Xuất nhập khẩu chứng từ mặt hàng đồ chơi trẻ em

Mục lục

Xuất nhập khẩu chứng từ mặt hàng đồ chơi trẻ em

Quy trình xây dựng hợp đồng mang tính chất tham khảo – số liệu đã thay đổi và không có tính chất pháp lý. 

(Tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy cho sinh viên và các giảng viên) 

=================================

CHƯƠNG I. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HỢP ĐỒNG

1. Tổng quan về hợp đồng

Số hiệu hợp đồng: 2323/SH-PH

Ngày lập hợp đồng : 19/06/2018

Thông tin các bên liên quan

Bên bán :

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU SHENZHEN HUAGUANSHUN

Tên giao dịch: SHENZHEN HUAGUAI MPORT AND EXPORT LIMITED CO.,LTD.

Ranking 4/5: https://en.52wmb.com/supplier/55080066

Địa chỉ: Số 717  Tòa nhà Thương Mại Trung Quốc, Số 2002, Đường Shennan East, La Hồ, Thâm Quyến, Trung Quốc

Đại diện pháp luật: Mr. Shao UNN

Tư cách pháp lý: Công ty tư nhân

Lĩnh vực kinh doanh: Chứng từ XNK và kinh doanh XNK

Tiềm lực tài chính: tương đối (vốn đăng ký là $72,400)

Năm thành lập: 2007 ( hoạt động được 13 năm )

Bên mua :

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU Vietnam

Tên giao dịch: VIETNAM EST CO.,LTD

Loại hình hoạt động: Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên

Mã số thuế: 0101909867

Địa chỉ: Số 11, ngõ 1039, Hồng Hà, Phường Chương Dương, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Đại diện pháp luật: Trịnh Ngọc Phương

Ngày cấp giấy phép: 04/04/2006

Ngày hoạt động: 15/04/2006 (Đã hoạt động 13 năm)

Điện thoại: 0439323876

Trạng thái: Đang hoạt động

Nhận xét:

  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
  • Theo Điều 6 Luật Thương mại 2005 và Nghị định 13 CP/2013 về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thì cả hai chủ thể trong hợp đồng đều là chủ thể hợp pháp và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
  • Đây là dạng hợp đồng 1 văn bản do 2 bên soạn thảo, là dạng văn bản ngắn hạn và là hợp đồng nhập khẩu.

2.               Phân tích sản phẩm

Sản phẩm Đồ chơi trẻ em

Thị trườngđồ chơi trẻ em ở Việt Nam :

  • Việt Nam hiện có khoảng 20,8 triệu trẻ em độ tuổi từ 0-12 (khoảng 20% dân số). Đây là phân khúc tiêu dùng đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp chưa khai thác hết.
  • Đồ chơi không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp còn nhiều (khoảng 70%) và được bày bán phổ biến trên thị trường, giá thành rẻ, mẫu mã đẹp, tuy nhiên gây lo lắng về chất lượng vì làm từ chủ yếu là từ nhựa hoặc có thể chứa chất độc hại, gây nguy hiểm cho trẻ.

Đặc điểm đồ chơi xuất xứ Trung Quốc

  • Đồ chơi xuất xứ Trung Quốc chiếm ưu thế trên thị trường vì giá rẻ và mẫu mã đa dạng, phong phú. Mẫu mã đồ chơi dựa trên nhân vật nổi tiếng trong phim hoạt hình, truyện tranh,… được các em nhỏ ưa thích.

Đặc điểm đồ chơi Việt Nam

  • Doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư sản xuất đồ chơi nhưng mặt hàng không đa dạng, xoay quanh một số mặt hàng truyền thống hoặc thiếu ý tưởng sáng tạo. Hơn nữa, giá cả tương đối cao so với đồ chơi xuất xứ Trung Quốc, thị trường chủ yếu là thành phố với mức thu nhập trung bình trở lên. Kếnh phân phối chưa tốt.

Nhận xét:

  • Nhập khẩu đồ chơi trẻ em từ Trung Quốc mang lại mức lợi nhuận tương đối cao do có thị trường tiêu thụ và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
  • Nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu đồ chơi tăng vào mùa hè

3. Các điều khoản trong hợp đồng

3.1. Điều khoản 1: Điều khoản về tên hàng, số lượng và phẩm chất

Điều khoản tên hàng

Ring light toys 1.5×4 to 7cm

Light Bracelet toys 3×15 to 20cm

Ball light toys 2.5×2.5 to 5cm

Light Animals 2.5×5 to 6cm

Dino World toys-big size 3×8 to 16cm

Điều khoản số lượng

Đơn vị tính số lượng: đơn vị sản phẩm (piece), bộ (set), thùng (carton).

Nhận xét:

  • Tên hàng được xác định theo cách: Tên hàng kèm theo quy cách chính (kích thước). Đây là tên gọi chính xác và ngắn gọn giúp phân biệt các sản phẩm đồ chơi với các sản phẩm đồ chơi khác cùng xuất xứ Trung Quốc.

Đồng thời nó cũng được xem là điều khoản quan trọng không thể thiếu giúp cho các bên tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp thương mại sau này.

Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” thì mặt hàng đồ chơi trẻ em không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hay xuất khẩu có điều kiện. Do đó, đây là loại hàng hóa được phép xuất khẩu.

  • Phẩm chất: hợp đồng không có qui định về phẩm chất dễ dẫn tới tranh chấp khi nhận hàng không đúng yêu cầu.
  • Số lượng: được qui định chính xác số lượng cụ thể do số lượng hàng hóa không quá lớn.

3.2. Điều khoản 2: Điều khoản bao bì và ký mã hiệu

Qui cách đóng gói:

STTTên hàngSố lượng

(đơn vị sản phẩm/ thùng)

Số lượng

(đơn vị sản phẩm/bộ)

1Ring light toys 1.5 x 4 to 7cm3,00050
2Light Bracelet toys 3 x 15 to 20cm1,20050
3Ball light toys 2.5 x 2.5 to 5cm5,400900
4Light Animals 2.5 x 5 to 6cm2,000100
5Dino World toys – big size 3 x 8 to 16cm9608

 

3.3. Điều khoản 3: Điều khoản giá cả

Đơn giá:

STTTên hàngĐơn giá

(FOB cảng Thượng Hải)

(USD/bộ)

1Ring light toys 1.5 x 4 to 7cm0.68
2Light Bracelet toys 3 x 15 to 20cm1.5
3Ball light toys 2.5 x 2.5 to 5cm16
4Light Animals 2.5 x 5 to 6cm0.75
5Dino World toys – big size 3 x 8 to 16cm0.42

 

  • Giá cố định, đồng tiền tính giá: USD
  • Tổng giá trị hợp đồng: 10,752.0 USD
  • Điều kiện cơ sở giao hàng liên quan đến tính giá: FOB cảng Thượng Hải (Incoterms 2010). Bên bán phải chịu mọi chi phí cho đến khi hàng được giao trên tàu do bên mua chỉ định tại cảng bốc hàng quy định (cảng Thượng Hải).

Nhận xét:

  • Áp dụng giá cố định vì 3 lý do sau:
  • Hiệu lực của hợp đồng ngắn ( 35 ngày )
  • Thời hạn vận chuyển ngắn nên biến động giá không đáng kể.
  • Thị trường Trung Quốc chuyên về xuất khẩu đồ chơi giá rẻ nên chỉ cần xác định mức giá cơ sở, không cần xem xét giá các thị trường khác vì hàng hóa từ nhà cung cấp TQ là rẻ nhất.
  • Giá cả được tính theo đơn vị tiền tệ là Đô la Mỹ, đây là cách quy định theo đồng tiền nước thứ ba và là mức giá cố định.Không chọn VND hay Nhân dân tệ (CNY) vì:
  • Tránh rủi ro tỷ giá do biến động tỷ giá gây nên. Đặc biệt là đồng CNY rất dễ bị phá giá
  • Đô la Mỹ là đồng tiền mạnh nhất được sử dụng trong các giao dịch quốc tế và có sự ổn định về mặt giá trị.

3.4. Điều khoản 4: Điều khoản giao hàng

Phương thức giao hàng: FOB cảng Thượng Hải (Incoterms 2010)

Thời hạn giao hàng: giao hàng sau 35 ngày kể từ ngày xác nhận (ký hợp đồng – 19/06/2018)

Hạn cuối cùng giao hàng: 24/07/2018

Cảng đi: Cảng Thượng Hải, Trung Quốc

Cảng đến: Cảng Hải Phòng, Việt Nam

Nhận xét:

  • Quy định thời gian giao hàng theo phương pháp này tạo lợi thế cho cả hai bên xuất và nhập khẩu, giúp bên bán bố trí thời gian sản xuất, giao hàng, đề phòng các rủi ro trong quá trình vận tải để có thể giao hàng đúng thời gian. Đồng thời cũng giúp bên mua sắp xếp được kho bãi, các khoản tiền thanh toán để có thể nhận hàng và trả tiền đúng như kí kết.
  • Điều kiện cơ sở giao hàng: FOB Thượng Hải (Incoterms 2010) tức là hàng hóa được người bán giao cho người mua tại cảng Thượng Hải, Trung Quốc. Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đã giao hàng trên tàu tại cảng bốc hàng (cảng Thượng Hải).
    • Nghĩa vụ của người bán:
  • Làm thủ tục thông quan xuất khẩu
  • Giao hàng trên tàu
  • Cung cấp bằng chứng giao hàng
  • Thông báo giao hàng
  • Trả phí bốc hàng lên tàu nếu phí này không bao gồm trong cước vận tải
    • Nghĩa vụ của người mua:
  • Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước phí và chi phí bốc hàng nếu chi phí này thuộc cước phí
  • Thông báo giao hàng
  • Chịu mọi rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa kể từ khi hàng được giao trên tàu.
  • Tại sao chọn FOB?

 

Người xuất khẩu (TQ)Người nhập khẩu (VN)
Ưu điểm+       Chuyển rủi ro sang cho người mua khi đã giao hàng trên tàu ở Thượng Hải .

+       Bán được hàng nhanh chóng, kết thúc hợp đồng vận tải và chấp dứt trách nhiệm đối với hàng hóa ngay sau khi xếp xong hàng lên tàu.

+      Nếu nhập giá CIF, khi khách nước ngoài giao hàng, sau khoảng 3 ngày họ đã điện đòi tiền, nhưng nhập FOB thì khi hàng cập cảng, doanh nghiệp nhập khẩu mới phải trả tiền cước tàu, doanh nghiệp không bị dồn vốn, hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước tàu, do đó giảm được giá thành hàng nhập khẩu.

+      Trả tiền ký quỹ để mở L/C ít hơn

+      Kiểm soát được các phụ phí Local charge ở Việt Nam, phí trả bao nhiêu tại Việt Nam chúng ta đều biết hết.

+      Có nhiều trường hợp bên shipper book cước tàu, giá cước tàu thì rất rẻ nhưng phụ phí local charge ở Việt Nam thì lại thu rất cao. Nhưng đầu Việt Nam không có trách nhiệm book tàu nên không chịu cước biển mà lại phải đóng phụ phí local charge tại Việt Nam và khi rơi vào tình thế này thì rất thụ động, hãng tàu thu bao nhiêu thì phải đóng bấy nhiêu mới lấy được hàng.

+      Nếu như đầu Việt Nam chủ động book tàu biển thì có thể chủ động xin thêm Free time trước khi book cước tàu.

Nhược điểm+      Bán với giá thấp hơn với việc xuất CIF.+      Phải chịu mọi rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa.

+      Đứng ra thuê, trả phí cho phương tiện chở hàng, mua bảo hiểm.

 

Thực tế, ở Việt Nam, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chọn điều kiện CIF khi nhập khẩu hàng hóa bởi khả năng vận chuyển hàng hóa , làm Logistics của họ vẫn còn non yếu, hơn nữa cũng không có nhiều kinh nghiệm về vận tải bảo hiểm. Các doanh nghiệp Việt cũng sợ rủi ro trong thuê tàu chuyên chở và mua bảo hiểm.

Khi nhập CIF các doanh nghiệp Việt Nam không phải thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro như: giá cước vận chuyển tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp,…vì vậy, các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam nhượng lại việc thuê tàu và bảo hiểm cho khách nước ngoài.

-> Trong trường hợp này, DN VN là bên mua, chứng tỏ họ phải tìm được nhà cung cấp dịch vụ tàu, container, tạo điều kiện tăng doanh thu cho các DN Việt làm về logistics.

  • Cảng đi và cảng đến được quy định cụ thể, rõ ràng, thuận tiện cho người mua nhận hàng.
  • Cảng Thượng Hải nằm trên cửa sông Dương Tử thuộc thành phố Thượng Hải, cảng có diện tích 3,94km2là một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới.Cảng bao gồm 125 bến tàu với tổng chiều dài cảng biển là 20km có thể phục vụ hơn 2.000 tàu container mỗi tháng, chiếm khoảng ¼  tổng lượng giao thương quốc tế của Trung Quốc.
  • Cảng Hải Phònglà một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam, gồm 12 khu bến cảng chính. Chọn cảng Hải Phòng thuận tiện cho bên mua vận chuyển hàng về cơ sở ở Hà Nội.

3.5. Điều khoản 5: Điều khoản thanh toán.

Phương thức thanh toán: 100% bằng điện T/T (Telegraphic Transfer).

Ngân hàng người thụ hưởng: HSBC

Địa chỉ: Số 1 Queen Road Central, Hồng Kông

Mã SWIFT: HSBCHKHHHKH

Người thụ hưởng: SHOOCHIN INTERNATIONAL SOURCES SOLUTION LIMITED.

Địa chỉ: Room H-K, 15/F, Tòa nhà SiuKing, số 6 đường On Wah, Ngau Tan Kok, Kowloon, Hồng Kông

Số tài khoản: 561-838400-838

Nhận xét:

  • Đồng tiền thanh toán là đồng Đô la Mỹ. Đô la Mỹ là đồng tiền mạnh, ổn định và được nhiều doanh nghiệp tín dụng khi tham gia giao dịch thương mại quốc tế.
  • Thanh toán thông qua hệ thống SWIFT. Ưu điểm của SWIFT là tính bảo mật cao, tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép có thể xử lý được số lượng lớn giao dịch, chi phí thấp và sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới.
  • Người bán yêu cầu người mua thanh toán 100% chứng tỏ vị thế bên người bán lớn hơn, và độ tin cậy của DN TQ với DN VN ở mức thấp.
  • Chứng từ thanh toán:
  • Vận đơn đường biển (B/L – Bill of Lading)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc (Certificate of Origin)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Giấy chứng nhận phẩm chất và số lượng (Quality and Quantity Certificate)

3.6. Điều khoản 6: Điều khoản về bộ tài liệu chứng từ

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) (đã ký)

Bản gốc của các chứng từ sau:

  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Vận đơn đường biển (Bill of Lading) “Đã xếp hàng lên tàu” bản gốc đầy đủ (3/3)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc (Certificate of Origin – Form E)

 

Các điều khoản khác sẽ được dẫn chiếu theo INCOTERMS 2010

Hợp đồng có hiệu lực sau khi ký kết bởi hai bên

CHƯƠNG II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Sau khi ký kết hợp đồng, đơn vị kinh doanh NK với tư cách là một bên tham gia hợp đồng, phải tổ chức thực hiện hợp đồng.

1. Tiến hành các thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán

Hợp đồng quy định:

Hình thức thanh toán: 100% bằng điện T/T.

Phương thức thanh toán: 100% bằng điện T/T (Telegraphic Transfer).

Ngân hàng người thụ hưởng: HSBC

Địa chỉ: Số 1 Queen Road Central, Hồng Kông

Mã SWIFT: HSBCHKHHHKH

Người thụ hưởng: SHOOCHIN INTERNATIONAL SOURCES SOLUTION LIMITED.

Địa chỉ: Room H-K, 15/F, Tòa nhà SiuKing, số 6 đường On Wah, Ngau Tan Kok, Kowloon, Hồng Kông

Số tài khoản: 561-838400-838

Nhận xét:

Phương thức chuyển tiền là một trong các phương thức thanh toán quốc tế trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung cấp dịch vụ…) ở một địa điểm nhất định. Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.

Trong phương thức chuyển tiền có các bên liên quan:

  • Người trả tiền hoặc người chuyển tiền là người ủy nhiệm cho ngân hàng đại diện mình chuyển tiền.
  • Ngân hàng nhận ủy nhiệm chuyển tiền là ngân hàng ở nước người trả tiền hóặc người chuyển tiền (còn gọi là ngân hàng chuyển tiền).
  • Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền thường là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.
  • Người hưởng lợi là người chủ nợ hoặc người bán, hoặc là người nào đó mà người chuyển tiền chỉ định.

Với hình thức chuyển tiền bằng điện T/T, sau khi hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết, người xuất khẩu thực hiện việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người nhập khẩu, chuyển giao chứng từ (hóa đơn, vận đơn và các chứng từ có liên quan) cho người nhập khẩu.

(2). Đến thời hạn qui định, người nhập khẩu viết lệnh chuyển tiển gửi đến ngân hàng phục vụ mình. Trong đó phải ghi rõ ràng, đầy đủ những nội dung chính như sau:

  • Tên và địa chi người xin chuyển tiền; Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản.
  • Số tiền xin chuyển.
  • Tên và địa chỉ người hưởng lợi; Số tài khoản, ngân hàng phục vụ.
  • Lý do chuyển tiền.
  • Kèm theo các chứng từ có liên quan như: giấy phép nhập khấu (nếu có), hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu, tờ khai hải quan…

(3). Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và nhà nhập khẩu có đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản của người nhập khẩu để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho người nhập khẩu.

(4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lý cho mình ở nước ngoài để chuyển tiền trả cho người xuất khấu.

(5). Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người xuất khẩu (trực tiếp hoặc gián tiếp qua Ngân hàng khác) và gửi giấy báo cho đơn vị đó

Quy trình thanh toán:

Bên mua, Công Ty Phương Hiền thanh toán bằng điện chuyển tiền ngày 25/06/2018, sau khi ký hợp đồng, trước khi hàng lên tàu.Thanh toán qua hệ thống SWIFT.

Bước 1: Người mua viết lệnh chuyển tiển gửi đến ngân hàng phục vụ mình.

Bước 2: Sau khi kiểm tra, yêu cầu hợp lệ và người mua có đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản của người mua để chuyển tiền (gián tiếp thông qua ngân hàng trung gian)

Bước 3: Ngân hàng người thụ hưởng chuyển tiền cho người thụ hưởng và gửi giấy báo cho đơn vị đó.

Người ra lệnh chuyển tiền (Người mua): CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU Vietnam

Người thụ hưởng theo hợp đồng: SHOOCHIN INTERNATIONAL SOURCES SOLUTION LIMITED.

Ngân hàng chuyển tiền: Vietnam Bank For Agriculture and Rural Development (Agribank). Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam.

Mã BIC: VBAAVNVX

Ngân hàng trung gian: Wells Fargo Bank, N.A (NewYork International Branch)

Ngân hàng người thụ hưởng: Hongkong And Shanghai Banking Corporation Limited

Mã BIC: HSBCHKHHHKH

Nhận xét:

  • Chuyển tiền bằng hệ thống SWIFT
  • SWIFT là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế (Viết tắt của Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication).
  • Đây là một hiệp hội mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT.  Phương châm hoạt động của hiệp hội là phục vụ các ngân hàng chứ không phải là lợi nhuận.
  • Tại sao sử dụng SWIFT trong hoạt động Thanh toán quốc tế

Lý do sử dụng SWIFT của các ngân hàng trên thế giới là dựa vào những ưu điểm của nó, gồm:

  • Là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính nên tính bảo mật cao và an toàn.
  • Tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép có thể xử lý được số lượng lớn giao dịch.
  • Chi phí cho một điện giao dịch thấp.
  • Sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới.  Đây là điểm chung của bất cứ ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng vào với cộng đồng ngân hàng trên thế giới
  • Tuy nhiên cần phải hiểu rằng SWIFT là một trong các phương tiện truyền tin Thanh toán quốc tế chính, bên cạnh vẫn phải sử dụng các phương tiện truyền tin khác.

Quy trình chuyển tiền SWIFT thông thường

2. Xin giấy phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý nhập khẩu.Vì thế sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu để thực hiện hợp đồng đó.Tuy nhiên không phải mặt hàng nào cũng phải xin phép nhập. Tùy theo qui định từng quốc gia và tùy từng giai đoạn mà số lượng các mặt hàng phải xin phép nhập khẩu cũng khác nhau. Nếu mặt hàng nằm trong diện phải xin phép NK quốc gia đó, đơn vị kinh doanh bắt buộc phải xin phép mới có thể thực hiện được hợp đồng NK.

Theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP, việc xin phép NK bắt buộc phải thực hiện đối với hàng thuộc diện cấm NK, NK có điều kiện hoặc chưa từng NK và lưu hành tại Việt Nam. Cụ thể:

  • Giấy phép NK đối với hàng cấm NK: theo quy định của Việt Nam, hàng thuộc danh mục cấm NK trong trường hợp cần thiết vẫn có thể được NK nếu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Danh mục hàng cấm Nk được quy định tại Phụ lục số 01 Nghị định 12/2006/NĐ-CP bao gồm 9 nhóm hàng
  • Giấy phép NK với hàng thuộc diện quản lý của Bộ Công thương hoặc các cơ quan quản lý chuyên ngành: các hàng hóa thuộc danh mục được quy định tại Phụ lục số 02 Nghị định 12/2006/NĐ-CP phải xin giấy phép của Bộ Công Thương; các hàng hóa thuộc danh mục được quy định tại Phụ lục số 03 Nghị định 12/2006/NĐ-CP phải xin giấy phép của các Bộ quản lý chuyên ngành.
  • Giấy phép khảo nghiệm: Áp dụng đối với các loại hàng hóa lần đầu NK vào Việt Nam và hàng hóa ngoài danh mục đã được sử dụng tại Việt Nam, do cơ quan quản lý chuyên ngành cấp. Nội dung của giấy phép khảo nghiệm và thời hạn khảo nghiệm được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ quyết định cho phép hay không cho phép hàng hóa được sử dụng tại Việt Nam. Khi được cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép sử dụng tại Việt Nam, hàng hóa được NK theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép NK. Hằng năm, 6 tháng một lần các cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm bổ sung vào danh mục mặt hàng NK thông thường các mặt hàng có kết quả khảo nghiệm tốt.

Đồ chơi trẻ em có mã HS thuộc Chương 95: Đồ chơi, dụng cụ dùng cho các trò chơi và thể thao; các bộ phận và phụ tùng của chúng, nhóm 9503, thuộc danh mục được quy định tại Phụ lục số 03 Nghị định 12/2006/NĐ-CP, thuộc quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bộ VHTT-DL không cấp giấy phép xuất khẩu và không phê duyệt nội dung, số lượng, trị giá sản phẩm xuất khẩu, mà quản lý dưới hình thức công bố tính năng và loại đồ chơi được phép nhập khẩu. Khi đó hàng hóa được NK theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép NK.

Bộ VHTT-DL ban hành thông tư  số: 28/2014/TT-BVHTTDL, ngày 31/12/2014, Quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành Văn hóa của Bộ VHTT-DL. Đồ chơi trẻ em thuộc đối tượng điều chỉnh, quy định tại Điều 9 thông tư này.

Điều 9. Đồ chơi trẻ em

  • Phải đảm bảo mới 100%; chưa qua sử dụng.
  • Đảm bảo chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em theo quy định tại Thông tư số 18 / 2009 / TT- BKHCN

ngày 26/6/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em – QCVN 3: 2009 / BKHCN .

  • Có nội dung, hình thức, kiểu dáng, tính năng sử dụng không có hại đến giáo dục, phát triển nhân cách, không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, không vi phạm các quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

Đồ chơi trẻ em đáp ứng các điều kiện nêu trên được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan hải quan.

Do đó Công ty Phương Hiền được phép NK mặt hàng đồ chơi trẻ em đáp ứng các điều kiện tại Điều 9, Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL mà không cần xin giấy phép NK.

3. Làm thủ tục hải quan

Hàng hoá khi đi ngang qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hoặc nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan bao gồm có ba bước chủ yếu sau:

 Khai báo hải quan: Chức năng khai báo các chi tiết về hàng hoá trên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Yêu cầu của việc kiểm tra là phải trung thực và chính xác. Nội dung của tờ khai báo gồm những mục như: loại hàng, tên hàng, số-khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, nhập khẩu với nước nào… Tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác, mà chủ yếu là: giấy phép nhập khẩu, hoá đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết, chứng từ xuất xứ (C/O).

  • Người NK là Công ty Phương Hiền làm tờ khai hải quan vào ngày 25/07/2018.
  • Bộ Hồ sơ hải quan bao gồm:
  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại
  • Vận tải đơn
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa
  • Chứng thư giám định
  • Giấy chứng nhận xuất xứ loại E
  • Báo cáo kiểm tra chất lượng sản phẩm (Người bán đính kèm).

Xuất trình hàng hoá: sau khi đã khai báo hải quan cho lô hàng nhập khẩu, đơn vị kinh doanh NK xuất trình hàng hóa cho hải quan kiểm tra. Hàng hoá nhập khẩu phải được sắp xếp theo trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát. Chủ hàng phải chịu chi phí về nhân công về mở đóng các kiện hàng.

Thực hiện các quyết định của hải quan: Cơ quan ga, cảng phải kiểm tra niêm phong kẹp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải. Cơ quan hải quan sau đó tiến hành kiểm tra hàng hóa để quyết định hàng có được thông quan hay không. Việc kiểm tra hải quan hàng hóa được tiến hành dựa trên cả hai yếu tố: kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa.

  • Cho phép hàng được qua biên giới (Thông quan).
  • Cho hàng đi qua kèm theo điều kiện như phải sửa chữa, phải bao bì lại… chủ hàng phải nộp thuế.
  • Lưu khoá ngoại quan.
  • Hàng không dược nhập khẩu.

Chủ hàng phải tuân thủ các quyết định đó nếu không họ vi phạm tội hình sự

4. Thuê tàu và ủy thác thuê tàu/ phương tiện vận tải.

Theo hợp đồng với điều kiện cơ sở giao hàng FOB, người thuê tàu: bên mua là CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU Vietnam

Người mua ủy thác Công ty cổ phần GROUP Trường Phú làm người giao nhận (hóa đơn ngày 19/07/2018). Công ty Trường Phú đứng tên trên Giấy gửi hàng đường biển (Sea waybill) là Người nhận hàng (Consignee). Ngoài ra, công việc của Công ty Trường Phú bao gồm:

  • Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán cước vận tải quốc tế đứng tên trên vận đơn đường biển và trực tiếp thanh toán cước vận tải, phụ thu theo cước cho hãng tàu
  • Nhận hàng từ người XK tại nơi giao hàng
  • Thay mặt người NK thuê người vận tải và giám sát việc chuyển hàng hóa khi trách nhiệm vận tải thuộc về người NK (điều kiện cơ sở giao hàng: FOB cảng Thượng Hải)
  • Nhận hàng từ người chuyên chở ở nơi đến
  • Thu thập tất cả các chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, như vận đơn, biên bản kết toán nhận hàng với tàu, biên bản hàng đổ vỡ.
  • Giao hàng cho người ủy thác (hóa đơn ngày 27/07/2018, công ty Trường Phú thuê Công ty vận tải chuyển hàng về Hà Nội)

Sau khi thuê tàu, bên mua gửi giấy đặt thuê tàu cho bên bán.

Người bán ủy thác SHOOCHIN INTERNATIONAL SOURCESSOLUTION LIMITED CO,.LTD làm người giao nhận (forwarder). Công ty ShooChin đứng tên trên vận đơn (Sea waybill) là Người gửi hàng (Shipper), đồng thời phát hành Housebill cho bên bán.

Hình thức: Thuê tàu chuyến

Tên tàu (Vessel): PADIAN 2

Số chuyến (Voyage No.): 805C

Hãng tàu là: Carrier MCC Transport Singapore Pte. ltd

Cảng bốc hàng (Port of  loading): Thượng Hải, Trung Quốc

Cảng dỡ hàng (Port of discharging): Hải Phòng, Việt Nam

Số HBL: SCL18060243

Số Waybill (Waybill No.): 577655174

Nhận xét:

  • Ủy thác cho forwarder:
  • Khách hàng nhỏ không dễ tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải/ hãng tàu, và họ cần bên trung gian là forwarder để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
  • Sử dụng forwarder sẽ giúp giảm chi phí, vì họ sẽ tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của chủ hàng. Các forwarder cũng thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép (consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích, nhờ vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng riêng lẻ.

5. Bảo hiểm

Theo điều kiện FOB, người bán không có trách nhiệm mua bảo hiểm.

Bên mua là Công ty Phương Hiền không mua bảo hiểm vì thời gian giao hàng không quá dài, giá trị hàng không lớn.

6. Nhận hàng từ Tàu chở hàng

Đơn vị kinh doanh phải trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một đơn vị nhận uỷ thác giao nhận tiến hành:

– Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải (Ga, cảng) về việc giao nhận hàng từ tàu.

– Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu hàng năm, từng quý, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển giao nhận.

– Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá như vận đơn, lệnh giao hàng…

– Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu (nếu hàng nhập khẩu cho một đơn vị trong nước) và dự kiến ngày hàng về, ngày thực tế tàu chở hàng về đến cảng hoặc toa xe chở hàng đưa hàng về sân giao nhận.

– Thanh toán cho cơ quan vận tải các phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảo quản và vận chuyển hàng nhập khẩu.

– Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập các biên bản về hàng hoá và giải quyết trong phạm vi quyền hạn của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận

Nhận xét:

Hãng tàu gửi Giấy báo nhận hàng cho Công ty Trường Phú ngày 17/07/2018

Ngày 19/07/2018, hàng đến cảng Hải Phòng, Công ty Trường Phú đến nhận hàng. Hàng được giao nguyên container theo vận đơn.

Sau khi nhận hàng, ngày 20/07/2018, đại diện bên mua, Công ty Phương Hiền viết đơn xin đưa hàng về bảo quản trước khi được thông quan.

7. Kiểm tra hàng hóa Nhập khẩu

Sau bước nhận hàng, là bước kiểm tra hàng hoá nhập xem có đúng với hợp đồng hay không.

Theo tinh thần nghị định 200/CP ngày 31/12/1973 và thông tư liên bộ giao thông vận tải-ngoại thương số 52/TTLB ngày 25/1/1975 thì hàng nhập khẩu khi về qua cửa khẩu phải được kiểm tra kỹ càng, mỗi cơ quan tuỳ theo chức năng của mình tiến hành công việc đó.

Cơ quan ga, cảng phải kiểm tra niêm phong kẹp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận chuyển. Nếu hàng có tổn thất hoặc xếp không theo lô, vận đơn thì cơ quan giao thông mời bên giám định lập biên bản giám định dưới tàu. Nếu hàng chuyên chở mà bị thiếu hụt, mất mát thì phải có biên bản kết toán nhận hàng với tàu.

Doanh nghiệp nhập khẩu với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn phải lập thư dự kháng nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy hàng thực sự có tổn thất phải yêu cầu công ty bảo hiểm lập biên bản giám định nếu tổn thất xảy ra thuộc những rủi ro đã mua bảo hiểm.

Ngày 07/03/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2006/QĐ-TTG quy định cụ thể danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng và 08 Bộ liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng NK với hàng thuộc phạm vi quản lý của mình. Đồ chơi trẻ em không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định này.

Sau khi kiểm tra hàng không có tổn thất, công ty Phương Hiền viết đơn xin đưa hàng về bảo quản (20/07/2018).

8. Giao hàng cho đơn vị đặt hàng NK

Khi doanh nghiệp nhập khẩu theo phương thức nhận uỷ thác thì doanh nghiệp sẽ giao số hàng đó cho bên đặt hàng nhập khẩu.

Ngày 27/07/2018, Công ty Trường Phú thuê công ty vận tải chở hàng về Hà Nội (có hóa đơn kèm theo).

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH CHỨNG TỪ LIÊN QUAN

1. Hóa đơn thương mại

1.1. Tổng quan

Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn.

Công dụng của hóa đơn:

  • Trong trường hợp bộ chứng từ có hối phiếu kèm theo, thì hóa đơn là căn cứ để kiểm tra nội dung đòi tiền của hối phiếu; nếu trong bộ chứng từ không có hối phiếu, thì hóa đơn có tác dụng thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền.
  • Trong khai báo hải quan và mua bảo hiểm, hóa đơn thương mại thể hiện giá trị hàng hóa mua bán, làm cơ sở cho việc tính thuế XNK và tính số tiền bảo hiểm.
  • Những chi tiết thể hiện trên hóa đơn như về hàng hóa, điều kiện thanh toán và giao hàng, về vận tải, … là những căn cứ để đối chiếu và theo dõi việc thực hiện hợp đồng thương mại.

1.2. Nội dung và hình thức

Hóa đơn thường lập làm nhiều bản và được sử dụng trong các việc khác nhau, chủ yếu là gửi cho người mua để thông báo kết quả giao hàng, để người mua chuẩn bị nhập hàng và thanh toán; là chứng từ trong bộ chứng từ gửi đến ngân hàng mở L/C để đòi tiền gửi cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm hàng hóa; gửi cho cơ quan hải quan để tính thuế XNK,…

Mẫu hóa đơn thường do các công ty lựa chọn và soạn thảo. Tuy nhiên, hóa đơn cũng phải thể hiện đầy đủ các mục sau:

  • Tên và địa chỉ của nhà Nhập Khẩu
  • Tên và địa chỉ của nhà Xuất Khẩu
  • Số tham chiếu, nơi và ngày tháng phát hành
  • Điều kiện cơ sở giao hàng
  • Mô tả hàng hóa. Chú ý: mô tả hàng hóa phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong hợp đồng thương mại hay L/C
  • Số lượng hàng hóa
  • Tổng số tiền
  • Chữ ký của người XK. Chú ý: chữ ký của người lập hóa đơn không nhất thiết phải thể hiện

1.3. Phân tích

Bên cạnh các thông tin cơ bản như thông tin người mua, số hiệu hợp đồng, số hiệu vận đơn đường biển, cảng đi, cảng đến, ta có thêm những thông tin sau:

Số hóa đơn :  0620/SH-PH

Phương thức thanh toán: 100% bằng T/T, FOB Thượng Hải.

Các thông tin như thông tin thanh toán, giá cả, chất lượng, số lượng, đóng gói và các thông tin khác được chiếu theo hợp đồng.

Shipping Term: Điều kiện cơ sở giao hàng: FOB Thượng Hải, Trung Quốc

Partical shipment : giao hàng từng phần: được phép

Transshipment: Trung chuyển: được phép

Port of Loading: Cảng bốc hàng: Cảng Thượng Hải, Trung Quốc.

Port of Destination: Cảng đến: Cảng Hải phòng,Việt Nam

Xác nhận của bên bán hàng: Ký, đóng dấu.

2. Phiếu đóng gói

2.1. Tổng quan

Là bản kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng (thùng hàng, container,..)

Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa. Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi được để trong một túi gắn ở bên ngoài bao bì.

Phiếu đóng gói tạo điều kiện cho việc kiểm hàng hóa trong mỗi kiện .

Phiếu đóng gói thường được lập thành 03 bản:

  • Một bản để trong kiện hàng cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong kiện khi cần, nó là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán giao.
  • Một bản kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác lập thành bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng.
  • Một bản còn lại lập hồ sơ lưu.

2.2. Nội dung và hình thức

Tên người bán và người mua , tên hàng, số hiệu hợp đồng, số L/C, tên tàu, ngày bốc hàng, cảng bốc, cảng đỡ, số thứ tự của kiện hàng, trọng lượng hàng hóa đó, thể tích của kiện hàng, số lượng container và số container,…

2.3. Phân tích

Packing list này là một phiếu đóng gói chi tiết (Detailed Packing list) vì đã liệt kê cụ thể mã hàng hóa, quy cách, đóng gói, trọng lượng,…

Các nội dung sau đây hoàn toàn phù hợp với nội dung trong Hợp đồng:

Số hoá đơn: 0620/SH-PH

Số hợp đồng : 2323/SH-PH

Số và ngày Packing List: 0620/SH-PH – 20/7/2018

 

Số lượng và quy cách đóng gói hàng hóa:

 

STTTên hàngSố lượng

(đơn vị sản phẩm/ thùng)

Số lượng

(đơn vị sản phẩm/bộ)

Số lượng

(Thùng)

Số lượng

(Bộ)

Trọng lượng tịnh

(KGS)

Trọng lượng gộp

(KGS)

1Ring light toys

1.5 x 4 to 7cm

3,0005015900281282.0
2Light Bracelet toys 3 x 15 to 20cm1,2005015360269270.0
3Ball light toys

2.5 x 2.5 to 5cm

5,4009005308990.0
4Light Animals

2.5 x 5 to 6cm

2,00010020400399400.0
5Dino World toys – big size 3 x 8 to 16cm960817521,0005,861.55862,5
Tổng23022,6906,861.56,904.5

 

Ngoài các thông tin như đã ghi trên hóa đơn và hợp đồng, ta có thêm thông tin về trọng lượng của hàng hóa

Trọng lượng tịnh: Tổng: 6,861.5 kgs

Trọng lượng gộp: Tổng 6,904.5 kgs

Xác nhận của bên bán hàng: Ký, đóng dấu.

3. Chứng từ vận tải

3.1. Giấy gửi hàng đường biển (Sea waybill)

3.1.1.    Tổng quan

Giấy gửi hàng đường biển là chứng từ thay thế cho vận đơn đường biển, được dùng trong trường hợp hai bên quen thuộc với nhau và thường thanh toán bằng lối ghi sổ. Giấy gửi hàng đường biển được kí đích danh nên không thể chuyển nhượng được.

Sea waybill là một hợp đồng vận chuyển giữa khách hàng và công ty vận chuyển như hãng tàu, Seawaybill có hình thức giống như một vận đơn. Nó có thể làm dưới dạng file mềm như bản scan hoặc file cứng in ra giấy như bill tuy nhiên trên bill có đóng chữ Negotiable – Có nghĩa là không dùng để mua bán, không thương lượng do đó không thể chuyển cho bên thứ 3. Có nghĩa Sea waybill không có tính sở hữu.

Theo Luật hàng hải Việt Nam “Người giao hàng có thể thỏa thuận với người vận chuyển việc thay vận đơn bằng giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác và thỏa thuận về nội dung, giá trị của các chứng từ này theo tập quán hàng hải quốc tế

  • Ưu điểm và Nhược điểm khi dùng Sea waybill thay cho vận đơn.
  • Ưu điểm :
  • Không cần bill gốc để nhận hàng, nhưng người nhận hàng vẫn có thể sử dụng các tiện ích như telex realease. Chỉ cần giấy giới thiệu của công ty hoàn toàn nhận hàng dễ dàng, do đó tiết kiệm được thời gian.
  • Vì sea waybill là bill đích danh tức nên chỉ một người nhận hàng duy nhất do đó giúp các cơ quan hữu quan dễ dàng quản lý.
  • Sea waybill được làm thông qua hệ thống của các công ty vận chuyển

(hãng tàu, forwarder,…) Do đó tiết kiệm được chi phí và tiện lợi.

  • Nhược điểm: sea waybill cản trở mua bán quốc tế (vì sea waybill là rất phức tạp và khó khăn khi người chuyên chở và người nhận hàng là những người xa lạ, mang quốc tịch khác nhau; luật quốc gia của một số nước và công ước quốc tế chưa thừa nhận sea waybill như một chứng từ giao nhận hàng…)

3.1.2. Nội dung và hình thức

Sea waybill có hình thức giống vận đơn

  • Tiêu đề
  • Tên người chuyên chở (Shipping Company, Carrier): tên công ty hay hãng vận tải
  • Tên địa chỉ của Người giao hàng (Shipper, Consignor, Sender): thường là bên bán.
  • Người nhận hàng (Consignee): Nếu là vận đơn đích danh, ô này sẽ ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng, nếu là vận đơn vô danh thì sẽ ghi “to (the) order”, “to (the) order of…”
  • Bên được thông báo (Notify Party): ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng hoặc ngân hàng mở L/C, để thông báo về thông tin hàng hóa, hành trình con tàu.
  • Nơi nhận hàng (Place of Receive)
  • Cảng bốc hàng lên tàu (Port of Loading)
  • Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)
  • Nơi giao hàng (Place of Delivery)
  • Têu con tàu và số hiệu con tàu (Vessel and Voyage No.)
  • Số lượng B/L bản chính được phát hành (Number of Original)
  • Mã ký hiệu hàng hóa và số lượng (Marks and Numbers)
  • Số lượng và loại kiện hàng (Number and kind of Packages)
  • Mô tả hàng hóa (Description of Goods)
  • Trọng lượng tổng (Gross Weight) (Trọng lượng bao gồm cả bì)
  • Trọng lượng tịnh (Net Weight)
  • Ngày và nơi ký phát

3.1.3. Phân tích

Người phát hành

Hãng tàu: MCC Transport Singapore Pte Ltd.

Đại lý của hãng tàu ký phát: Maersk (China) Shipping Co.,Ltd As Agent(s)

Thông tinChi tiếtGiải thích
Loại vận đơnNON-NEGOTIABLE WAYBILLkhông có giá trị chuyển nhượng
SCAC CodeMCPU

 

Mã vận chuyển tiêu chuẩn Alpha, mã nhận dạng hai đến bốn chữ cái, được ngành vận tải sử dụng để xác định người vận chuyển hàng hóa trong hệ thống máy tính và chứng từ vận chuyển như Vận đơn, Vận chuyển hàng hóa, Danh sách đóng gói và Đơn đặt hàng
Số Waybill

(Waybill No.):

577655174
Số booking

(Booking No.):

577655174
Hợp đồng dịch vụ

(Svc Contract):

252952193
Người gửi hàng (Shipper):SHOOCHIN LOGISTICS CO.,LTD.

Địa chỉ: 1012-10F,tòa nhà thương mại SHENHUA,số.2018 đường Jiabin,

La Hồ, Thâm Quyến, Trung Quốc.51800

Shipper nhận ủy thác từ bên bán
Người nhận hàng (Consignee):Công ty cổ phần GROUP Trường Phú

Địa chỉ: Số 30, Đường Ngọc Khánh, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 84 24 3512 2780**

Cosignee nhận ủy thác từ bên mua
Bên được thông báo

(Notify party):

Same as consigneeCông ty Trường Phú nhận thông báo khi hàng đến
Tên tàu (Vessel)PADIAN 2
Số chuyến (Voyage No.)805C
Cảng bốc hàng (Port of  loading)Thượng Hải, Trung Quốc
Cảng dỡ hàng (Port of discharging)Hải Phòng, Việt Nam
 Particulars furnished by the shipper -carrier not responsibleMọi chi tiết về hàng hóa do chủ hàng cung cấp, người vận chuyển không kiểm tra và không chịu trách nhiệm

 

Người vận chuyển không chịu trách nhiệm về những sự thay đổi thông tin theo yêu cầu của chủ hàng trong phần này
Loại kiện hàng (Kinds of packages)1 Container chứa 230 thùng cartonsPhần thông tin cung cấp bởi người gửi hàng
Mô tả hàng hóa (Description of goods):RING LIGHTS TOYS

LIGHT BRACELET TOYS

BALL LIGHTS TOYS

LIGHT ANIMALS

DINO WORLD TOYS

Phần thông tin cung cấp bởi người gửi hàng
Mã kí hiệu (Mark and number):N/M, không có mã kí hiệuPhần thông tin cung cấp bởi người gửi hàng
Số container và số Seal (Container No./Seal No.):MSKU2012963; ML-CN9894476Phần thông tin cung cấp bởi người gửi hàng
20 DRY 8’6Container 20 feet khô, 230 thùng cartonsPhần thông tin cung cấp bởi người gửi hàng
Shipper’s load, count and sealNgười gửi hàng tự xếp hàng, kiểm đếm và bấm sealPhần thông tin cung cấp bởi người gửi hàng
Freight prepaidCước trả trướcPhần thông tin cung cấp bởi người gửi hàng
Tổng thể tích (Measurement):29.2360 CBMPhần thông tin cung cấp bởi người gửi hàng
Trọng lượng cả bì (Gross weight):6904.500 KGSPhần thông tin cung cấp bởi người gửi hàng
CY/CYNhận nguyên cont tại bãi xuất và giao nguyên cont tại bãi nhập.Phần thông tin cung cấp bởi người gửi hàng
Tổng số lượng containers hoặc kiện hàng người chuyên chở nhận

( Carrier’s receipt Toatal number of containers or packages received by Carrier)

1 container
Nơi phát hành vận đơn (Place of  issue of  Waybill)Thượng Hải
Ngày phát hành vận đơn 16/07/2018
Ngày tàu chạy/rời khỏi cảng bốc (Shipped on Board date)14/07/2018
Đóng dấu và ký tên của hãng tàuĐại lý của hãng tàu ký phát: Maersk (China) Shipping Co.,Ltd As Agent(s)

 

3.2. Vận đơn đường biển (House Bill/HBL)

3.2.1. Tổng quan

House Bill là những loại vận đơn do forwarder phát hành cho Shipper là người xuất hàng thực tế (real shipper) và người nhận hàng thực tế (real consignee).

Chức năng của B/L

Bill of Lading (B/L) có 03 chức năng cơ bản sau:

  • B/L là một biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng làm bằng chứng là đã nhận hàng từ người gửi hàng với chủng loại, số lượng và tình trạng hàng hóa như ghi trên vận đơn.
  • B/L là một bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa người gửi hàng và người chuyên chở
  • B/L đặc biệt còn được sử dụng như một chứng từ sở hữu hàng hóa.

Công dụng của B/L

Từ các chức năng kể trên, B/L có thể được dùng để:

  • Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Làm tài liệu về hàng hóa kèm theo trong bộ chứng từ thương mại người bán gửi cho người mua hoặc ngân hàng để nhận thanh toán tiền hàng.
  • Làm chứng từ để mua bán, cầm cố và chuyển nhượng hàng hóa.
  • Làm căn cứ xác định số lượng hàng đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta ghi sổ, thông kế, theo dỡi việc thực hiện đợp đồng

3.2.2. Nội dung và hình thức

Nội dung chính của vận đơn gồm:

  • Tiêu đề của vận đơn: Bill of Lading, hoặc không cần ghi tiêu đề
  • Tên người chuyên chở (Shipping Company, Carrier): tên công ty hay hãng vận tải
  • Tên địa chỉ của Người giao hàng (Shipper, Consignor, Sender): thường là bên bán.
  • Người nhận hàng (Consignee): Nếu là vận đơn đích danh, ô này sẽ ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng, nếu là vận đơn vô danh thì sẽ ghi “to (the) order”, “to (the) order of…”
  • Bên được thông báo (Notify Party): ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng hoặc ngân hàng mở L/C, để thông báo về thông tin hàng hóa, hành trình con tàu.
  • Nơi nhận hàng (Place of Receive)
  • Cảng bốc hàng lên tàu (Port of Loading)
  • Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)
  • Nơi giao hàng (Place of Delivery)
  • Têu con tàu và số hiệu con tàu (Vessel and Voyage No.)
  • Số lượng B/L bản chính được phát hành (Number of Original)
  • Mã ký hiệu hàng hóa và số lượng (Marks and Numbers)
  • Số lượng và loại kiện hàng (Number and kind of Packages)
  • Mô tả hàng hóa (Description of Goods)
  • Trọng lượng tổng (Gross Weight) (Trọng lượng bao gồm cả bì)
  • Trọng lượng tịnh (Net Weight)
  • Ngày và nơi ký phát vận đơn

3.2.3. Phân tích

Người phát hành vận đơn: SHOOCHIN INTERNATIONAL SOURCESSOLUTION LIMITED CO.,LTD.

Forwarder phát hành HBL cho người gửi hàng thực tế.

Thông tinChi tiếtGiải thích
Số HBLSCL18060243
Người gửi hàng (Shipper)SHENZHEN HUAGUAIMPORT AND EXPORT LIMITED CO.,LTD.

Địa chỉ : Số 717  Tòa nhà Thương Mại Trung Quốc, Số 2002, Đường Shennan East, La Hồ, Thâm Quyến, Trung Quốc

Người nhận hàng (Consignee)CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU Vietnam

Địa chỉ: Số 11, ngõ 1039, Hồng Hà, Phường Chương Dương, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Đại lí giao nhận vận tải

(Delivery agent)

Công ty cổ phần GROUP Trường Phú

Mã số thuế: 0101310826

Địa chỉ: Số 30, Đường Ngọc Khánh, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, TP Hà Nội, Việt Nam

Tên tàu (Vessel)PADIAN 2
Số chuyến

(Voyage No.)

805C
Cảng bốc hàng (Port of  loading)Thượng Hải, Trung Quốc
Cảng dỡ hàng

(Port of discharging)

Hải Phòng, Việt Nam
Mã kí hiệu

(Mark and number)

N/M, không có mã kí hiệu
Số container và số Seal (Container No./Seal No.):MSKU2012963 ML-CN9894476
20 DRY 8’6Container 20 feet khô, 230 thùng cartons
Quy cách đóng gói hàng hóa  (Kind of package):CY/CYS.T.C.Đóng nguyên container
Mô tả hàng hóa (Description of goods)RING LIGHTS TOYS

LIGHT BRACELET TOYS

BALL LIGHTS TOYS

LIGHT ANIMALS

DINO WORLD TOYS

Tổng thể tích (Measurement)29.2360 CBM
Trọng lượng cả bì (Gross weight)6904.500 KGS
Tổngmột container 20 feet khô
Telex releaselà một hình hình thức giao hàng cho người nhận hàng consignee mà shipper không cần gởi bill gốc cho consignee, giúp cho việc nhận hàng được nhanh hơn thuận tiện hơn trong trường hợp người nhận hàng không yêu cầu lấy bill gốc.
Freight and chargerstrả tại cảng Hải Phòng, Việt Nam
Collect: freight collectngười mua trả cước tại cảng đến
Số lượng vận đơn gốc (No. of original B(s)/L)3
Địa điểm và thời gian phát hànhThâm Quyến, ngày 14/07/2018
Shipped on board date: Ngày hàng đã xếp lên tàu:14/07/2018

3.3. Giấy báo nhận hàng (ARRIVAL NOTICE):

3.3.1.    Tổng quan

Giấy báo nhận hàng là giấy thông báo chi tiết của Hãng tàu, Đại lý hãng tàu hay một công ty Logistics thông báo cho người NK, biết về lịch trình (Lô hàng khởi hành từ cảng nào? Đến cảng nào?), thời gian (ngày lô hàng xuất phát, ngày lô hàng đến), số lượng, chủng loại (hàng cont hay hàng lẻ, số lượng bao nhiêu?), trọng lượng (trọng lượng hàng, số khối_CBM) tên tàu, chuyến……… của lô hàng mà công ty nhập khẩu từ nước ngoài về.

3.3.2.    Nội dung và hình thức

Giấy báo nhận hàng

Có thông tin về ngày đến dự kiến của lô hàng, các chứng từ cần thiết để nhận hàng,…

3.3.3.    Phân tích

Do đại lý hãng tàu kí phát

Ngoài các thông tin như trên Sea waybill và HBL về shipper, consignee, tên tàu, số chuyến,… ta có thêm các thông tin sau:

  • Ngày đến dự kiến (ETA Date): 19/07/2018
  • Yêu cầu xuất trình khi đến lấy lệnh giao hàng:
  • Vận đơn bản gốc, có kí hậu nếu cần
  • CMND/Hộ chiếu
  • Giấy giới thiệu
  • Giấy ủy quyền (Nếu yêu cầu bên thứ 3 tham gia)
  • Địa chỉ nhận lệnh giao hàng:

Văn phòng MCC Transport, Maersk Vietnam làm đại lí

Tầng 7, Tòa nhà ACB, 15A Hoàng Diệu, Phường Hồng Bàng, TP Hải Phòng, Việt Nam

4.               Chứng từ hải quan xuất nhập khẩu

4.1. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin)

4.1.1.    Tổng quan

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào.

Ý nghĩa của C/O với các đối tượng:

  • Với chủ hàngg nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn.
  • Với chủ hàng xuất khẩu, thì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài.
  • Với quản lý Nhà nước, giấy chứng nhận xuất xứ có một số vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch…
  • Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) mà ta sẽ xác định mình cần loại mẫu nào. Sau đây là những loại C/O phổ biến
  • C/O mẫu A(Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
  • CO form B(Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
  • C/O mẫu D(các nước trong khối ASEAN)
  • C/O mẫu E(ASEAN – Trung Quốc).
  • C/O form EAV(Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu)…

4.1.2.    Nội dung và hình thức

Về cơ bản C/O phải đảm bảo các nội dung sau phải được khai báo:

  • Địa chỉ giao dịch và nước của đơn vị xuất khẩu hay người gửi hàng bao gồm tên giao dịch, số nhà, đường phố, tên nước;
  • Địa chỉ giao dịch và nước của đơn vị nhập khẩu hay người nhận hàng cũng bao gồm nội dung trên;
  • Tên phương tiện vận tải sử dụng để vận chuyển hàng hoá, thời gian giao hàng và tên cảng bốc, dỡ hàng;
  • Tên hàng, mô tả hàng hoá theo tên thương mại thường dùng;
  • Số lượng, trọng lượng tịnh hoặc trọng lượng cả bì;
  • Ký mã hiệu phải ghi đầy đủ;
  • Lời khai của chủ hàng về tính xuất xứ của hàng hóa (nguồn gốc hoặc nơi khai thác hàng);
  • Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (trong một số trường hợp C/O do chính nhà sản xuất cung cấp thì bên cạnh C/O phải có bằng chứng kèm theo chứng minh  tính chân thực của C/O này)

4.1.3.    Phân tích

Thông tinChi tiếtGiải thích
Số CO (Reference Number)E184702034374547
C/O form EFORM E: hàng hoá nguồn gốc trung quốc
Tên nước phát hànhTHE PEOPLE’S REPLUBLIC OF CHINA: CHDCND Trung Hoa
Ô số 1: Thông tin nhà xuất khẩuSHENZHEN HUAGUAIMPORT AND EXPORT LIMITED CO.,LTD.

Địa chỉ : Số 717  Tòa nhà Thương Mại Trung Quốc, Số 2002, Đường Shennan East, La Hồ, Thâm Quyến, Trung Quốc

Ô số 2: Thông tin người nhận hàng (nhà nhập khẩu)CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU

Địa chỉ: Số 11, ngõ 1039, Hồng Hà, Phường Chương Dương, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Ô số 3: Tên phương tiện vận tải và tuyến đường.Có 4 nội dung chính

+      Ngày khởi hành: là ngày tàu chạy trên vận đơn: 14/7/2018

+      Tên tàu + số chuyến: PADIAN 2/185050C

+      Tên cảng dỡ hàng :Hải Phòng, Việt Nam

+      Tuyến đường và phương thức vận chuyển, Từ Thượng Hải, Trung Quốc, đến Hải Phòng, Việt Nam theo đường biển

Ô số 4: dành cho cơ quan cấp CO
Ô số 5 & 6: Mục & Nhãn hiệuN/M, không có ký hiệu
Ô số 7: Số lượng, chủng loại bao gói, mô tả hàng hóa (gồm cả lượng hàng và mã HS nước nhập khẩu).(15 thùng) Ring light toys

(15 thùng) Light Bracelet toys

(5 thùng) Ball light toys

(20 thùng) Light Animals

(175 thùng) Dino World toys – big size

HS: 960300

Ô số 8: Tiêu chí xuất xứ.Lần lượt là: 99.7%; 97.8%; 96.7%; 96.5%; 97.7%
Ô số 9: Trọng lượng toàn bộ (hoặc lượng khác) và giá trị FOB.Lần lượt là: 900 bộ (620.00USD); 360 bộ (540.00USD); 30 bộ (480.00USD); 400 bộ (300.00USD);

21000 bộ (8820.00USD)

Ô số 10: Số và ngày theo hóa đơnHóa đơn số 0620/SH-PH

20/06/2018

Ô số 11: Tên nước xuất khẩu, tên nước NK, địa điểm và ngày xin C/ONước XK: Trung Quốc

Nước NK: Việt Nam

Địa điểm và ngày xin C/O: Thâm Quyến, Trung Quốc, 13/07/2018

Ô số 12: Xác nhận Chữ ký của người được ủy quyền, dấu của tổ chức cấp CO, địa điểm và ngày cấp.Có chữ ký và con dấu đầy đủ

Địa điểm và ngày cấp:

Thâm Quyến, Trung Quốc, 13/07/2018

4.2. Tờ khai hàng hóa NK (thông quan)

4.2.1.    Tổng quan

Tờ khai hải quan là văn bản mà nhà xuất hay nhập khẩu cần khai báo chi tiết về thông tin, số lượng, quy cách của hàng hóa cần xuất đi nước ngoài hay nhập từ nước ngoài về Việt Nam. Khai báo trên tờ khai là một khâu trong quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa.

4.2.2.    Nội dung và hình thức

Tờ khai hải quan nhập khẩu sử dụng để khai báo thông tin về lô hàng nhập khẩu, cơ bản bao gồm:

  • Đơn vị hải quan cửa khẩu.
  • Công ty xuất khẩu, công ty nhập khẩu.
  • Phương thức, phương tiện vận chuyển.
  • Tên hàng, khối lượng, trị giá hàng hóa.
  • Nghĩa vụ thuế (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế VAT).
  • Các chỉ thị của hải quan.

Mẫu tờ khai báo hải quan nhập khẩu hiện hành được quy định tại thông tư 38/2015/TT-BTC, mẫu HQ/2015/NK.

4.2.3.    Phân tích

 

Thông tinChi tiếtGiải thích
Tên Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập khẩuCHPKVIII ( Chi cục Hải quan Hải Phòng )
Số tờ khai102132610011
Ngày đăng ký25/07/2018
Thông tin về người NKTên: Công  ty TNHH TMDV – XNK

Mã: 0101909998

Mã bưu chính: (+84)43

Địa chỉ: Số 11, Ngõ 1039 Hồng Hà, Phường Chương Dương, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội

Số điện thoại:  043 9323954

Người XKTên: SHENZHEN HUAGUAIMPORT AND EXPORT LIMITED CO.,LTD.

Địa chỉ : Số 717  Tòa nhà Thương Mại Trung Quốc, Số 2002, Đường Shennan East, La Hồ, Thâm Quyến, Trung Quốc

Mã nước: CN (CHDNND Trung Hoa)

Vận đơn
Hoá đơn thương mạiA  –  0620/SH-PH; Ngày phát hành: 20/06/2018
Phương thức thanh toánTTR
Tồng giá trị hóa đơnA – FOB – USD (điều khoản thanh toán giá FOB và đồng tiền thanh toán là USD )
Các loại phụ phí :–         Phí D/O ( Delivery Offer Fee – phí lệnh giao hàng, phí này phát sinh khi hàng cập cảng đến và hãng tàu/forwarder làm D/O lệnh giao hàng để consignee mang D/O này ra cảng xuất trình với hải quan để lấy hàng )

–         Phí vệ sinh container

–         Phụ phí CIC là phí cân bằng container với tên tiếng anh là Container Imbalance Charge (CIC) hoặc Equipment Imbalance Surcharge. Hãng tàu thu nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng về nơi có nhu cầu xuất hàng để shiper có cont đóng hàng.

Cảng xếp hàngThượng Hải
Cảng dỡ hàngCảng Xanh VIP ( Hải Phòng )
Địa điểm lưu khoCông ty CP Cảng Xanh VIP
Phương tiện vận tảiTàu biển
Ngày hàng đến19/07/2018
Số lượng hàng, số lượng container1
Thuế GTGT phải nộp5%
Từng loại hàng hóa có–        Mã số hàng hóa: Người khai hải quan ghi mã số phân loại theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành. Vì trong trường hợp này có 5 mặt hàng nên ở tờ khai hải quan không ghi gì, còn trên phụ lục tờ khai ghi mã số từng mặt hàng.

–        Mô tả hàng hóa : Người khai hải quan ghi rõ tên hàng, quy cách phẩm chất hàng hoá theo hợp đồng thương mại hoặc các chứng từ khác liên quan đến lô hàng.

–        Số lượng,

–        Đơn giá,

–        Nước xuất xứ : Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hoá được chế tạo (sản xuất) ra (căn cứ vào giấy chứng nhận xuất xứ hoặc các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng). Áp dụng mã nước quy định trong ISO 3166.

–        Trong trường hợp này có 5 mặt hàng nên ở tờ khai hải quan không ghi gì, còn trên phụ lục tờ khai ghi rõ mã nước  nhập khẩu.

–        CN – CHINA – B05    : CN ( CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA )

–        Thuế suất (%): Ghi mức thuế suất tương ứng với mã số hàng hóa đã xác định theo Biểu thuế áp dụng (Biểu thuế ưu đãi, Biểu thuế ưu đãi đặc biệt…) có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai. Trong trường hợp này áp dụng Quyết định số 26/2007/QĐ-BTC ban hành ngày 16/4/2007 về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VN để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc

–        Trị giá tính thuế : Ghi trị giá tính thuế của từng mặt hàng bằng đồng Việt Nam.

5.               Chứng nhận chất lượng và số lượng

5.1. Tổng quan

Ta phân tích 2 giấy chứng nhận riêng biệt như sau:

  • Giấy chứng nhận chất lượng là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.

Giấy chứng nhận chất lượng làcần thiết và có lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi mà nó giúp cho khách hàng có niềm tin vào chất lượng, độ an toàn của sản phẩm, hàng hóa đó.

  • Giấy chứng nhận số lượng hàng hóa là Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước xác nhận về số lượng hàng hóa sau khi đã kiểm tra.

Trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận số lượng hàng hóa là bằng chứng xác nhận số lượng thực tế của hàng hóa mà bên bán giao đã giao cho bên mua

5.2. Nội dung và hình thức

Đối với giấy chứng nhận chất lượng, ta có 2 hình thức:

  • Chứng nhận tự nguyện:việc chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức/cá nhân.
  • Chứng nhận bắt buộc: việc chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý của Nhà nước.

Nội dung của giấy chứng nhận chất lượng bao gồm:

  • Thông tin người bán
  • Thông tin người mua
  • Loại hàng hóa
  • Quá trình vận tải
  • Tiêu chuẩn đối chiếu
  • Kết quả đối chiếu

Tương tự như vậy với giấy chứng nhận số lượng hàng hóa.

5.3. Phân tích

5.3.1.    Báo cáo kiểm tra chất lượng sản phẩm từ phía người bán

Số Test report : AGC04287160411ES01

Thiết kế sản phẩm : chuỗi đồ chơi điện tử

Ngày test : 29/04/2016

Đơn vị kiểm tra : AGC ( Attestation of Global Compliance ( Shenzen) CO., Ltd.

Đây là đơn vị kiểm tra bên thứ 3, được thành lập năm 2005, là công ty hợp nhất và đổi mới cho các dịch vụ thử nghiệm và chứng nhận của bên thứ ba tại Trung Quốc. Nó là một tổ chức bên thứ ba toàn diện kết hợp kiểm tra, xác minh, thử nghiệm và chứng nhận và dịch vụ kỹ thuật. Trụ sở chính được đặt tại Thâm Quyến với hơn 350 nhân viên, chuyên cung cấp cho khách hàng dịch vụ kiểm tra và chứng nhận chất lượng cao, hiệu quả và chuyên nghiệp.

Nhà sản xuất : TEN GO TOYS FACTORY ( address : Quận Chenghai, thành phố Shantou, Quảng Đông , TQ)

5.3.2.    Giấy chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn tương ứng theo quy định. Đây là một thủ tục pháp lý mang tính chất bắt buộc và phương thức đánh giá cho từng đối tượng cụ thể được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đây là hoạt động kiểm nghiệm, đánh giá và xác nhận chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Trong trường hợp này, đơn vị được thuê đảm nhiệm cấp giấy chứng nhận hợp quy cho nhà nhập khẩu :

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁM ĐỊNH KHỬ TRÙNG VIETNAMCONTROL

Địa chỉ :2/3A, Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

Phone : 1800 556836 – Fax : 028 39117096

Lĩnh vực kinh doanh : CUNG CẤP DỊCH VỤ: CHỨNG NHẬN – GIÁM ĐỊNH – KHỬ TRÙNG HÀNG HÓA XNK.

Là tổ chức giám định có uy tín tại thị trường Việt Nam, có trụ sở chính tại TP.HCM, 10 Chi nhánh trực thuộc và văn phòng đại diện đặt tại các thành phố lớn, cảng biển, trung tâm thương mại và cửa khẩu của Việt Nam, với 150 cán bộ/ giám định viên thuộc nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau.

Phương thức đánh giá : Theo phương thức 7 thuộc thông tư số 28/2012/TT-BKHCN  NGÀY 12/12/2012 và thông tư 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/02/2017 của Bộ KH & CN)  Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN3:2009/BKHCN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồ chơi trẻ em )

 

CHƯƠNG IV.  PHỤ LỤC

1. Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN3:2009/BKHCN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồ chơi trẻ em)

Lời nói đầu

QCVN 3 : 2009/BKHCN do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM

National technical regulation on safety of toys

QUY ĐỊNH CHUNG

 

  • Phạm vi điềuchỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu đối với đồ chơi trẻ em nhằm giảm thiểu các mối nguy và rủi ro liên quan đến an toàn, sức khoẻ của trẻ em, các phương pháp thử tương ứng, các nội dung quản lý đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thịt rường.

Các sản phẩm nêu tại danh mục ở Phụ lục không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này.

  • Đối tượng ápdụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

  • Giải thích từngữ

Trong Quy chuẩn này, đồ chơi trẻ em được hiểu là sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ được thiết kế để trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng khi chơi.

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

 Yêu cầu về an toàn đối với đồ chơi trẻ em

Yêu cầu về cơ lý

Yêu cầu về cơ lý theo TCVN6238-1:2008(ISO8124-1:2000) An toàn đồ chơi trẻ em–Phần1:Các khía cạnh an toàn liên quan đến tính chất .

Yêu cầu về chống cháy

Yêu cầu về chống cháy theo TCVN 6238-2 : 2008 (ISO 8124-2:2007) An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 2 : Yêu cầu chống cháy.

Yêu cầu về hóa học

 

Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại

Yêu cầu về giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại theo TCVN 6238-3 : 2008 (ISO 8124-3:1997) An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 3 : Mức giới hạn xâm nhập của các độc tố.

Giới hạn về hợp chất hữu cơ độc hại

Chất lỏng trong đồ chơi trẻ em

Chất lỏng có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được có độ pH nhỏ hơn 3,0 hoặc lớn hơn 10,0 khi thử nghiệm theo ISO787-9. Yêu cầu này không áp dụng cho mực viết trong dụng cụ để viết.

Formaldehyt trong đồ chơi cho trẻ em dưới 3tuổi

Các chi tiết vải dệt có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng formaldehyt tự do và formaldehyt đã thủy phân vượt quá 30 mg/kg.

Các chi tiết giấy có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30mg/kg.

Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng formaldehyt giải phóng vượt quá 80 mg/kg.

Các amin thơm trong đồ chơi trẻem

Hàm lượng của các amin thơm (bao gồm cả các dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo trong mẫu) có trong vật liệu sản xuất đồ chơi trẻ em không được vượt quá mức quy định trong bảng dưới đây:

Bảng – Các amin thơm

 

Tên hợp chấtSố CASMức quy định, max (mg/kg)
Benzidine92-87-55
2-Naphthylamine91-59-85
4-Chloroaniline106-47-85
3.3′-Dichlorobenzidine91-94-15
3,3′-Dimethoxybenzidine119-90-45
3.3′-Dimethylbenzidine119-93-75
o-Toluidine95-53-45
2-Methoxyaniline(o-Anisidine)90-04-05
Aniline62-53-35

Quy định này áp dụng đối với các loại vật liệu sản xuất đồ chơi và bộ phận của đồ chơi theo hướng dẫn tại bảng dưới đây:

 

Loại đồ chơi/bộ phận của đồ chơiVật liệu
Đồ chơi hoặc bộ phận có thể tiếp xúc được của đồ chơi có khối lượng 150 g hoặc nhỏ hơn được thiết kế cho trẻ em dưới 3 tuổicó thể cầm tay khichơi.Gỗ
Giấy
Đồ chơi hoặc bộ phận có thể tiếp xúc được của đồ chơi được thiết kế cho trẻ em dưới 3 tuổi.Vật liệu dệt
Da thuộc
Bộ phận để cho vào miệng của các loại đồ chơi được khởi động bằng cách sử dụng miệng.Gỗ
Giấy
Đồ chơi được mang trùm lên mũi hoặc miệng.Vật liệu dệt
Giấy
Các loại vật liệu rắn làm đồ chơi với chủ định để lại vết.Tất cả
Các loại chất lỏng có màu có thể tiếp xúc được trong đồ chơi.Chất lỏng
Các loại đất sét nặn, các loại đất sét dùng để chơi hoặc tương tự, ngoại trừ các loại đồ chơi hóa học (hóa chất) được quy định tại

TCVN 6238-5:1997 (EN 71-5:1993)

Tất cả
Các chất tạo bong bóng khíTất cả
Các loại mô phỏng hình xăm làm đồ chơiTất cả

Ngoài các yêu cầu quy định tại điểm 2.1.3.2.1; điểm 2.1.3.2.2 và điểm 2.1.3.2.3 của Quy chuẩn này, đồ chơi trẻ em phải đáp ứng các yêu cầu giới hạn mức thôi nhiễm về các hợp chất hữu cơ độc hại khác được quy định tại các văn bản có liênquan.

2.1.4. Yêu cầu đối với đồ chơi trẻ em dùng điện

Ngoài các yêu cầu quy định tại các điểm 2.1.1,2.1.2.và2.1.3. của Quy chuẩn này, đồ chơi trẻ em không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24 V và không một bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24V.

Các bộ phận trong đồ chơi trẻ em nếu được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn nêu trên cũng như các dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận này phải được cách điện và bảo vệ thích hợp để ngănngừa rủi ro về điện.

2.2.  Ghi nhãn

Việc ghi nhãn đồ chơi trẻ em thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá. Các quy định về cảnh báo nêu trong các tiêu chuẩn tương ứng phải được thể hiện trên nhãn hàng hóa.

PHƯƠNG PHÁPTHỬ:  

  • Thử cơ lý

Phương pháp thử về yêu cầu cơ lý theo TCVN 6238-1 : 2008 (ISO 8124- 1:2000) An toàn đồ chơi trẻ em–Phần1: Các khía cạnh an toàn liên quan đến tính chất cơ .

  • Thử chống cháy

Phương pháp thử về yêu cầu chống cháy theo TCVN 6238-2 : 2008 (ISO 8124-2:2007) An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 2 : Yêu cầu chống cháy.

  • Thử hóa học

 

  • Các nguyên tố độc hại

Phương pháp thử về mức thôi nhiễm của các độc tố theo TCVN6238-3:2008 (ISO 8124-3:1997) An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 3 : Mức giới hạn xâm nhập của các độc tố.

  • Các hợp chất hữu cơ độc hại
    • Chất lỏng trong đồ chơi trẻ em

Phương pháp thử đối với chất lỏng có thể tiếp xúc được có chứa trong đồ chơi trẻ em theo ISO 787-9 : 1981 Phương pháp thử chung đối với chất màu và chất độn

  • Phần 9 : Xác định giá trị pH trong dung dịch nước (General methods of test for pigments and extenders – Part 9 : Determination of pH value of aqueous suspension).

Hàm lượng formaldehyt trong đồ chơi cho trẻ em dưới 3tuổi

  • Phương pháp thử đối với các chi tiết vải dệt có thể tiếp xúc được của đồ chơi cho trẻ em theo TCVN 7421-1 : 2004 (ISO 14184-1 : 1998) Vật liệu dệt –Xác định formaldehyt – Phần 1 : Formaldehyt tự do và thủy phân (phương pháp chiết trong nước).
  • Phương pháp thử đối với các chi tiết giấy có thể tiếp xúc được của đồ chơi cho trẻ em theo EN 645 Giấy các tông tiếp xúc với thực phẩm – Chuẩn bị theo phương pháp chiết nước lạnh [Paper and board intended to come into contact with foodstuffs – Preparation of cold water extract] và EN 1541 Giấy và các tông tiếp xúc với thực phẩm – Xác định formaldehyt trong phần chiết nước (Paper and board intended to come into contact with food stuffs-Determination of formaldehyde in an aqueous extract).
  • Phương pháp thử đối với các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc được của đồ chơi cho trẻ em theo EN 717-3 Ván gỗ nhân tạo – Xác định formaldehyt giải phóng – Phần 3 : Phương pháp bình thí nghiệm xác định formaldehyt giải phóng (Wood-based panels – Determination of formaldehyde release – Part 3 : Formaldehyde release by the flaskmethod).
    • Hàm lượng các amin thơm trong vật liệu sản xuất đồ chơi trẻ em Phương pháp xác định hàm lượng các amin thơm theo EN71-10:2005 An toàn đồ

Chơi trẻ em–Phần10: Hợp chất hóa hữu cơ–Chuẩn bị mẫu và chiết mẫu (Safety of toys- Part 10: Organic chemical compounds – Sample preparation and extraction) và EN 71- 11:2005 An toàn đồ chơi trẻ em–Phần11: Hợp chất hóa hữu cơ–Phương pháp phân tích (Safety of toys-Part11: Organic chemical compounds–Methods of analysis).

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN

 

  • Đồ chơi trẻ em sản xuất trongnước
    • Đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này trên cơ sở kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận được chỉ định.

Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

  • Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
  • Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
    • Đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp
  • Đồ chơi trẻ em nhập khẩu
    • Đồ chơi trẻ em nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này. Việc chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em nhập khẩu do tổ chức giám định hoặc tổ chức chứng nhận trong và ngoài nước được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định (hoặc thừa nhận) thực hiện.

Việc chứng nhận hợp quy được tiến hành theo một trong các phương thức sau:

  • Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
  • Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất;

Giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

  • Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hànghóa.
  • Đồ chơi trẻ em nhập khẩu trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp
  • Đồ chơi trẻ em lưu thông trên thị trường

Đồ chơi trẻ em lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy và nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

  • Kiểm tra về chất lượng

Đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường phải chịu sự kiểm tra về chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

  • Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, dấu hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp

Việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, dấu hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại các điểm 4.1, 4.2 và điểm 4.3 của mục này thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

4.6 Việc chỉ định tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm, tổ chức giám định quy định tại 4.1.1 và 4.2.1 được thực hiện theo Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

 5.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất đồ chơi trẻ em trong nước phải công bố hợp quy phù hợp với các yêu cầu quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này và bảo đảm chất lượng đồ chơi trẻ em theo đúng nội dung công bố, thực hiện trách nhiệm theo Điều 20 của Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ- BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

5.2 Tổ chức, cá nhân nhập khẩu đồ chơi trẻ em phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy và bảo đảm chất lượng đồ chơi trẻ em phù hợp với các yêu cầu quy định trong mục 2 của Quy chuẩn này.

5.3.  Tổ chức, cá nhân phân phối, bán lẻ chỉ được kinh doanh đồ chơi trẻ em bảo đảm chất lượng, có dấu hợp quy và nhãn phù hợp với các quy định hiện hành.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  • Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.

Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

  • Trong trường hợp các văn bản luật, quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn được viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bảnmới.

Phụ lục

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM KHÔNG ĐƯỢC COI LÀ ĐỒ CHƠI

Trong Quy chuẩn này, các sản phẩm sau không được coi là đồ chơi:

  • Xe đạp, ngoại trừ các xe được coi là đồ chơi, nghĩa là có chiều cao yên tối đa là 435 mm;
  • Súng cao su (ná bắn đá cũng được coi là súng cao su);
  • Mũi tên có đầu nhọn kim loại;
  • Thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng;
  • Súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi hay khí nén;
  • Diều (ngoại trừ độ cách điện của dây diều được quy định trong TCVN6238- 1:2008 (ISO8124-1:2000);
  • Các bộ mô hình lắp ráp, mô hình máy bay hay tàu thủy không được thiết kế dùng để chơi;
  • Các dụng cụ và thiết bị luyện tập thể thao, dùng để cắm trại, thiết bị dành cho điền kinh, các loại nhạc cụ và dụng cụ biểu diễn; tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng các thiết bị và dụng cụ này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này;

Có sự khác biệt rất nhỏ giữa các thiết bị, dụng cụ thể thao và nhạc cụ và đồ chơi mô phỏng. Mục đích của nhà sản xuất hay nhà phân phối cũng như cách sử dụng thông thường hoặc có thể dự đóan trước sẽ xác định có phải là đồ chơi mô phỏng hay không;

  • Các loại mô hình máy bay, tên lửa, tàu thuyền và các loại xe chạy trên mặt đất bằng động cơ nổ. Tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩnnày;
  • Các loại sản phẩm sưu tầm không phải cho trẻ em dưới 16 tuổi;
  • Các loại sản phẩm dùng để trang trí trong các ngày lễ;
  • Các thiết bị sử dụng ở chỗ nước sâu, dụng cụ tập bơi và thiết bị giúp nổi trên mặt nước dành cho trẻ em như là phao bơi dạng ghế ngồi và các phao dạng khác;
  • Đồ chơi lắp đặt tại các nơi công cộng (ví dụ như khu giải trí, trung tâm thương mại);
  • Các bộ đồ chơi ghép hình có nhiều hơn 500 miếng ghép hoặc không có hình, sử dụng cho mục đích chuyên nghiệp;
  • Pháo, bao gồm cả ngòi nổ, ngoại trừ các loại ngòi nổ được thiết kế riêng cho đồ chơi;
  • Các loại sản phẩm có bộ phận đốt nóng với mục đích sử dụng dưới sự giám sát của người lớn dùng trong giảng dạy;
  • Các loại xe có động cơ hơi nước;
  • Các loại đồ chơi nghe nhìn có thể kết nối với màn hình vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24V;
  • Núm vú cao su giả dành cho trẻ em (đầu vú giả cho trẻ em ngậm);
  • Các loại vũ khí mô phỏng trung thực;
  • Các loại lò điện, bàn là hoặc sản phẩm có chức năng khác vận hành với điện áp danh định lớn hơn 24V;
  • Cung có chiều dài tĩnh lớn hơn 120cm;
  • Đồ trang sức thời trang dành cho trẻ

2.               Tài liệu tham khảo

INCOTERMS 2010

Luật Thương mại 2005

Nghị định 13 CP/2013 về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Nghị đinh số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài”

Nghị định 200/CP ngày 31/12/1973 và thông tư liên bộ giao thông vận tải-ngoại thương số 52/TTLB ngày 25/1/1975

Luật hàng hải Việt Nam

Thông tư 38/2015/TT-BTC, mẫu HQ/2015/NK.

Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, 12/12/2012 và thông tư 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/02/2017 của Bộ KH & CN

Bộ chứng từ kèm theo: 

Phân tích quy trình xây dựng hợp đồng xuất nhập khẩu và chứng từ mặt hàng Đồ chơi trẻ em.
Phân tích quy trình xây dựng hợp đồng xuất nhập khẩu và chứng từ mặt hàng Đồ chơi trẻ em.
Giấy chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em
Giấy chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em
Chứng nhận xuất xứ - CO Form E
Chứng nhận xuất xứ – CO Form E
Hóa đơn thương mại - Commercial Invoice
Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
Hợp đồng ngoại - hợp đồng quốc tế - Sale Contract
Hợp đồng ngoại – hợp đồng quốc tế – Sale Contract
Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Điện chuyển tiền quốc tế
Điện chuyển tiền quốc tế
Vận đơn đường biển - Bill of Ladding
Vận đơn đường biển – Bill of Ladding
Hóa đơn vận chuyển
Hóa đơn vận chuyển
Hóa đơn vận chuyển nội địa Hải phòng - Hà Nội
Hóa đơn vận chuyển nội địa Hải phòng – Hà Nội
Hóa đơn đóng gói hàng hóa - Packing List
Hóa đơn đóng gói hàng hóa – Packing List
Thông báo dán nhãn mác hàng vận chuyển
Thông báo dán nhãn mác hàng vận chuyển
Kiểm tra chất lượng hàng hóa của nhà sản xuất
Kiểm tra chất lượng hàng hóa của nhà sản xuất
Thông báo hàng hàng đến - arrival notice
Thông báo hàng hàng đến – arrival notice
Dịch vụ chuyển hàng đường biển của Indochina247.com
Thủ tục hải quan, thủ tục nhập khẩu, đại lý hải quan, dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, vận chuyển quốc tế đường biển, dịch vụ vận chuyển đường biển, mã hs, hs code, tạm nhập tái xuất, tra cứu vận đơn, tra mã vận đơn, tra vận đơn, mã vận đơn, kiểm tra vận đơn, tra cứu tờ khai hải quan, tra mã vận đơn giao hàng nhanh, tra mã vận đơn ghn, tra cứu mã vận đơn, check mã vận đơn, thủ tục nhập khẩu, tra cứu mã hs, tra cứu người nộp thuế, phân loại hàng hóa,
Vận chuyển đường biển, vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, phí vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài, van chuyen duong bien,  vận chuyển đường biển quốc tế, vận chuyển quốc tế đường biển, vận chuyển đường biển nôi địa, vận chuyển hàng hóa đường biển, vận chuyển container nội địa bằng đường biển, vận tải đường biển quốc tế, dịch vụ vận chuyển đường biển, dịch vụ vận tải biển quốc tế, giao nhận vận tải đường biển, vận chuyển hàng bằng đường biển nội địa, vận chuyển hàng bằng đường biển quốc tế, vận chuyển container quốc tế, giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế, dịch vụ gửi hàng bằng đường biển đi nước ngoài, vận chuyển hàng đi nước ngoài, cước gửi hàng đi nước ngoài, dịch vụ vận chuyển hàng đi nước ngoài giá rẻ, , báo giá cước vận chuyển đường biển, bảng giá cước vận tải đường biển, cước vận chuyển đường biển quốc tế, giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, cước vận chuyển đường biển quốc tế,
Xu hướng tìm kiếm:
Chuyển phát nhanh, chuyển phát nhanh trong nước, chuyển phát nhanh quốc tế, chuyển phát nhanh 247, dịch vụ chuyển phát nhanh, Bảng giá chuyển phát nhanh, chuyển phát nhanh DHL, chuyển phát nhanh TNT, chuyển phát nhanh UPS, chuyển phát nhanh Fedex, chuyển phát nhanh EMS, chuyển phát nhanh bưu điện, chuyển phát nhanh đi Hàn Quốc, chuyển phát nhanh đi Nhật, chuyển phát nhanh đi Úc, chuyển phát nhanh đi Singapore, chuyển phát nhanh đi Indonesia, chuyển phát nhanh đi Malaysia, chuyển phát nhanh đi Mỹ, chuyển phát nhanh đi Anh, chuyển phát nhanh đi Pháp, chuyển phát nhanh rẻ nhất ở đâu?, chuyển phát nhanh hỏa tốc, chuyển phát nhanh trong ngày, chuyển phát nhanh hỏa tốc tại Hà Nội, chuyển phát nhanh tại Sài gòn, chuyển phát nhanh tại Đà Nẵng, tracking EMS, tracking Vnpost, tracking Viettel, tracking DHL, tracking TNT, tracking UPS, tracking TNT, chuyển phát nhanh tài liệu, chuyển phát nhanh bưu kiện,