum Soybeans – HS Code: 1201. 9090

Tổng khối lượng: 203,600.00 MT trong đó gồm 10 container với 20 kiện hàng FCL (Vận chuyển nguyên container)

Kí bởi công ty Agribax Global Inc. do phiếu đóng gói nhà bên bán ký phát hành.

Nhận xét:

Phiếu đóng gói mà Agribax Global gửi cho Công ty Việt Nam có đầy đủ thông tin chi tiết về đơn hàng  như tên nhập khẩu, xuất khẩu , tên hàng, số hiệu hợp đồng, tên tàu, ngày bốc hàng, cảng bốc, cảng dỡ, trọng lượng hàng hóa đó, thể tích của kiện hàng, số container và chữ kĩ đảm bảo của bên xuất khẩu.

Bên xuất khẩu đã cam kết việc giao hàng với đâỳ đủ thông tin chi tiết về hàng hóa kèm theo chữ kĩ xác nhận và đóng dấu.

Khi làm phiếu đóng hàng hóa, Agribax Global không dùng “phiếu đóng gói chi tiết” mà dùng phiếu đống gói dạng thường, vì như trên hợp đồng của hai bên công ty Hà Dùng nhập về hàng hóa “hạt đậu nành Canada” với khối lượng lớn nhưng để dễ hơn trong việc kiểm tra số lượng hàng hóa thực tế khi dỡ hàng và nhập hàng vào kho, bên phía xuất khẩu nên gửi kèm thêm “phiếu đóng gói chi tiết”. Trong trường hợp có khiếu nại về đơn hàng, nó cũng chính là căn cứ để kiểm tra.

Vấn đề về bao bì và cung cách đóng gói, bảo quản sản phẩm đối với mặt hàng “Soybeans” cũng không được nhắc kĩ đến trong phiếu đóng gói hàng. Ở đây bên phía xuất khẩu chỉ liệt kê trọng lượng tịnh (chỉ tính khối lượng hàng hóa) và trọng lượng tổng (tính cả dây buộc, nilon buộc, bao bì,… ), vận chuyển khố lượng lớn, thời gian hàng cập bến và cách vận chuyển.

4. Giấy chứng nhận xuất xứ – Certificate Of Origin (C/O)

4.1. Khái niệm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of Origin (C/O)

Giấy chứng nhận xuất xứ (Tiếng anh: Certificate Of Origin, viêt tắt C/O) là một tài liệu được sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa, là một tài liệu quan trọng trong công bố tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải thể hiện được nội dung xuất xứ của hàng hoá, xuất xứ đó phải được xác định theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể.

Có 2 loại giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): .

– C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ cũng có thể là nước xuất khẩu.

– C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ. Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước lai xứ

4.2. Phân tích giấy chứng nhận C/O do Agribax Global cung cấp

Tên đơn vị nhập khẩu: Agribax Global Inc.

Tên đơn vị xuất khẩu: Công ty TNHH Việt Nam

Loại mẫu: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất  xứ (đồng thời là nước xuất khẩu ) là Canada;Về hàng hóa, trong bản C/O ghi rõ

Phương tiện: Đường biển theo điều kiện CFR

Tiêu chuẩn hàng hóa: C/O ghi đầy đủ thông tin về mô tả hàng hóa, items, số kiện, mã hiệu, khối lượng và trọng lượng tịnh của hàng hóa nhưng thiếu thông tin về quy cách đóng gói hàng hóa cũng như yêu cầu về tiêu chuẩn của hàng xuất xứ.

Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu: được cấp bởi Toronto Board Of Trade, 1 tổ chức thương mại có uy tín, thấm quyền của Canada cung cấp.

Thời gian cấp C/O: C/O được cấp vào 20/4/2101, sau ngày xuất hàng (14/4/2015) nên khi cấp phải có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền.

Nhận xét:

Như vậy, giấy chứng nhận xuất xứ do bên Canada gửi cho công ty TNHH Việt Nam có đủ thông tin chi tiết về:

– Thông tin nước xuất khẩu

– Thông tin nước nhập khẩu

– Số lượng hàng

– Trọng lượng tịnh

– Mô tả về hàng hóa

– Các nước xuất khẩu

– Nguồn gốc của giấy chứng nhận

Tuy nhiên, trong bản chứng nhận xuất xứ, phía bên Agribax Global không ghi rõ tiêu chuẩn của hàng hóa, điều này sẽ gây khó khăn cho Công ty Việt Nam trong việc áp dũng quy tắc xuất xứ ưu đãi để giảm thuế khi nhập khẩu hàng hòa.

5. Giấy chứng nhận trọng lượng

5.1. Khái niệm

Giấy chứng nhận trọng lượng là chứng từ xác nhận trọng lượng của hàng hóa thực giao. Giấy chứng nhận trọng lượng thường được sử dụng với những hàng hóa không thể đếm được cụ thể bằng đơn vị cái, chiếc, … .

Giấy chứng nhận này có thể do bên người xuất khẩu cung cấp hoặc do bên thứ 3 (cơ quan giám định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hải quan,…) cung cấp, tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, giấy chứng nhận trọng lượng do người xuất khẩu cung cấp thường không được tín dùng bởi người nhập khẩu.

Giấy chứng nhận trọng lượng cần ghi rõ: số serial của chứng nhận, ngày cân, người xuất khẩu, người nhập khẩu, hàng hóa nào, phương tiện vận chuyển, trọng lượng tịnh và trọng lượng thực tế của hàng hóa, … . Ngoài ra, giấy chứng nhận trọng lượng cũng cần có địa điểm cân, người cân và cấp giấy chứng nhận phòng trường hợp có tranh chấp hoặc sự cố xảy ra.

5.2. Giấy chứng nhận trọng lượng trong bộ hợp đồng thương mại quốc tế của Agribax Global và Công ty TNHH Việt Nam

5.2.1. Nội dung

-Giấy chứng nhận số hiệu: #900034

Ngày phát hành: 14/04/2015

– Đơn vị xuất khẩu: Agribax Global Inc.

– Đơn vị nhập khẩu: Công ty TNHH Việt Nam

– Điều kiện vận chuyển: hàng được đóng trong nguyên trong 10 container 20 feet

– Tên tàu: MSC Diego – CE519R

– Mô tả hàng hóa: Canada No.1 GM Mixed Hilum Soybeans

– Tổng trọng lượng: 203,600.00 MT trong 10 container 20 feet, FCL

5.2.2. Nhận xét

Giấy chứng nhận trọng lượng có hầu hết các thông tin cần thiết về hàng hóa như trọng lượng tịnh, trọng lượng thực tế, mô tả hàng hóa, đơn vị tính,…; đơn vị xuất khẩu, đơn vị nhập khẩu, phương tiện vận chuyển,… Giấy chứng nhận được lập và kí vào ngày 14/4/2015, trước thời hạn giao hàng 1 ngày.

Tuy nhiên, giấy chứng nhận trọng lượng có ngày cân nhưng không có địa điểm cân, không có tên người cân cũng như người kiểm tra, không có thông tin xác nhận từ phía người vận chuyển (liệu người vận chuyển có mặt tại nơi cân trọng lượng khi việc kiểm tra được tiến hành hay không?). Các thông tin về người xuất khẩu, người nhập khẩu và phương tiện vận chuyển còn khá sơ sài.

Ngoài ra, giấy chứng nhận được kí và phát hành bởi người xuất khẩu, người kí tên không ghi rõ chức vụ, địa vị, không có con dấu. Người nhập khẩu khi nhận hàng cần kiểm tra kĩ càng lô hàng.

6. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

6.1. Khái niệm

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp, xác nhận thực phẩm hoặc sản phẩm thực vật không bị nhiễm sâu bệnh và được coi là phù hợp với những quy định kiểm dịch thực vật hiện hành của nước nhập khẩu. Đây là loại chứng từ bắt buộc khi nộp hồ sơ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu.

Khi hàng xuất khẩu đến cửa khẩu cuối cùng hoặc đến nơi mà từ đó hàng được xuất khẩu ra nước ngoài, người xuất khẩu phải báo trước với cơ quan kiểm dịch thực vật gần nhất để tiến hành làm thủ tục kiểm dịch. Cơ quan kiểm dịch thực hiện phương thức kiểm tra sơ bộ tại cơ sở sản xuất, bảo quản ở sâu trong nội địa và phúc tra tại cửa khẩu cuối cùng để cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Sau khi hoàn thành thủ tục, thu phí, lấy và kiểm tra mẫu đạt yêu cầu, trong vòng 24 giờ, cơ quan kiểm dịch sẽ cấp giấy chứng nhận cho lô hàng. Nội dung chính của giấy gồm các thông tin: người xuất khẩu, người nhập khẩu, số lượng, loại bao bì, nơi sản xuất, tên & khối lượng sản phẩm, tên khoa học của thực vật, …

6.2. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật trong bộ hợp đồng thương mại quốc tế giữa Agribax Global và Công ty TNHH Việt Nam

6.2.1. Nội dung

– Giấy chứng nhận số: 2681849

– Người xuất khẩu: công ty Agribax Global (ghi rõ địa chỉ)

– Người nhập khẩu: công ty TNHH Việt Nam (ghi rõ địa chỉ)

– Mô tả hàng hóa: 10 container (ghi rõ số hiệu container)

– Xuất xứ: Ontario, Canada

– Phương thức vận chuyển: vận chuyển đường biển

– Điểm đến: Hải Phòng, Việt Nam

– Tên, số lượng hàng hóa: Đậu nành, 203,6 MT

– Chứng nhận hàng hóa đã được kiểm dịch

– Thời gian, địa điểm và người phát hành giấy chứng nhận

– Chữ kí

6.2.2. Nhận xét

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Canada Food Inspection Agency (trực thuộc chính phủ Canada) phát hành. Do giá trị đơn hàng lớn hơn 1600 USD nên phí phát hành giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là 17 USD.

Quy trình và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của Canada Inspection Food Agency:

  • Người xuất khẩu điền và kí xác nhận đơn yêu cầu kiểm tra xuất khẩu và giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Application for Export Inspection and Phytosanitary Certification), mẫu CFIA/ACIA 3369 gửi về văn phòng Canada Food Inspection Agency, ít nhất 10 ngày trước khi giao hàng.
  • Nếu cần, người xuất khẩu sẽ được yêu cầu xuất trình bằng chứng xác thực những điều đã khai trong đơn yêu cầu.

Có đầy đủ các thông tin cơ bản về hàng hóa, người xuất khẩu, người nhập khẩu cũng như địa điểm, thời gian, người cấp giấy chứng nhận và con dấu của cơ quan kiểm dịch. Giấy chứng nhận được viết bằng hai thứ tiếng, dễ dàng cho việc thông quan xuất khẩu và nhập khẩu.

Dù trong giấy chứng nhận không ghi tên khoa học của thực vật nhưng xét thấy trong hợp đồng thương mại và các chứng từ khác đều không đề cập đến tên khoa học của thực vật nên thiếu sót này có thể không ảnh hưởng đến độ chính xác của giấy chứng nhận.

7. Giấy chứng nhận kiểm nghiệm

7.1. Khái niệm

Giấy chứng nhận kiểm nghiệm là giấy chứng nhận về các tiêu chuẩn và thành phần của hàng hóa, được kiểm nghiệm bởi trung tâm kiểm nghiệm độc lập có chức năng phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn. Giấy chứng nhận kiểm nghiệm thường gặp với những hàng hóa là thực phẩm, đồ uống, hóa mỹ phẩm hoặc các loại nông lâm sản.

Giấy này được người xuất khẩu cung cấp để chứng minh chất lượng của hàng hóa cho người nhập khẩu và cũng được sử dụng trong bộ hồ sơ thông quan xuất khẩu, giúp cơ quan quản lý xác định liệu loại hàng hóa này có phù hợp để xuất/nhập khẩu hay không.

7.2. Giấy chứng nhận kiểm nghiệm trong bộ hợp đồng thương mại quốc tế giữa Agribax Global và Công ty TNHH Việt Nam

7.2.1. Nội dung

– Bên yêu cầu kiểm nghiệm: Agribax Global Inc.

– Mô tả mẫu thử: SOY 1041, đậu nành

– Phương pháp kiểm nghiệm: Official Grain Grading Guide, NIR, FOSS,…

Tiêu chí kiểm nghiệm: trọng lượng, độ ẩm, chất lạ, lượng dầu, lượng protein, …

– Thời gian, địa điểm kiểm nghiệm

Xu hướng tìm kiếm:

Thủ tục hải quan, thủ tục nhập khẩu, đại lý hải quan, dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, vận chuyển quốc tế đường biển, dịch vụ vận chuyển đường biển, mã hs, hs code, tạm nhập tái xuất, tra cứu vận đơn, tra mã vận đơn, tra vận đơn, mã vận đơn, kiểm tra vận đơn, tra cứu tờ khai hải quan, tra mã vận đơn giao hàng nhanh, tra mã vận đơn ghn, tra cứu mã vận đơn, check mã vận đơn, thủ tục nhập khẩu, tra cứu mã hs, tra cứu người nộp thuế, phân loại hàng hóa, 
Vận chuyển đường biển, vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, ớc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, phí vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài, van chuyen duong bien,  vận chuyển đường biển quốc tế, vận chuyển quốc tế đường biển, vận chuyển đường biển nôi địa, vận chuyển hàng hóa đường biển, vận chuyển container nội địa bằng đường biển, vận tải đường biển quốc tế, dịch vụ vận chuyển đường biển, dịch vụ vận tải biển quốc tế, giao nhận vận tải đường biển, vận chuyển hàng bằng đường biển nội địa, vận chuyển hàng bằng đường biển quốc tế, vận chuyển container quốc tế, giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế, dịch vụ gửi hàng bằng đường biển đi nước ngoài, vận chuyển hàng đi nưc ngoài, cước gửi hàng đi nước ngoài, dịch vụ vận chuyển hàng đi nước ngoài giá rẻ, , báo giá cước vận chuyển đường biển, bảng giá cước vận tải đường biển, cước vận chuyển đường biển quốc tế, giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, cước vận chuyển đường biển quốc tế. 

 

Phân tích Hợp đồng nhập khẩu đậu nành từ Canada
Phân tích Hợp đồng nhập khẩu đậu nành từ Canada
Phân tích Hợp đồng nhập khẩu đậu nành từ Canada
Phân tích Hợp đồng nhập khẩu đậu nành từ Canada
Phân tích Hợp đồng nhập khẩu đậu nành từ Canada
Phân tích Hợp đồng nhập khẩu đậu nành từ Canada
Phân tích Hợp đồng nhập khẩu đậu nành từ Canada
Phân tích Hợp đồng nhập khẩu đậu nành từ Canada
Phân tích Hợp đồng nhập khẩu đậu nành từ Canada
Phân tích Hợp đồng nhập khẩu đậu nành từ Canada

Giấy chứng nhận kiểm nghiệm được phát hành bởi SGS, Canada, một công ty kiểm nghiệm có uy tín tại Canada.SGS là công ty kiểm nghiệm có uy tín, đứng hàng đầu thế giới, chuyên về kiểm nghiệm, kiểm tra, giám định với mọi loại hàng hóa. Ra đời từ năm 1878, có trụ sở ở Geneva, Thụy Điển, SGS đã mở nhiều chi nhánh tại nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Canada và Việt Nam. Người mua có thể hoàn toàn tin tưởng chứng nhận do SGS phát hành.

Giấy chứng nhận kiểm nghiệm có đầy đủ và rõ ràng các nội dung cơ bản như bên yêu cầu kiểm nghiệm, mô tả mẫu kiểm nghiệm, tiêu chí kiểm nghiệm, thời gian, địa điểm làm kiểm nghiệm cũng như phương pháp, kết quả kiểm nghiệm.